Pv Hoàng Khương hối lộ CSGT - Đạo lý và pháp lý nghề báo - mức án 4 năm tù

Chủ đề   RSS   
  • #159134 04/01/2012

    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Pv Hoàng Khương hối lộ CSGT - Đạo lý và pháp lý nghề báo - mức án 4 năm tù

     Án Lệ Hoàng Khương

    Huy Đức

    03-01-2012

    Sự kiện Hoàng Khương bị bắt, chiều 2-1-2012, rồi sẽ trở thành một trong những trường hợp điển cứu liên quan đến đạo lý và pháp lý trong nghề báo. Từ một hành vi cụ thể – thông qua hai người môi giới, Hoàng Khương đưa 15 triệu cho thượng úy Huỳnh Minh Đức để lấy chiếc xe mô tô bị công an tạm giữ vì “đua xe trái phép” – có hai khả năng xảy ra: Hoàng Khương đưa hối lộ rồi “lợi dụng cương vị của mình để viết bài”; Hoàng Khương đã gài bẫy để làm lộ ra đường dây hối lộ.

    Báo chí ngày 3-1-2012 lấy thông tin từ cơ quan điều tra đã dẫn dắt dư luận hiểu theo hướng thứ nhất. Nội vụ quả là cũng có không ít yếu tố bất lợi cho anh. Trần Minh Hòa, người có xe mô tô bị tạm giữ vì đua xe trái phép là bạn của Nguyễn Đức Đông Anh, theo công an, “cũng là đối tượng đua xe” và là em vợ của Hoàng Khương. Hòa nhờ Đông Anh lấy xe, Đông Anh đồng ý và về nhờ Hoàng Khương lo dùm. Đầu tháng 6-2011, Hoàng Khương đã nhờ Tôn Thất Hòa lo giùm nhưng không được. Tháng 7-2011, khi viết hai bài báo “Xử lý vi phạm giao thông: Trăm sự nhờ cò” và “Có móc ngoặc”, Hoàng Khương gặp lại Tôn Thất Hòa.

    Sáng thứ Bảy ngày 25-6-2011, sau khi chi “3 chai” cho Thượng úy Huỳnh Minh Đức giúp một chủ xe đầu kéo lấy xe ra sớm và không bị giam bằng lái xe, khoảng 12 giờ trưa, Tôn Thất Hòa kêu Huỳnh Minh Đức ra quán “Vườn xưa”, uống bia và nhờ Đức lấy giúp chiếc xe Trần Minh Hòa. Hòa điện kêu Hoàng Khương lên. Ngay tại bàn nhậu, Hoàng Khương đưa biên bản cho Đức đọc, đưa gói tiền cho Tôn Thất Hòa, Hòa mở đếm thấy đủ 15 triệu, đưa hết cho Huỳnh Minh Đức. Một tuần sau đó, theo công an: “Vì Đức chỉ mới giao xe chứ không trả Giấy đăng ký xe nên Tôn Thất Hòa đã nhiều lần gọi điện thoại cho Huỳnh Minh Đức đe dọa nếu không trả giấy đăng ký xe thì Phóng viên Hoàng Khương sẽ viết báo tiếp, còn trả giấy đăng ký xe thì Hoàng Khương sẽ chỉ viết một bài đầu”. Công An cho rằng Hoàng Khương và Tôn Thất Hòa đưa tiền với mục đích lấy xe, nhưng khi Huỳnh Minh Đức không trả lại giấy tờ thì Hoàng Khương đã lợi dụng cương vị của mình để viết bài, đăng báo.

    Nếu như sự việc đúng như kết luận này thì Hoàng Khương không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm về đạo đức. Vấn đề là tại sao một phóng viên nội chính “khét tiếng” như Hoàng Khương không chọn cách nhẹ nhàng hơn, nhờ vả. Các phóng viên nội chính biết rõ, chuyện lấy một chiếc mô tô bị tạm giữ không phải là chuyện quá khó với Hoàng Khương.

    Theo Hoàng Khương tường trình thì sự can dự một cách chủ động vào sự kiện trên đây của anh là nằm trong quy trình tác nghiệp để viết hai bài: “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “Giải cứu xe đua trái phép”. Trước đó, Hoàng Khương đã viết một loạt bài đăng trong tuyến bài “ngăn chặn hiểm họa tai nạn giao thông” do Tòa soạn triển khai từ tháng 5-2011. Hoàng Khương nói, anh đã mượn biên bản giữ xe mô tô của Hòa để photo từ trước khi gặp Tôn Thất Hòa. Ngày 24-6-2011, khi thu thập tư liệu về vụ tai nạn giao thông xảy ra đêm 23-6-2011 tại giao lộ Đinh Tiên Hoàng – Bạch Đằng, Hoàng Khương đã nhờ ông Tôn Thất Hòa liên lạc với ông Tuấn, chủ xe gây tai nạn dò hỏi thông tin. Khi biết thượng úy Huỳnh Minh Đức hẹn xử lý vụ tai nạn ở quán cà phê, Hoàng Khương xin đi theo.

    Diễn tiến sau đó, theo tường trình của Hoàng Khương, cho thấy, anh đến để tác nghiệp chứ không phải để đưa hối lộ: Khương đưa máy ghi âm cho ông Tôn Thất Hòa nhờ ghi lại cuộc nói chuyện rồi ngồi ở bàn riêng để quan sát. Máy ghi âm của Khương ghi được tiếng thượng úy Đức ra giá và lấy của ông Tuấn 3 triệu đồng để lấy xe đầu kéo vừa gây tai nạn ra sớm; tiếng ông Đức chủ động gợi ý để ông dắt xe chở hàng quá tải qua chốt CSGT; tiếng ông Tôn Thất Hòa nhờ xử lý vụ xe mô tô của Trần Minh Hòa; tiếng Đức đồng ý và ra giá “10 chai” rồi họ hẹn nhau ra quán ăn trên đường D5.

    Ở quán ăn “Vườn xưa”, tường trình của Hoàng Khương khác với thông tin mà báo chí nhận được từ công an: Anh đưa máy ghi âm cho ông Tôn Thất Hòa và ngồi đợi bên ngoài, khi ông Đức chạy xe máy tới, anh còn chụp mấy tấm hình làm tư liệu rồi ngồi trên xe chờ. Khoảng 20 phút sau, ông Hòa chạy ra kêu Hoàng Khương đưa tiền và giấy tờ lên. Do không liên lạc được với Trần Minh Hòa, theo Hoàng Khương, anh đã gọi người xe ôm quen về nhà em vợ là Nguyễn Đức Đông Anh để Đông Anh qua nhà Hòa lấy biên bản và tiền nộp phạt. Khi người xe ôm mang tiền, biên bản ra, Hoàng Khương gọi ông Tôn Thất Hòa ra lấy. Nhưng sau đó, ông Hòa ra gọi Khương vào. Đây là tình tiết đặt anh vào tình huống từ một người quan sát ở bên ngoài trở thành người ngồi chung bàn. Trước mặt Hoàng Khương, Thượng úy Đức mở biên bản ra đọc và nhẩm tính các mức phạt rồi nói giá tiền, tiếp đó, ông Hòa đếm tiền cho tới con số “mười lăm chai”. Khương dùng điện thoại chụp đư���c cảnh ông Đức nhận tiền từ tay ông Hòa. Sau khi Trần Minh Hòa nhận xe. Khương còn tiếp tục tác nghiệp bằng cách phỏng vấn lãnh đạo Đội Cảnh sát Giao thông Bình Thạnh trước khi viết bài “giải cứu xe đua trái phép”.

    Chắc chắn là còn những thông tin mà chúng ta chưa được biết, kể cả những đồn đoán về nhân thân của anh, nhưng trên cơ sở những gì có thể làm sáng tỏ, khả năng Hoàng Khương gài bẫy để có chất liệu cho các bài viết là đáng tin cậy hơn giả thiết anh viết bài sau khi mục đích hối lộ không đạt được. Hoàng Khương thừa biết, một khi những bằng chứng ấy được ém lại chúng có giá trị “trao đổi” cao gấp trăm lần khi công khai.

    Vụ Hoàng Khương không chỉ liên quan đến uy tín của tờ Tuổi Trẻ, sinh mệnh pháp lý của Hoàng Khương và những người đã cộng tác với anh để có loạt bài “ngăn chặn hiểm họa tai nạn giao thông” mà còn có thể tạo ra “án lệ”. Sự lên tiếng của Tuổi Trẻ không chỉ bảo vệ một con người mà còn bày tỏ thái độ trước một “thủ pháp nghiệp vụ” đang được tranh cãi trong nghề báo.

    Luật pháp cũng như thái độ xã hội ở ngay cả các nước có nền báo chí tự do cũng nhìn nhận hành vi gài bẫy khá khắt khe. Nhưng, hơn một thập niên trước đây, báo chí Mỹ, nơi coi “gài bẫy” là bất hợp pháp, cũng đã bắt đầu thay đổi cách nhìn nhận của mình. Bên cạnh “trường phái cổ điển”, cương quyết chỉ đứng ngoài sự kiện quan sát, tường trình, đã xuất hiện trường phái nhập cuộc. Ở Anh, việc gài bẫy được chấp nhận nếu nó giúp phanh phui sự thật về các chính khách và những người có ảnh hưởng đối với công chúng. Nếu Hoàng Khương đã gài bẫy thì hành vi của anh không phải là hối lộ mà là để làm lộ ra một đường dây hối lộ. Trên thực tế, trước khi nhận 15 triệu của Hoàng Khương, Thượng úy Đức đã nhận 3 triệu của ông Tuấn, chủ xe đầu kéo vừa gây tai nạn.

    Luật pháp Việt Nam cấm các cơ quan tố tụng gài bẫy khi làm án. Nhưng, bóng dáng “Hoàng Khương” đã từng thấp thoáng trong vụ Phương Vicarrent hồi 2003 và vụ Nguyễn Hà Phan mới đây. Các phóng viên nội chính hiểu, tại sao các vụ án bắt mại dâm thường chỉ có hình các cô bán dâm mà không có hình khách mua dâm. Không thể chấp nhận nếu nhà báo gài bẫy các thường dân. Nhưng, nếu gài bẫy để lật mặt hành vi tham nhũng của những kẻ có chức, có quyền, thì cho dù không khuyến khích cũng không nên coi đó là tội phạm. Điều 8, Bộ Luật Hình sự quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm”.

    Hành vi của Hoàng Khương chỉ nguy hiểm cho những kẻ tham nhũng chứ không hề nguy hiểm cho xã hội. Có thể, sau khi bắt Hoàng Khương trên báo chí chỉ còn tin cảnh sát giao thông trả lại tiền hối lộ chứ không còn “ăn” hối lộ. Nhưng, không phải những thông tin như thế sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn, bởi điều mà người dân cần là tham nhũng không còn chứ không phải là những nhà báo chống tham nhũng không còn nỗ lực để khui ra tham nhũng.

    Nhưng, cho dù không có rủi ro pháp lý, thì việc sử dụng gài bẫy như một công cụ của nhà báo cũng là điều không nên làm. Bản thân hành vi gài bẫy đã chứa đựng những rủi ro về đạo đức. Sáng nay, 3-1-2012, Nguyễn Đức Đông Anh em vợ của Hoàng Khương đã bị khởi tố bắt giam. Trước đó, chỉ vì nhiệt tình giúp Hoàng Khương có những bằng chứng như hình ảnh, băng ghi âm để khui ra cả một đường dây, Tôn Thất Hòa cũng đã bị bắt vì trở thành người trung gian hối lộ. Thật khó giải thích khi những bài báo như vậy không được Ban biên tập Tuổi Trẻ bàn bạc và giám sát quy trình. Thật khó để giải thích nếu như hệ thống kiểm soát nội bộ của Tuổi Trẻ không còn khả năng nhận ra để ngăn chặn những sai sót nghiệp vụ nếu hành vi gài bẫy là do Hoàng Khương là “tự phát”.

    Hôm qua, ngày 2-1-2012, Tuổi Trẻ đưa tin về sự kiện Hoàng Khương bị bắt sau các đồng nghiệp hàng tiếng đồng hồ. Sau cuộc họp giao ban báo chí hôm 23-12-2011, báo giới đã cảm thấy công an sẽ bắt Hoàng Khương. Bản tin của Tuổi Trẻ không cho thấy tờ báo có sự chuẩn bị để đối phó với một “khủng hoảng” mà mình biết trước. Tất nhiên, có nhiều thông tin cả Ban biên tập Tuổi Trẻ và bạn đọc cũng cần phải đợi kết luận điều tra. Nhưng, không nên phó thác sinh mệnh một người đã viết hơn 50 bài về tiêu cực của công an cho công an định đoạt.

    Hoàng Khương bị bắt trong hoàn cảnh mà vợ anh đang có bầu ở tháng thứ 5 và một đứa con nhỏ của anh bị bệnh bẩm sinh. Tôi nghĩ, điều mà gia đình anh cần không chỉ là việc được Tuổi Trẻ thuê giùm luật sư mà còn đứng bên cạnh anh như một cơ quan ngôn luận. Cái câu mà Hoàng Khương viết trong tường trình – “Tôi cam đoan những biện pháp nghiệp vụ và tình huống cấp bách buộc phải xử lý nêu trên chỉ nhằm mục đích hoạt động nghiệp vụ báo chí, thu thập thông tin, chứng cứ chứ không hề có động cơ vụ lợi nào khác” – cho đến nay vẫn không thấy xuất hiện trên Tuổi Trẻ. Trong đời làm báo hơn 20 năm của mình, nhiều lần ngồi ở tòa nhìn vào mắt các bị cáo, tôi biết điều họ lo sợ không chỉ là những năm tù đang rình rập mình mà còn là những tiếng kêu của họ không có ai nghe thấy. Ngay cả khi Hoàng Khương có những sai lầm thì, tại thời điểm này, Tuổi Trẻ cũng không nên để anh đơn độc.

    Nguồn: Osin HuyDuc’s Facebook

     

     
    18120 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    quymoitruonghanoi (13/09/2012) admin (10/09/2012) anhdv352 (06/09/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #159135   04/01/2012

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Bản tường trình của nhà báo Hoàng Khương

    Bản tường trình của nhà báo Hoàng Khương:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

                                             

    BẢN TƯỜNG TRÌNH

    Về quy trình tác nghiệp bài “Đồng tiền xóa sạch hiện trường”

    và “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.

    1. Tóm tắt yêu cầu triển khai tuyến bài và quy trình tác nghiệp báo chí:

    1.1. Vào khoảng tháng 5-2011, Khương được Trưởng ban Chính trị phổ biến kế hoạch của tòa soạn triển khai tuyến bài ngăn chặn hiểm họa tai nạn giao thông (TNGT) trên báo Tuổi Trẻ. Theo đề xuất của Khương và được sự đồng ý của Trưởng ban, tôi lần lượt thực hiện các loạt bài về bằng lái giả, đua xe, công nghệ làm bằng lái giả, “đường đua” của xe ben, “Độ” xe “ma”, Đồng tiền xóa sạch hồ sơ, CSGT giải cứu xe đua trái phép…Trong đó, quy trình tác nghiệp hai bài: Đồng tiền xóa sạch hồ sơ và giải cứu xe đua trái phép được thực hiện theo các bước sau:

    Đầu tháng 6-2011, trong khi thực hiện các bài báo nêu trên Khương có tiếp cận một vài đối tượng đua xe để tìm hiểu về quy trình xử lý vi phạm. Trong quá trình đó, Khương được biết có sự nương nhẹ của một vài CSGT. Qua tìm hiểu Khương được nghe các đối tượng đua xe cho biết nếu xe bị giam thì nhờ CSGT đóng phạt, không qua khâu kiểm điểm ở tổ dân phố (các đối tượng đua xe rất ngại bị đưa ra kiểm điểm). Để thu thập hồ sơ, chứng cứ phục vụ cho bài viết, Khương rà soát trong số các đối tượng đua xe có ai đang bị giữ xe hay không. Qua đó, Khương được biết có một người tên Hòa đang bị CSGT Bình Thạnh tạm giữ một chiếc xe máy do có hành vi lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công cộng, không chấp hành hiệu lệnh CSGT, không có giấy tờ xe… (tổng hợp các mức phạt khoảng 13-15 triệu đồng). Qua một người bạn cùng nhóm đua xe của Hòa là Nguyễn Đức Đông Anh, Khương mượn biên bản vi phạm của Hòa để photo làm hồ sơ tác nghiệp. Hòa cho biết sẵn sàng bỏ tiền đóng phạt nhưng do sợ bị đưa ra kiểm điểm nên chưa đóng phạt được.

    Song song cùng thời điểm đó, trong lúc làm hồ sơ, tư liệu bài xử lý vi phạm giao thông nên Khương có quen ông Tôn Thất Hòa (ông Hoà là chủ DN vận tải và là cò xử lý vi phạm, quen biết rất nhiều CSGT, TTGT). Khương có hỏi ông Tôn Thất Hòa ở khu vực Q.9 (gần nhà ông) có xảy ra nạn đua xe hay không, nếu có thì nhờ ông chỉ địa điểm để Khương đi thực tế viết bài. Ông Tôn Thất Hòa nói không có. Qua câu chuyện, ông Tôn Thất Hòa có cho biết, mới đây ông có người cháu bị CSGT Tân Bình giam xe, phải nhờ “cò” đóng phạt giùm mới lấy xe ra sớm. Vì đang trong quá trình tìm hiểu quy trình xử lý vi phạm, Khương nói với ông Tôn Thất Hòa có một trường hợp bị CSGT Bình Thạnh giam xe và hỏi xem “cò” kia có giải quyết được không. Ông Tôn Thất Hòa nói đưa biên bản và tiền đóng phạt để ông giúp. Nghe vậy Khương gọi cho Hòa đem tiền và biên bản đưa cho ông Tôn Thất Hòa. Lúc đó ông Tôn Thất Hòa đang ở Q.9 nên Hòa nhờ Nguyễn Đức Đông Anh đưa cho Khương để Khương đưa lại cho ông Tôn Thất Hòa. Bẵng đi một thời gian ông Tôn Thất Hòa nói không có giấy xác nhận của công an phường nên không giải quyết được. Sau đó ông Tôn Thất Hòa đưa lại biên bản và tiền đóng phạt cho Khương và Khương trả lại cho Hòa.

    Do thời gian thực hiện tuyến bài ngăn chặn tai nạn vi phạm giao thông đã hết nên Khương tạm gác vụ xe đua sang một bên để tập trung viết bài nộp cho trưởng ban (hai bài “Xử lý vi phạm giao thông: Trăm sự nhờ cò” và “Có móc ngoặc”).

    1.2. Sau khi hai bài này đăng, Khương đã đề xuất và được Trưởng ban đồng ý thực hiện tiếp tuyến bài góp phần ngăn chặn thảm họa tai nạn giao thông. Ngày 24-6, Khương có mặt tại các bãi xe trên xa lộ Hà Nội rà hỏi gần đây có vụ TNGT nào xảy ra để tìm hiểu quy trình xử lý, làm hồ sơ, tài liệu phục vụ bài điều tra. Khương có gặp lại ông Tôn Thất Hòa nhờ hỏi giúp và được biết tối hôm qua (23-6) tại giao lộ Đinh Tiên Hoàng – Bạch Đằng có xảy ra vụ TNGT giữa xe đầu kéo và một xe du lịch. Khương liền nhờ ông Tôn Thất Hòa liên lạc với ông Tuấn, chủ xe đầu kéo (bạn làm ăn với ông Hòa) dò hỏi thông tin ban đầu về vụ TNGT và tiến độ xử lý vụ việc. Qua đó, Khương được biết chiều 24-6 CSGT Bình Thạnh sẽ tiến hành khám dấu vết, giải quyết vụ TNGT. Đến sáng 25-6, thông qua ông Tôn Thất Hòa Khương được biết CSGT Bình Thạnh mời ông Tuấn lên làm việc. Khương có nhờ ông Tôn Thất Hòa đưa đi cùng với mục đích quan sát, tìm hiểu quy trình xử lý. Tuy nhiên khi Khương vừa lên đến Đội CSGT Bình Thạnh thì ông Tôn Thất Hòa và ông Tuấn thông báo CSGT hẹn đến ngày hôm sau mới giải quyết. Trên đường về ông Tôn Thất Hòa và ông Tuấn có gọi điện cho CSGT Huỳnh Minh Đức xin gặp để xin giải quyết sớm vì hôm đó đã là thứ 7. Khương nghe ông Tuấn nói ông Đức hẹn ra quán cà phê ở vòng xoay Điện Biên Phủ nên Khương xin đi theo để nắm thông tin.

    Đến nơi, Khương đưa máy ghi âm cho ông Tôn Thất Hòa nhờ ghi lại cuộc nói chuyện (mục đích tác nghiệp đã rõ). Khương ngồi bàn riêng để quan sát. Ông Tuấn và ông Tôn Thất Hòa ngồi bàn riêng. Sau đó ông Đức đến rồi cùng ông Tuấn, Tôn Thất Hòa trao đổi, thỏa thuận tiền bạc để giải quyết vụ TNGT (Khương hoàn toàn không ngồi chung bàn, không tham gia cuộc nói chuyện). Sau này khi nghe lại băng ghi âm, Khương có nghe ông Đức ra giá và lấy của ông Tuấn 3 triệu đồng để giải quyết lấy xe ra sớm, miễn giam xe (vụ việc này cơ quan điều tra đã khởi tố cả ba người về các hành vi “làm môi giới hối lộ, “đưa hối lộ” và “nhận hối lộ”).

    Cũng tại cuộc nói chuyện này, sau phần thỏa thuận giải quyết vụ TNGT, ông Đức chủ động đề cập sang chuyện khác là nếu có xe chở hàng quá tải thì đưa Đức dắt qua chốt CSGT. Lúc này, ông Tôn Thất Hòa nói có thằng cháu bị CSGT Bình Thạnh giữ xe và hỏi ông Đức có cách nào xử lý giùm mà không đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố. Đức đồng ý và ra giá “10 chai” (giá ban đầu). Ông Tôn Thất Hòa nói “bây giờ anh lo từ A-Z, kể cả tiền phạt, anh đưa cho mày”. Đức hỏi “ai bắt?”, Tôn Thất Hòa “Bình Thạnh, chỗ em chứ ai”. Đức “lấy xe ra chưa”, Tôn Thất Hòa “chưa”. Đức “vậy thì đưa đây”.ông Tôn Thất Hòa nói có thằng cháu bị CSGT Bình Thạnh giữ xe và hỏi ông Đức có cách nào xử lý giùm mà không đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố (những nội dung trao đổi này Khương hoàn toàn không biết mà chỉ nghe lại qua băng ghi âm). Kết thúc cuộc gặp gỡ, ông Đức ra về. Gặp Khương dưới bãi xe, ông Tuấn, ông Tôn Thất Hòa nói ông Đức hẹn hai ông ra quán ăn trên đường D5 (Bình Thạnh) chờ lấy giấy trả xe đầu kéo cho ông Tuấn.

    Đến quán ăn, Khương đưa máy ghi âm cho ông Tôn Thất Hòa nhằm mục đích để tác nghiệp và ngồi ngoài đợi, ông Tuấn và ông Tôn Thất Hòa vào trong. Lát sau Khương thấy ông Đức chạy xe máy tới. Khương có chụp mấy tấm hình làm tư liệu rồi ngồi trên xe chờ. Khoảng 20 phút sau, ông Tôn Thất Hòa ra hỏi “Ê, cái biên bản lấy xe đua đâu”. Khương nói “còn đây”. Tôn Thất Hòa “đưa đây, nó ra giá hết luôn”. Khương hỏi “chừng nào đưa”, ông Tôn Thất Hòa “đưa liền đây”.

    Vì không liên lạc được với Hòa nên Khương gọi cho anh Mai (làm nghề chạy xe ôm ở hẻm Trần Khắc Chân, P.9, Q.Phú Nhuận, tôi vẫn thường nhờ anh chở đi công việc) theo số điện thoại 09076… nhờ anh chạy ra nhà bạn Hòa (Khương không biết nhà Hòa) là Nguyễn Đức Đông Anh để Đông Anh qua nhà Hòa lấy biên bản và tiền nộp phạt hôm trước. Sau đó anh Mai mang tiền và biên bản ra đưa cho Khương ở đường D5. Khi anh Mai mang tiền, biên bản ra, Khương gọi ông Tôn Thất Hòa ra lấy nhưng ông bảo cứ mang vào. Vì mục đích cần tiếp cận thông tin, trong khi đó sự kiện lại xảy ra bất ngờ, Khương chỉ nghĩ rằng nếu không nhanh chân vào đưa giấy tờ, tiền đóng phạt cho ông Tôn Thất Hòa thì cơ hội thu thập thông tin, chứng cứ sẽ qua đi, nên Khương  mang vào đến cửa phòng nhậu ngoắc ông Tôn Thất Hòa ra đưa. Sau đó tôi bỏ ra xe ngồi chờ.

    Lát sau ông Hòa ra gọi Khương vào. Khương vào thì thấy ông Tôn Thất Hòa đang ngồi với ông Tuấn và ông Đức. Ông Tôn Thất Hòa giới thiệu Khương là tài xế của ông Tôn Thất Hòa. Sau đó Khương ngồi quan sát thấy ông Đức giở biên bản ra đọc và nhẩm tính các mức phạt rồi các lỗi lạng lách đánh võng, gây rối… và nói “mười mấy” (tiền phạt khoản mười mấy triệu). Tiếp đó, Khương nghe ông Hòa đếm tiền (kèm hình ảnh): “Một chai, hai chai, ba chai, bốn chai, năm chai, sáu chai, bảy chai, tám chai, chín chai, mười chai, mười một chai, mười hai chai, mười ba chai, mười bốn chai, mười lăm chai. Xong. Còn bị gì cứ nói. Chơi với tụi anh có gì nói thẳng”. Ông Đức nhận tiền từ tay ông ông Tôn Thất Hòa. Khương lấy điện thoại ra chụp vài cái rồi cáo lui ra ngoài (hình ảnh đã đăng trên báo). Từ đầu đến cuối từ việc trao đổi, thỏa thuận giữa ông Đức và ông Tôn Thất Hòa ở quán cà phê vòng xoay và ở quán ăn Khương không hề tham gia. Việc đưa tiền cho ông Đức cũng do ông Tôn Thất Hòa đưa.

    Đêm 3-7, ông Tôn Thất Hòa gọi cho Khương báo Huỳnh Minh Đức đã trả xe và gọi Khương ra quán cà phê trên đường Bùi Đình Túy (Bình Thạnh). Đến nơi Khương thấy ông Tôn Thất Hòa ngồi trong quán cà phê cùng vợ. Ông Tôn Thất Hòa chỉ chiếc xe máy dựng trước quán nói “Đức mới trả xe, đưa cho Hòa”. Khương liên lạc cho Hòa không được liền nhờ anh Mai (xe ôm) chạy về đưa cho Đôn Anh để Đông Anh đưa cho Hòa.

    Đêm 4-7, gặp lại Hòa Khương hỏi “xe em lấy về thấy bị hư gì không?”, Hòa: “Dạ không, còn nguyên. Xe em để tuốt bên trong nên không sao. Anh ruột của bạn thân em (làm ở Đội CSGT Bình Thạnh) nói anh lo cho mày không được (Hòa từng nhờ người này giúp) thì chỉ giúp mày để xe phía trong, yên trí không bị gì. Xe chỉ bị sét căm do để lâu ngày thôi. Bởi vì vậy xe em lấy ra đâu có bị trầy trụa. Em chỉ thay bộ căm, rửa lại mới ken”.

    Sau khi nghe thông tin ông Đức trả xe cho người vi phạm, Khương đã tiến hành các bước nghiệp vụ kiểm tra lại quy trình xử lý, phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo Đội CSGT Bình Thạnh (có nêu trong bài viết) thì được biết ông Đức đã làm sai quy trình, thay vì nộp phạt trước rồi mới giải tỏa xe nhưng ông lại giải tỏa xe trước. Với những sai phạm về quy trình xử lý như trên, Khương viết bài “giải cứu xe đua trái phép” nộp cho Trưởng ban.

    Trên đây là toàn bộ quy trình tác nghiệp của Khương thực hiện theo chỉ đạo của tòa soạn và Trưởng ban chính trị với một mục đích duy nhất là muốn dấn thân, tìm hiểu một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông một cách đầy đủ nhất. Khương cam đoan những biện pháp nghiệp vụ và tình huống cấp bách buộc phải xử lý nêu trên chỉ nhằm mục đích hoạt động nghiệp vụ báo chí, thu thập thông tin, chứng cứ chứ không hề có động cơ vụ lợi nào khác. Mặt khác, những hiện tượng tiêu cực, vi phạm nói trên đã được Khương thể hiện trong các bài viết và được tòa soạn đồng ý cho đăng tải.

    Khương xin cam kết tất cả những điều trình bày nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, chính là cơ sở để cho tôi viết và đăng công khai các bài báo hoàn toàn đảm bảo. Nếu có gian dối, Khương xin chịu bất kỳ hình thức xử lý nào của cơ quan và của pháp luật.

    2. Về động cơ, mục đích và bản chất hành vi của Khương trong quá trình tác nghiệp báo chí:

    Sau khi báo đăng, vào ngày 18-11 tôi được biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh (Cơ quan điều tra) đã có quyết định khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ, đồng thời khởi tố bị can đôi với các ông Huỳnh Minh Đức, Tôn Thất Hòa và Anh Tuấn. Tuy nhiên, Khương thật sự và hoàn toàn bất ngờ, khi Cơ quan điều tra đã mời Khương lên làm việc để hỏi Khương về những vấn đề liên quan đến vụ án nói trên.

    Trong quá trình làm việc với Điều tra viên, với trách nhiệm của một nhà báo và vơi tư cách công dân, Khương đã trung thực trình bày sự thật diễn biến như đã nêu trên. Bản thân Khương cũng đã nghiêm túc làm bản tường trình đến Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ, tự nhận thấy trong quy trình tác nghiệp nói trên, do nóng lòng và những tình huống, hoàn cảnh này sinh đột xuất cần phản ứng và xử lí kịp thời, nên có một số hành vi có thể bị ngộ nhận là can dự quá sâu vào sự việc, nên cũng đã nghiêm túc kiểm điểm và tự nhận mức kỷ luật “khiển trách”.

    Tuy nhiên, qua làm việc với cơ quan điều tra, Khương nhận thấy trong nội dung biên bản và qua trao đổi trong các buổi ghi lời khai có một số vấn đề cơ quan điều tra chưa đánh giá một cách toàn diện, chưa xác định đúng mục đích, động cơ trong hành vi của Khương trong quá trình tác nghiệp báo chí, từ đó có những nhận xét chưa phù hợp với bản chất hành vi của tôi. Cụ thể, Khương xin khẳng định những vấn đề sau đây:

    Một là,Khương hoàn toàn không lợi dụng việc Huỳnh Minh Đức giải quyết vụ TNGT (xe của ông Tuấn) để nhờ Tôn Thất Hòa môi giới để đưa 15 triệu cùng biên bản nhờ Đức lấy xe. Bởi lẽ, thực tế trong quá trình thu thập chứng cứ để viết bài về xử lý vi phạm giao thông, xử lý tai nạn giao thông, Khương đã mượn biên bản của Hòa photo làm hồ sơ trước hôm xảy ra vụ giải quyết TNGT của xe ông Tuấn hơn một tháng (không phải đợi đến khi biết Đức giải quyết vụ xe Tuấn thì Khương mới “nhờ Tôn Thất Hòa môi giới”). Khi Tôn Thất Hòa nói mới có người cháu bị CSGT giam xe đã nhờ “cò” xử lý xong, Khương đã nhờ Tôn Thất Hòa nhờ “cò” đóng phạt giùm và Hòa đồng ý (mục đích tìm hiểu quy trình xử lý vi phạm để viết bài). Sau đó Khương gọi điện cho Hòa biết có người đóng phạt giúp, nếu đồng ý đóng phạt thì đưa tiền cho người ta. Hòa đồng ý và đưa tiền cho bạn Nguyễn Đức Đông Anh đưa cho Khương. Sau đó Khương đưa tiền đóng phạt và biên bản cho Tôn Thất Hòa.

    Hai là, Khương cam đoan không chủ động gặp gỡ, đặt vấn đề với Đức để lấy xe, bởi lẽ: Tại quán cà phê vòng xoay Điện Biên Phủ, sau khi ông Huỳnh Minh Đức, Trần Anh Tuấn, Tôn Thất Hòa trao đổi, thỏa thuận tiền bạc để giải quyết vụ TNGT (Khương không ngồi cùng bàn, không tham gia), ông Đức chủ động đề cập sang chuyện khác là nếu có xe chở hàng quá tải thì đưa Đức dắt qua chốt CSGT. Lúc này, ông Tôn Thất Hòa nói có thằng cháu bị CSGT Bình Thạnh giữ xe và hỏi ông Đức có cách nào xử lý giùm mà không đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố. Đức đồng ý và ra giá “thì 10 chai” (giá ban đầu). Ông Tôn Thất Hòa nói “bây giờ anh lo từ A-Z, kể cả tiền phạt, anh đưa cho mày”. Đức hỏi “ai bắt?”, Tôn Thất Hòa “Bình Thạnh, chỗ em chứ ai”. Đức “lấy xe ra chưa”, Tôn Thất Hòa “chưa”. Đức “vậy thì đưa đây”.

    Tại quán nhậu trên đường D5, trong lúc Khương đang nằm ngoài xe thì Tôn Thất Hòa ra hỏi “Ê, cái biên bản lấy xe đua đâu”. Khương nói “còn đây”. Tôn Thất Hòa “đưa đây, nó ra giá hết luôn”. Khương hỏi “chừng nào đưa”, ông Tôn Thất Hòa “đưa liền đây”.

    Như đã nêu ở trên, Khương đã gọi điện nhờ xe anh xe ôm chạy qua nhà bạn của Hòa là Nguyễn Đức Đông Anh để gặp Hòa lấy tiền, biên bản vi phạm mang ra cho Khương. Khi anh Mai mang tiền, biên bản ra, Khương gọi ông Tôn Thất Hòa ra lấy nhưng ông bảo cứ mang vào. Do trong tình thế cấp bách, với mong muốn tìm hiểu thông tin, quy trình xử lý vi phạm để viết bài nên Khương mang tiền nộp phạt và biên bản vào trước cửa rồi ngoắc ông Tôn Thất Hòa ra đưa.

    Sau khi nghe lại băng ghi âm, Khương được biết ông Đức nhẩm tính các mức phạt và nói “mười mấy” (tiền phạt khoản mười mấy triệu). Tiếp đó, Khương nghe ông Hòa đếm tiền (kèm hình ảnh): “Một chai, hai chai, ba chai, bốn chai, năm chai, sáu chai, bảy chai, tám chai, chín chai, mười chai, mười một chai, mười hai chai, mười ba chai, mười bốn chai, mười lăm chai. Xong. Còn bị gì cứ nói. Chơi với tụi anh có gì nói thẳng”. Ông Đức nhận tiền từ tay ông ông Tôn Thất Hòa (hình ảnh đã đăng trên báo).

    Ba là, Cơ quan điều tra cho rằng “hành vi của Khương là cố ý, có chủ định từ trước với mục đích để lấy bằng được xe cho Hòa nên đã chủ động gợi ý, nhờ vả, đưa hối lộ cho Đức”. Khương đã trình bày và đề nghị xem xét lại nhận định nói trên, vì đó không chỉ là suy đoán, mà còn không đúng bản chất sự việc. Đúng là Khương có chủ định từ trước nhưng với động cơ, mục đích là thu thập hồ sơ, chứng cứ về quy trình xử lý xe vi phạm để từ đó phát hiện hành vi sai trái của một bộ phận CSGT để viết bài, hoàn toàn không vì mục đích “lấy bằng được xe cho Hòa”. Mặt khác, nếu cho rằng mục đích của Khương là “lấy bằng được xe cho Hòa thì can cớ gì Khương lại đi viết bài, với tất cả tâm huyết và những nguy hiểm, rủi ro rình rập mình, sau đó quyết tâm phản ánh về cách xử lý sai quy trình của Huỳnh Minh Đức trên mặt báo ? Hơn nữa, đề tài về xử lý vi phạm, xử lý tai nạn giao thông nằm trong kế hoạch thực hiện tuyến bài ngăn chặn hiểm họa TNGT của tòa soạn và đã được trưởng ban triển khai cho Khương. Trong quá trình tác nghiệp và hoàn thành khâu hồ sơ, chứng cứ, Khương đều báo cáo tiến độ với trưởng ban và được trưởng ban đồng ý.

    Bốn là, Khương hoàn toàn không đồng ý với quy buộc của Cơ quan điều tra khi cho rằng “khi Đức không đồng ý trả giấy tờ, tôi đã lợi dụng cương vị của mình là nhà báo để viết bài đăng báo nhằm mục đích ép Đức thực hiện đến cùng hành vi trái pháp luật”. Nhận định này không chỉ trái với sự thật khách quan nêu trên, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của cá nhân Khương nói riêng và của Ban biên tập báo nói chung, bởi lẽ: Thực tế Khương hoàn toàn không trao đổi gì với Huỳnh Minh Đức về việc đòi trả lại giấy tờ xe. Do đó, không thể dùng đó làm chứng cứ để quy kết động cơ của Khương như nêu ở trên, trong khi chính Huỳnh Minh Đức khi nhận tiền, giải cứu xe đua trái quy trình, thẩm quyền mới là “thực hiện đến cùng hành vi trái pháp luật”.

    3. Một số đề nghị xin được xem xét:

    Nhìn lại toàn bộ quy trình tác nghiệp nêu trên, bản thân  Khương đã nghiêm khắc nhận khuyết điểm, thừa nhận có sai sót nghiệp vụ liên quan công đoạn cầm biên bản và tiền nộp phạt của bạn ông Hoà vào đưa cho ông Tôn Thất Hòa. Lỗi tác nghiệp nói trên một phần do bản thân chưa được đào tạo bài bản về pháp luật, chưa hiểu rõ việc cầm biên bản và tiền bạc đưa cho ông Tôn Thất Hòa có thể bị coi là liên đới trong hành vi vi phạm của những người nói trên. Tuy nhiên, do bị áp lực, căng thẳng của quá trình tác nghiệp, tình huống xảy ra rất nhanh, bất ngờ, bản thân ông Tôn Thất Hòa hối thúc phải lấy biên bản và tiền nộp phạt gấp… Trong bối cảnh ấy Khương đã vội vàng cầm biên bản và tiền đưa vào, mà không để tự ông Tôn Thất Hòa ra ngoài lấy…

    Khương nhận thức đây là sơ hở đáng tiếc trong quy trình tác nghiệp, nhưng Khương thiển nghĩ và xin được xem xét ở chỗ, về bản chất hành vi cầm biên bản và tiền nộp phạt đưa cho ông Tôn Thất Hòa chỉ nhằm mục đích tìm kiếm, thu thập thông tin, chứng cứ phục vụ cho bài viết, khác hoàn toàn với động cơ, mục đích nhằm đưa tiền của, lợi ích vật chất cho người có chức vụ, quyền hạn nhằm giải quyết một yêu cầu cụ thể cho đương sự.

    Trong quá trình tác nghiệp, mặc dù có thể nguy hiểm đến tính mạng, uy tín cá nhân và sự an nguy của gia đình, vợ con nhưng xuất phát từ nhận thức nghề nghiệp là phải phản ánh sự việc trên mặt báo đúng sự thật nên có lúc đã nôn nóng. Nếu động cơ của Khương là để trục lợi cá nhân hoặc có những mục đích không chân chính thì chắc chắn Khương đã không nộp bài để đăng báo công khai. Cũng chính từ loạt bài của báo Tuổi Trẻ thì cơ quan điều tra mới có căn cứ khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ.

    Từ những điều trình bày trung thực và chi tiết nêu trên, Khương xin trân trọng kính đề nghị lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chủ quản và Ban Biên tập Báo Tuổi trẻ xem xét và đánh giá đúng bản chất hành vi, động cơ, mục đích trong quá trình tác nghiệp báo chí, từ đó xem xét lại những nhận định chưa phù hợp và không đúng đối với cá nhân của Khương

    Trân trọng cám ơn!

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (06/09/2012) Courvoisier (26/09/2012)
  • #159264   05/01/2012

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web


    NHỮNG NGÀY DÀI.

    Cô Gái Đồ Long

     Xin lỗi anh! Tối nay trên đường về, em đã rẽ vào Hòa
    Hưng đứng trước cửa Trại tạm giam Chí Hòa và khóc tới gần 1h sáng mới
    chạy tới nhà được. Nhìn qua cánh cổng sắt tối tăm đèn đóm đó, nghĩ tới Hoàng Khương,
    và rồi tất cả những gì em từng trải qua đều tưng bừng sống dậy. Hai
    ngày nay, không ngủ cũng không ăn uống gì được; em nhớ từng chi tiết từ
    cái đêm đầu tiên vào T.17 sống chung với hai chị giang hồ tới những ngày
    dài biệt giam tù túng ở B.34, phải vất vả vượt qua khúc quanh định
    mệnh, phải mạnh mẽ chiến đấu và chiến thắng bản thân mình. Có thể, trong
    rủi ro của em còn gặp được vài công an tốt và hiểu chuyện, những người
    mà ngày hôm nay đã trở thành bằng hữu; nhưng Hoàng Khương không chắc có
    được cái may mắn đó. Khi nghe chuyện ông Hải hỏi ý kiến, và Ba Đua trả
    lời: “Thôi, cứ để anh em ấy làm việc!”. Thì em thấy 4 tháng tạm giam của
    Hoàng Khương chẳng còn hy vọng gì sáng sủa sau đó. Giá như Tuổi Trẻ
    mạnh mẽ hơn, có những động thái tích cực, và bày tỏ bản lĩnh, lên tiếng
    với bạn đọc rằng: “Chúng tôi xin lỗi, dù không ủng hộ việc Hoàng Khương
    gài bẫy để điều tra, nhưng tất cả những gì Hoàng Khương làm, cuối cùng
    chỉ nhằm mục đích duy nhất là hoạt động nghiệp vụ, thu thập thông tin,
    chứng cứ chứ không hề có động cơ vụ lợi cá nhân nào khác”. Thay vì đăng
    vụ việc Hoàng Khương và Đông Anh một cách bàng quan như kiểu mấy mẩu tin
    xe cán chó, chó cán xe; chả khác nào vào hùa với các báo kia khẳng định
    những gì vừa xảy ra là đúng người đúng tội; mặc dù vẫn nhờ luật sư, vẫn
    bỏ cả đống tiền để thuê cãi cho Hòa, cho Khương, cho Anh. Thái độ Tuổi
    Trẻ hai ngày nay, khiến ông già Hoàng Khương phải làm đơn kêu xin gửi ra
    cho chủ thịch nước, ông cũng từ Nha Trang nằng nặc đòi vào Sài Gòn đến
    trước cửa báo tự thiêu. Ngọn lửa nếu bùng cháy, có thể sẽ thêu trụi cả
    uy tín bao năm gầy dựng của thương hiệu báo chí mạnh nhất Việt Nam này!


    Tuổi Trẻ thừa hiểu, đây không phải là án kinh tế hay hình sự; vậy thì
    10 Phan Trung Hoài cũng chẳng nghĩa lý gì, nói chi luật sư đi xe hơi ở
    biệt thự này thật ra chỉ có cái tiếng….Lúc sáng nghe đồng nghiệp Tuổi
    Trẻ bảo, hai hôm nay không ai làm việc gì cho ra hồn hết, mọi người đều
    buồn, nghĩ đến thân phận mình và ngậm cười về câu chuyện “15 triệu đồng
    hối lộ của Hoàng Khương”. Tại sao lại phó thác sinh mệnh một phóng viên
    đã viết hơn 50 bài tiêu cực về công an cho công an định đoạt. Cho dù
    tiếng nói em lạc lõng khi nhiều bạn bè từng anh anh em em với Hoàng
    Khương sợ hãi tránh né, thậm chí quay lưng đạp thêm cho mấy cái chí
    mạng; cho dù mấy anh công an cứ luôn gọi hỏi thăm, nhắc nhở; nhưng em
    tin mọi người sẽ hiểu: Tại sao khi Hoàng Khương bị dẫn lên xe về Chí
    Hòa, anh đã gọi vợ lại cho số của em và bảo: “Hãy gọi cho người này vào
    bất cứ lúc nào và bất kể chuyện gì”. Hoàng Khương biết rõ, mình vừa trải
    qua những ngày ra sao và sắp sửa phải băng qua những đoạn đường xóc xổ
    như thế nào. Trong trại Chí Hòa đó, em biết rõ Hoàng Khương ắt hẳn chẳng
    bao giờ hối hận việc mình đã làm, nếu có thì anh ấy chỉ nghĩ về thằng
    con 5 tuổi bị bệnh máu trắng và đứa con gái sắp ra đời hai tháng nữa mà
    không có cha bên cạnh; nghĩ về mẹ đang bị thoái hóa khớp nằm một chỗ
    ngoài Nha Trang chưa biết con mình bị bắt. Hay cùng lắm là nghĩ về ngôi
    nhà trong hẻm nhỏ chưa trả hết tiền góp và một đống bệnh anh đang mang
    trong người. Hoàng Khương giờ đây đang sống lại những ngày em từng trải
    qua, nhưng chưa chắc may mắn bằng…Có một nhà báo vừa bảo: Hoàng Khương
    là người sót lại của rừng cười. Cánh rừng ấy sau vụ mùa này sẽ phải trụi
    lá. Và, em biết rằng, ai ai cũng nhớ tới nụ cười của Hoàng Khương vào
    buổi trưa đầu năm chói gắt 2.1.2012. Nụ cười của một người dám trả giá
    và tận hiến…

    Theo nguồn : Cô Gái Đồ Long
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (06/09/2012)
  • #188210   24/05/2012

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Hôm nay 24/5 tuổi trẻ đưa tin về vụ án liên quan đến nhà báo Hoàng Khương :

    Kết luận điều tra chưa thuyết phục

    * Xem xét lại tội danh “đưa hối lộ”

    TT - Với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho nhà báo Hoàng Khương, luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM) đã trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ về một số vấn đề liên quan bản kết luận điều tra vụ án.

    Nhà báo Hoàng Khương

    Luật sư Hoài cho biết:

    - Sáng 23-5, nhà báo Hoàng Khương và tôi đã nhận được bản kết luận điều tra số 417-25/KLĐT ngày 22-5-2012 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM. Tôi cho rằng bản kết luận điều tra chưa đảm bảo cơ sở pháp lý, thiếu tính thuyết phục cả về pháp lý lẫn thực tế. Khi nhận kết luận điều tra này, nhà báo Hoàng Khương đã đề nghị xem xét lại tội danh mà cơ quan điều tra đề nghị truy tố.

    #cfe6f9;">

    Luật sư Bùi Quang Nghiêm (phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM):

    Nhận định thiếu khách quan

    Bản kết luận điều tra mô tả hành vi của nhà báo Hoàng Khương là tìm người móc nối với cảnh sát giao thông Huỳnh Minh Đức để đưa tiền nhằm lấy xe vi phạm nhưng không đặt trong điều kiện, hoàn cảnh Hoàng Khương làm việc đó để làm gì? Cả hai vụ việc đều được Hoàng Khương viết bài đăng báo, cho nên không thể kết luận việc làm của Hoàng Khương là “xuất phát từ lợi ích cá nhân” mà là tác nghiệp của nhà báo để thu thập tư liệu, chứng cứ phục vụ cho bài viết của mình.

    Với việc mô tả về hành vi của nhà báo Hoàng Khương, kết luận điều tra nhận định rằng Hoàng Khương lợi dụng nhiệm vụ của nhà báo, đã có dấu hiệu phạm tội “đưa hối lộ” là nhận định thiếu khách quan đối với Hoàng Khương.

    Kết luận điều tra có phần đề nghị truy tố Nguyễn Đức Đông Anh cũng về hành vi “đưa hối lộ” chung với Hoàng Khương nhưng theo bản kết luận mô tả thì vai trò của Đông Anh trong vụ án này chưa rõ. Hành vi được coi là tội phạm của Đông Anh ra sao chưa được phân tích, đánh giá đầy đủ. Bị can đang trong thời gian đi học, có nơi cư ngụ rõ ràng, nhân thân chưa có tiền án tiền sự mà tạm giam bị can cũng không cần thiết.

    * Luật sư đánh giá thế nào về kết luận của cơ quan điều tra cho rằng nhà báo Hoàng Khương đưa tiền vì “mục đích cá nhân”?

    - Luật sư Phan Trung Hoài: Chúng tôi nhận thấy cơ quan điều tra đã không xem xét bối cảnh xảy ra vụ án này. Vụ án được khởi tố xuất phát chính là từ hai bài báo của nhà báo Hoàng Khương đăng trên báo Tuổi Trẻ. Hai bài này nằm trong tuyến bài ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn giao thông theo chủ trương của ban biên tập đã giao cho Hoàng Khương cùng một số phóng viên khác thực hiện. Cơ quan điều tra đã “cắt khúc” mối quan hệ giữa nhà báo Hoàng Khương, Nguyễn Đức Đông Anh và Trần Minh Hòa đơn thuần là quan hệ gia đình, cá nhân trong việc nhờ lấy xe đua vi phạm mà không đặt trong tổng thể các biện pháp tác nghiệp báo chí của nhà báo Hoàng Khương. Toàn bộ diễn biến sự việc liên quan mối quan hệ giữa Hoàng Khương với Vũ Hồng Thanh (bảo vệ quán bar) và Lê Văn Tân (cán bộ đội tuần tra dẫn đường thuộc Phòng CSGT TP) về việc Hoàng Khương từng nhờ những người này “giải cứu” xe trước đó chỉ được mô tả theo lời khai của một phía, không có sự đối chất giữa các bên có liên quan và thực tế sự việc này (nếu có) cũng không cấu thành hành vi vi phạm pháp luật.

    Có thể khẳng định, toàn bộ diễn biến sự việc liên quan đến Huỳnh Minh Đức và Tôn Thất Hòa trong việc nhờ giải quyết lấy xe vi phạm của Trần Minh Hòa vào thời điểm tháng 6-2011 xuất phát từ sự kiện có thật liên quan hành vi sai phạm của Trần Minh Hòa. Từ đó, Hoàng Khương đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ báo chí để nắm bắt thông tin, bằng chứng và đã sử dụng các thông tin, bằng chứng trên để góp phần làm rõ những hiện tượng tiêu cực trong việc xử lý vi phạm giao thông nêu trong hai bài báo đăng trên báo Tuổi Trẻ. Thế mà bản kết luận điều tra lại cho rằng do yêu cầu Huỳnh Minh Đức trả giấy chứng nhận đăng ký xe nhưng không được nên nhà báo Hoàng Khương đã viết bài trên báo Tuổi Trẻ. Đây là một nhận định chưa đảm bảo căn cứ pháp lý, đi ngược lại toàn bộ quy trình xử lý và biên tập hai bài báo của ban biên tập báo Tuổi Trẻ.

    Một vấn đề khác nữa là số tiền quy buộc đưa hối lộ (15 triệu đồng) cũng không loại trừ số tiền nhờ đóng phạt để lấy xe ra như ý chí của Trần Minh Hòa ngay từ đầu khi đưa tiền nhờ đóng phạt.

    * Một khi xác định mục đích của nhà báo Hoàng Khương là tác nghiệp theo yêu cầu của ban biên tập, theo ông, đề nghị truy tố nhà báo tội “đưa hối lộ” có cơ sở hay không?

    - Trong quá trình điều tra vụ án, tôi đã từng gửi bản kiến nghị đình chỉ điều tra đối với nhà báo Hoàng Khương bởi những căn cứ mà cơ quan điều tra cho rằng Hoàng Khương đã phạm tội “đưa hối lộ” là hoàn toàn không có cơ sở.

    Đây là một vụ án phức tạp, có sự quan tâm của dư luận xã hội, nhưng bản kết luận điều tra không hề nhắc đến những kết quả hoạt động tác nghiệp báo chí của nhà báo Hoàng Khương nói riêng và báo Tuổi Trẻ nói chung trong việc phản ánh những tấm gương điển hình, tận tụy hi sinh của lực lượng công an trong công cuộc bảo vệ trật tự an toàn xã hội, sự yên bình của người dân, dẫn đến việc hiểu không đầy đủ bản chất hành vi của nhà báo Hoàng Khương và những đóng góp của báo Tuổi Trẻ thời gian qua. Bản kết luận điều tra cũng không có một đánh giá nào liên quan việc nhà báo Hoàng Khương đã đăng tải công khai hành vi tiêu cực của cảnh sát giao thông trên báo chí như một kênh thông tin tố giác tội phạm. Từ đó cơ quan điều tra mới có căn cứ để xem xét, xử lý vụ án này.

    Về phần mình, với tư cách luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nhà báo Hoàng Khương, chúng tôi sẽ đưa ra quan điểm pháp lý liên quan đến từng nội dung quy buộc của cơ quan điều tra sau khi được nghiên cứu hồ sơ vụ án tại Viện KSND TP.HCM, tiếp tục kiến nghị Viện KSND TP.HCM và TAND TP.HCM xem xét lại.

    Việc các cơ quan tiến hành tố tụng không xem xét yêu cầu xin bảo lãnh tại ngoại của gia đình nhà báo Hoàng Khương và báo Tuổi Trẻ, cũng như không có văn bản trả lời các kiến nghị của luật sư cũng là một vấn đề cần được xem xét về mặt tố tụng.

    CHI MAI thực hiện

    Hoàng Khương bị đề nghị truy tố tội đưa hối lộ

    Ngày 23-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã tống đạt bản kết luận điều tra vụ án đưa, nhận và môi giới hối lộ có liên quan đến nhà báo Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ) cho sáu bị can trong vụ án.

    Với nhận định rằng vai trò của nhà báo Hoàng Khương trong vụ án này là “xuất phát từ lợi ích cá nhân, vượt quá mục đích tác nghiệp báo chí vì thông tin đơn thuần”, bản kết luận điều tra đề nghị truy tố nhà báo Hoàng Khương về tội “đưa hối lộ”. Cùng bị đề nghị truy tố về tội đưa hối lộ là hai chủ phương tiện giao thông gồm Trần Anh Tuấn (46 tuổi, chủ xe đầu kéo), Trần Minh Hòa (21 tuổi, chủ xe gắn máy) và bị can Nguyễn Đức Đông Anh (23 tuổi, em vợ nhà báo Hoàng Khương). Bị can Huỳnh Minh Đức (36 tuổi, nguyên cán bộ đội cảnh sát giao thông Công an quận Bình Thạnh) bị đề nghị truy tố về tội “nhận hối lộ” và Tôn Thất Hòa (57 tuổi, giám đốc DNTN Duy Nguyên) bị đề nghị truy tố về tội “làm môi giới hối lộ”.

    Trước đó, báo Tuổi Trẻ đăng bài điều tra “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” (ngày 3-7-2011) và bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép!” (ngày 10-7-2011) đều của tác giả Hoàng Khương viết về tiêu cực của đường dây nhận tiền chung chi để trả xe vi phạm trái quy định liên quan cán bộ đội cảnh sát giao thông Huỳnh Minh Đức. Từ tháng 10-2011 đến tháng 2-2012, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án đưa, nhận hối lộ tại đội cảnh sát giao thông Công an quận Bình Thạnh. Đồng thời, lần lượt khởi tố, bắt giam 5/6 bị can của vụ án, trong đó có cả nhà báo Hoàng Khương, tác giả của hai bài viết trên.

    Sau hơn sáu tháng điều tra, cơ quan điều tra nhận định rằng bị can Huỳnh Minh Đức đã vi phạm nguyên tắc, quy trình công tác trong giải quyết vi phạm giao thông, đã có hành vi nhận tổng cộng 18 triệu đồng để “giải cứu” cho hai xe vi phạm giao thông (3 triệu đồng cho xe đầu kéo gây tai nạn của Trần Anh Tuấn và 15 triệu đồng cho xe máy tham gia đua xe của Trần Minh Hòa). Việc đưa, nhận tiền thông qua người môi giới là Tôn Thất Hòa. Hành vi của bị can Đức đã cấu thành tội “nhận hối lộ”.

    Đối với nhà báo Hoàng Khương, cơ quan điều tra kết luận rằng do có mối quan hệ thân tình với Hòa và Đông Anh nên đã tham gia vào vụ vi phạm. Bản kết luận điều tra quy buộc rằng nhà báo Hoàng Khương đã chủ động gợi ý, nhờ vả và trực tiếp cầm 15 triệu đồng của Trần Minh Hòa để đưa cho Tôn Thất Hòa và Tôn Thất Hòa đưa Huỳnh Minh Đức nên đã cấu thành tội “đưa hối lộ”.

    C.MAI - M.ĐỨC

    #cfe6f9;">

    Xem xét lại tội danh “đưa hối lộ”

    Ban biên tập báo Tuổi Trẻ hoàn toàn đồng tình với ý kiến của luật sư Phan Trung Hoài rằng bản kết luận điều tra về vụ án liên quan đến nhà báo Hoàng Khương “thiếu tính thuyết phục cả về pháp lý và thực tế”.

    Báo Tuổi Trẻ sẽ gửi văn bản đến cơ quan điều tra đề nghị xem xét lại tội danh “đưa hối lộ” mà cơ quan điều tra đã đề nghị truy tố nhà báo Hoàng Khương. Báo Tuổi Trẻ vẫn xác định trường hợp vi phạm của Hoàng Khương là sai sót nghiệp vụ khi thâm nhập vào quá trình điều tra vụ cảnh sát giao thông nhận tiền chung chi để giải cứu xe đua trái phép.

    Nhà báo Hoàng Khương thực hiện bài điều tra trên theo yêu cầu của tòa soạn và ban biên tập báo Tuổi Trẻ khi tình hình tai nạn giao thông diễn ra quá nhiều và dồn dập từ đầu năm 2011. Để thực hiện một cách có hệ thống, ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã triển khai cho tòa soạn xây dựng đề cương tuyến bài “Chặn đứng thảm họa giao thông”. Tuyến bài này được giao cho nhiều ban và nhiều phóng viên thực hiện, trong đó có phóng viên Hoàng Khương. Do đó, không thể tách riêng quá trình tác nghiệp của Hoàng Khương ra khỏi chủ trương của báo Tuổi Trẻ như cách thể hiện trong bản kết luận điều tra.

    Ban biên tập báo Tuổi Trẻ xác định sai phạm của Hoàng Khương chỉ có thể xử lý kỷ luật hành chính (vì sai sót nghiệp vụ), không đến mức xử lý hình sự vì “số tiền 15 triệu đồng được cho là đưa hối lộ” không phải là tiền của Hoàng Khương và anh cũng không phải là người trực tiếp đưa tiền cho cảnh sát giao thông Huỳnh Minh Đức. Việc tham gia vào quá trình chung chi này của Hoàng Khương chỉ nhằm tìm kiếm bằng chứng cảnh sát giao thông nhận tiền giải cứu xe đua. Bài viết về tiêu cực của Huỳnh Minh Đức đã được đăng báo như là một cách tố giác tội phạm, nhằm góp phần làm trong sạch đội ngũ cảnh sát giao thông, lập lại kỷ cương đối với những người thực thi luật pháp.

    Như vậy, một nhà báo chống tiêu cực không thể bị xem như một nhà báo tiêu cực và bị đề nghị truy tố tội “đưa hối lộ”. Lẽ ra anh ta phải được biểu dương vì có công phanh phui một vụ tiêu cực của lực lượng cảnh sát giao thông và được miễn trừ xử lý hình sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần hết sức cân nhắc để bảo đảm việc xử lý vụ án này có tính thuyết phục, được dư luận đồng tình trên cả hai phương diện luật pháp và đạo lý.

    BAN BIÊN TẬP BÁO TUỔI TRẺ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (06/09/2012)
  • #211817   06/09/2012

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Hôm nay (6/9) xét xử nhà báo Hoàng Khương:

    Trước giờ xét xử nhà báo Hoàng Khương

    Liên quan đến vụ Hoàng Khương – Phóng viên báo Tuổi trẻ bị cáo buộc về hành vi “đưa hối lộ”, theo dự kiến TAND TP.HCM sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án vào ngày mai (6/9). 

    Phiên tòa do thẩm phán Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM làm chủ tọa phiên tòa.

    Cùng hầu tòa với nhà báo Khương còn có 5 bị can khác gồm: Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ thuộc Đội Cảnh sát giao thông quận Bình Thạnh) bị truy tố về tội “nhận hối lộ”; Nguyễn Đức Đông Anh, Trần Minh Hòa, Trần Anh Tuấn tội “đưa hối lộ” và Tôn Thất Hòa về tội “môi giới hối lộ”. 

     

    Ông Hoàng Khương trong ngày bị bắt giữ.

     

    Theo cáo trạng, khoảng 23 giờ 15 phút ngày 23/6/2011, tại giao lộ Phan Đăng Lưu – Đinh Tiên Hoàng xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô tải đầu kéo rơ – moóc của Trần Anh Tuấn và xe ô tô du lịch do ông Lê Anh Đức điều khiển. Nhận được tin báo, Huỳnh Minh Đức và Liễu Hồng Lộc - cán bộ Đội CSGT quận Bình Thạnh được phân công giải quyết vụ tai nạn. Đến hiện trường, Huỳnh Minh Đức thực hiện việc đo vẽ hiện trường, cán bộ Liễu Hồng Lộc lập biên bản sau đó hai xe được đưa về Kho 710 Tân Cảng tạm giữ, chờ điều tra xử lý.

     

    Để “giải cứu” xe nhanh, thông qua một người bạn, Trần Anh Tuấn điện thoại nhờ Tôn Thất Hòa giúp đỡ vì nghĩ rằng người này quen biết nhiều cán bộ CSGT. Chiều cùng ngày, khi hai bên được mời đến kho làm việc thì Tôn Thất Hòa cùng Nguyễn Văn Khương cũng đến nhưng sau đó bị can Khương đứng đợi ở ngoài. Sau đó, Hòa hẹn gặp Huỳnh Minh Đức tại quán cà phê Vòng Xoay (quận Bình Thạnh) nhờ giải quyết. Tại đây, thông qua Tôn Thất Hòa, Đức đã nhận 3 triệu đồng tiền hối lộ của Tuấn.

    Trước đó, trong một lần Công an quận Bình Thạnh truy quét, đã bắt giữ xe gắn máy BKS 51F6-2435 do Trần Minh Hòa điều khiển đua xe trái phép. Hòa đã nhờ Nguyễn Đức Đông Anh – em vợ nhà báo Hoàng Khương (tức Nguyễn Văn Khương) lấy xe ra mà khỏi phải làm kiểm điểm trước tổ dân phố. Hoàng Khương đồng ý. Sau đó, Hòa đã hai lần đưa tổng cộng 15 triệu đồng cho Đông Anh để Đông Anh chuyển lại cho Hoàng Khương làm chi phí lấy xe ra. Hoàng Khương đã đưa số tiền trên nhờ Tôn Thất Hòa giải quyết.

    Sau khi Tôn Thất Hòa đưa tiền, Đức đã “giải cứu” xe đua trên giao cho Khương. Khương cho người đem xe về giao lại cho Nguyễn Đức Đông Anh cất giữ. Tuy nhiên, do Đức đưa xe mà không trả giấy chứng nhận đăng ký xe máy cho Trần Minh Hòa nên Hòa nhiều lần gọi điện thoại để đòi. Do Huỳnh Minh Đức tỏ ra “lơ là” nên Hoàng Khương bảo Hòa nói với Đức rằng người lấy xe ra chính là phóng viên Hoàng Khương của Báo Tuổi Trẻ. Nếu Đức không trả giấy đăng ký xe thì phóng viên Hoàng Khương sẽ viết bài đăng báo vụ Đức nhận 15 triệu đồng.

    Do Huỳnh Minh Đức không thể lấy giấy đăng ký xe nên sau đó Hoàng Khương viết bài “Giải cứu xe đua trái phép” và được Báo Tuổi trẻ đăng ngày 10/7/2011 dẫn đến vụ việc bại lộ.

    Bản cáo trạng kết luận, Hoàng Khương nhận lời lấy chiếc xe bị tạm giữ cho Trần Minh Hòa mà không phải làm bản kiểm điểm trước tổ dân phố nơi cư trú theo quy định là xuất phát từ quan hệ gia đình và lợi ích cá nhân. Nguyễn Văn Khương biết rất rõ em vợ mình là Đông Anh cùng bạn thân là Minh Hòa tham gia đua xe trái phép nhưng không tìm cách ngăn cản mà còn giúp “giải cứu” xe đua là vi phạm đạo đức của một nhà báo.

    Từ đó, cáo trạng kết luận Nguyễn Văn Khương – tức nhà báo Hoàng Khương đã phạm tội “đưa hối lộ” theo điểm d, khoản 2, Điều 289 Bộ luật hình sự với khung hình phạt từ 6 đến 13 năm tù.

    M.Phượng

    Báo Tuổi Trẻ TP.HCM nói gì trước phiên xử Hoàng Khương?:

     

    Ông Lê Xuân Trung – Tổng thư ký tòa soạn, cũng là người đại diện của báo Tuổi Trẻ TP.HCM cho rằng: “Đến thời điểm hiện nay, mặc dù Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã thông qua luật sư để đề nghị cơ quan tố tụng được tham dự phiên tòa xét xử nhà báo Hoàng Khương với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan nhưng báo Tuổi Trẻ vẫn chưa nhận được giấy mời tham dự. Nếu có mặt tại tòa, đại diện báo Tuổi Trẻ sẽ giải thích rõ ràng hơn về quy trình xử lý tin bài liên quan đến các bài viết của Hoàng Khương; cũng như nói rõ đây là bài viết nằm trong tuyến bài do Ban biên tập báo Tuổi Trẻ triển khai để thấy rằng báo Tuổi Trẻ cũng có trách nhiệm trong việc này, chứ không phải là do phóng viên Hoàng Khương tự tác nghiệp.

     

    Đến nay, báo Tuổi Trẻ TP.HCM vẫn giữ nguyên quan điểm là hành vi của Hoàng Khương là tai nạn nghề nghiệp, chỉ đáng xử lý về mặt hành chính, chứ không đáng xử lý hình sự... So sánh với vụ án ở Thanh Hóa cũng liên quan đến những bài báo của phóng viên Hoàng Khương, cơ quan CSĐT Bộ công an đã có kết luận điều tra, xử lý hình sự những CSGT tiêu cực chứ không xử lý tài xế đưa hối lộ. Hoàng Khương cũng nhập vai cùng tài xế phanh phui tiêu cực. Trong vụ này, Hoàng Khương được coi là người có công, trong khi đó vụ tại TP.HCM thì lại bị quy là có tội. Cùng áp dụng luật nhưng 2 nơi lại xử lý khác nhau, điều đó nên được hiểu như thế nào? Lẽ ra những bài báo của phóng viên Hoàng Khương đăng trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM phải được xem là tố giác tội phạm, phải được xem là hành vi tích cực, chứ không phải là có tội !

    Đàm Đệ (ghi)

    Theo VietNamNet

    Luật sư và thành viên DanLuat nghỉ gì về "Đạo lý và pháp lý nghề báo"? Thử làm Luật sư cho nhà báo Hoàng Khương trước phiên tòa hôm nay...

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    Xmen-8711 (06/09/2012) danusa (06/09/2012) Maiphuong5 (07/09/2012) anhdv352 (06/09/2012)
  • #212025   07/09/2012

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


     

    Trả lời tòa trong phiên xử ngày 6/9, nhà báo Hoàng Khương thừa nhận hành vi đưa tiền cho trung úy CSGT để giải cứu xe vi phạm là "đã sai và vượt quá quy trình tác nghiệp", song không vì động cơ cá nhân.

    Theo cơ quan công tố, "xuất phát từ lợi ích cá nhân, vượt quá mục đích tác nghiệp báo chí", Hoàng Khương đã cùng với đồng phạm "thực hiện hành vi đưa hối lộ" để giải cứu xe vi phạm trái với quy định của pháp luật.

    Trình bày quan điểm về bản cáo trạng truy tố mình, bị cáo Khương cho rằng cơ quan tố tụng đã nối ráp các sự kiện và thời gian không đúng, nên đánh giá sai động cơ. "Việc làm của bị cáo chỉ nhằm mục đích tác nghiệp, thực hiện loạt bài theo yêu cầu của ban biên tập chứ không phải vì động cơ cá nhân", bị cáo Khương nói.

    Bị cáo Khương cũng thừa nhận sai sót khi cho rằng, do chạy theo sự kiện thời sự cấp bách nên đã vượt quá quy trình tác nghiệp. Cũng vì tác nghiệp nên khi biết xe của Hòa đang bị giam, Khương đã chủ động gọi điện cho Đông Anh nói với Trần Minh Hòa là sẽ giúp lấy xe "đi bão" ra. Tiếp đó là cùng với Tôn Thất Hòa sắp xếp việc gặp trung úy Đức để nhờ lấy xe.

    Tham gia xét hỏi, đại diện Viện KSND cho rằng, hành vi của bị cáo là "vượt quá quyền hạn của một nhà báo". Nhà báo chỉ có quyền đứng ngoài ghi nhận và phản ánh sự việc nhưng trong trường hợp này bị cáo lại trực tiếp tham gia.

    Phiên tòa sẽ tiếp tục vào ngày hôm nay.

    Theo Vnexpress

     

     
    Báo quản trị |  
  • #212120   07/09/2012

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Nhà báo Hoàng Khương bị đề nghị 6-7 năm tù

    Phiên xử nhà báo Hoàng Khương sáng nay(7/9): VKS đề nghị mức án 6-7 năm tù đối với Pv Hoàng Khương:
     
    Sáng 7/9, Viện Kiểm sát Nhân dân TPHCM đã đề nghị mức án 6-7 năm tù đối với nhà báo Hoàng Khương (Báo Tuổi Trẻ TPHCM) về tội “đưa hối lộ”.

    Sáng 7/9, phiên tòa xét xử vụ “môi giới, đưa, nhận hối lộ” liên quan đến bị cáo Hoàng Khương (phóng viên Báo Tuổi Trẻ TPHCM) tiếp tục diễn ra. Luật sư Phan Trung Hoài tiếp tục hỏi các bị cáo xung quanh vấn đề tác nghiệp, quy trình tác nghiệp của Hoàng Khương.

    Luật sư Phan Trung Hoài hỏi: “Anh cho biết trong quá trình tác nghiệp, anh có thừa nhận sai sót, vậy từ trước đến giờ anh có biết có quy định nào về quy trình tác nghiệp của nhà báo?”, bị cáo Hoàng Khương trả lời: “Không có quy định cụ thể nào về quy trình tác nghiệp của nhà báo”.

    Bị cáo Trần Minh Hòa khi được luật sư hỏi về lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra về bị cáo Đông Anh hỏi mượn biên bản vi phạm của bị cáo, bị cáo Trần Minh Hòa cho rằng mình không nhớ.

    Khi HĐXX hỏi bị cáo Hoàng Khương về rất nhiều băng ghi âm được thu giữ tại nhà của bị cáo, về mục đích của nội dung ghi âm này, bị cáo Khương nói: “Tác nghiệp báo chí thì có nhiều băng ghi âm là bình thường, chưa giao nộp cho Cơ quan điều tra vì cơ quan này không yêu cầu”.

     

     

    Nhà báo Hoàng Khương cùng các bị cáo tại phiên xử. Ảnh: Phùng Bắc

    HĐXX công bố một số đoạn ghi âm thu giữ của Hoàng Khương, hướng dẫn cho Trần Minh Hòa lấy xe đua ra, “có ai hỏi thì bảo đừng có nói anh nghe”, dặn dò Hòa, “em không nói đến tiền bạc, chuyện đó để anh lo” (đoạn này lặp đi lặp lại nhiều lần). HĐXX cho rằng bị cáo Khương tác nghiệp ghi âm, nhưng nội dung lại để đối phó cơ quan điều tra. Bị cáo Khương: “Bị cáo nhập vai tác nghiệp, chứ không phải đối phó”.

    HĐXX cho rằng: “Bị cáo ngay từ đầu đã không thừa nhận hành vi sai phạm của mình, vẫn quanh co…”, bị cáo Khương trả lời: “Bị cáo chỉ sai sót về nghiệp vụ thôi, chứ không phạm tội”.

    9h sáng 7/9, vị đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố đã cho rằng, các bị cáo đều khai nhận hành vi phạm tội của mình, riêng bị cáo Hoàng Khương vẫn quanh co, chỉ thừa nhận là sai sót nghiệp vụ.

    VKSND TPHCM đề nghị HĐXX mức án cho bị cáo Huỳnh Minh Đức 6-7 năm tù, Trần Minh Hòa 5-6 năm, Đông Anh 4-5 năm tù, Tôn Thất Hòa 2-3 năm tù, Trần Anh Tuấn 2-3, Hoàng Khương 6-7 năm tù về các tội “đưa hối lộ, môi giới và nhận hối lộ”.

    Chiều 7/9, tòa sẽ tuyên án lúc 15 giờ.

    Theo Phùng Bắc (Lao Động)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #212187   07/09/2012

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Tòa tuyên nhà báo Hoàng Khương mức án 4 năm tù

    Nguyễn Văn Khương (nhà báo Hoàng Khương): 4 năm tù vì đưa hối lộ, Huỳnh Minh Đức: 5 năm tù vì tội nhận hối lộ, Tôn Thất Hòa: 2 năm tù về tội môi giới hối lộ, Trần Minh Hòa: 5 năm tù phạm tội môi giới hối lộ
    Nguyễn Đức Đông Anh: 4 năm tù về tội đưa hối lộ, Trần Anh Tuấn: 1 năm tù về tội đưa hối lộ. Các bản án này được áp dụng bắt đầu từ ngày tạm giam.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    leanhthu (10/09/2012)
  • #212214   07/09/2012

    thật là buồn cho nhà báo Hoàng khương, hầu hết những người theo dõi vụ việc của anh đều ủng hộ anh là người ngay tình, chỉ tiếc....đó cũng là bài học cho anh, cho chúng ta, những công dân sống và làm việc theo pháp luật. hy vọng rằng vẫn còn một phiên tòa phúc thẩm ở phía trước.

     
    Báo quản trị |  
  • #212265   07/09/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


       Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật;

      Sống bằng trí của mình, trước khi chờ pháp luật bảo vệ;

      Pháp luật thể hiện bản chất của nhà nước;

      Nhà nước thể hiện ý chí của giai cấp thống trị;

      Nhà nước xã hội chủ nghĩa là của dân, do dân, và vì dân;

      Pháp luật xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ người dân;

      Vụ nhà báo Hoàng Khương mình không nói gì xin nói một câu thui "tình ngay lý gian" "con đường công lý không bao giờ bằng phẳng"

       Xin mọi người cho ý kiến về những câu trên để góp phần thảo luận pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì?

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #215099   21/09/2012

    HungHTVN
    HungHTVN

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2012
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 246
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    Với kiến thức và bằng cấp của nhà báo Hoàng Khương sao không về các miền quê làm thầy giáo ở ẩn dậy các em nhỏ xóa mù chữ mà lương lại được phụ cấp gấp đôi.Bôn ba làm gì thiệt thân. Ai cũng yêu nước nhưng không phải cứ đấu tranh là yêu nước....Từ ngày xưa rất nhiều quan lại yêu nước thương dân......,và họ rũ bỏ áo quan về quê dậy học mà.

     
    Báo quản trị |  
  • #215169   21/09/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Hoàng Khương phạm pháp là rõ ràng. Lý gian thì người ta nghi ngờ tình không ngay là điều bình thường.

    Là nhà báo có hiểu biết, có kinh nghiệm công tác mà cố tình vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc tác nghiệp. Những lý lẽ thanh minh rất thiếu thuyết phục. 

    Đây là bài học cần thiết cho những nhà báo coi thường pháp luật, đứng trên pháp luật. 

    Hoàn cảnh gia đình Khương khó khăn thì báo Tuổi trẻ phải có trách nhiệm chăm sóc, giúp đỡ. Ban lãnh đạo báo Tuổi Trẻ không phải vô can vì thiếu sự quản lý chặt chẽ hoạt động của phóng viên. Tôi không tin họ không biết diễn tiến sự việc này nhưng không có biện pháp ngăn chặn cần thiết.       

     
    Báo quản trị |  
  • #235903   27/12/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Xem diễn biến phiên tòa hôm nay thì thấy không cần bình luận gì thêm. Quá rõ ràng. 

    http://www.baomoi.com/Home/HinhSu/danviet.vn/Hoang-Khuong-thua-nhan-lam-sai-nhung-la-de-tac-nghiep/10064557.epi

    "Tòa hỏi, thế sao sự việc diễn ra gần nửa tháng trời mà bị cáo vẫn không báo cáo với Ban Biên tập của mình? Hoàng Khương khai do vụ việc đang trong quá trình thu thập chứng cứ nên bị cáo chưa báo cáo sự việc lên Ban Biên tập."

     

    "HĐXX phân tích, theo quy định người đưa hối lộ trong điều kiện quá bức bách, lỡ đưa tiền nhưng sau đó có điều kiện và không bị điều gì bức bách thì phải lập tức báo cáo với cơ quan chủ quản của mình đồng thời phải trình báo với cơ quan có thẩm quyền thì hành vi đó mới được xem xét miễn trách nhiệm hình sự. Hoàng Khương thừa nhận hành vi của bị cáo là sai nhưng cái sai của bị cáo chỉ là tác nghiệp để thu thập chứng cứ viết bài.

    HĐXX công bố nội dung băng ghi âm mà cơ quan điều tra thu thập được do chính Hoàng Khương ghi lại tại một cuộc nhậu có mặt Trần Minh Hòa. Trong đoạn băng ghi âm có đoạn Hoàng Khương nói với Trần Minh Hòa “giấy chứng minh nhân dân tao đã lấy lại rồi, còn cái cà vẹt thì chưa, để tao bắt bó ói lại tiền cho mày”. Có đoạn Hoàng Khương trấn an Trần Minh Hòa: “có anh đây, tụi nó còn phải quỳ lạy mà” rồi khuyên Trần Minh Hòa không đua xe ở quận Bình Thạnh thì đua chỗ khác."

     
    Báo quản trị |