Vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành dự thảo Hướng dẫn phát hiện vi phạm của bản án, quyết định, thực hiện thẩm quyền kháng nghị ngang cấp theo thủ tục phúc thẩm nhằm giảm tỷ lệ bản án, quyết định của tòa án bị tòa án cấp trên huỷ có trách nhiệm của viện kiểm sát ngang cấp; đồng thời nâng tỷ lệ chất lượng kháng nghị phúc thẩm của viện kiểm sát ngang cấp.
Trong đó, nội dung, phương pháp phát hiện vi phạm để thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm Về nghiên cứu bản án, quyết định, hồ sơ vụ án đối với:
- Các vụ án giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất:
Đối với các tranh chấp này khi nghiên cứu hồ sơ cần lưu ý nghiên cứu kĩ các tài liệu sau:
- Giấy tờ về nguồn gốc đất tranh chấp: đất đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất hay chưa, nếu chưa được cấp GCNQSD đất thì có một trong các giấy tờ theo quy định của Luật Đất đai không, xác nhận của UBND về quá trình hình thành và sử dụng đất.
- Quá trình kê khai, đăng kí và sử dụng đất.
- Các giao dịch liên quan và sự kiện pháp lý làm phát trinh tranh chấp (HĐ tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp… hay được thừa kế).
- Thẩm quyền giải quyết của TA: Tranh chấp thuộc thẩm quyền của TA cấp tỉnh hay TA cấp huyện khi giải quyết sơ thẩm, tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án hay của Ủy ban nhân dân.
- Điều kiện thụ lý vụ án: Vụ án có phải qua hòa giải không, đặc biệt chú ý về thời hiệu khởi kiện; và các chính sách về đất đai ở miền Bắc và miền Nam.
- Các vụ án về hợp đồng vay tài sản:
Đối với các tranh chấp này khi nghiên cứu hồ sơ cần lưu ý nghiên cứu kĩ các tài liệu sau:
* Về hợp đồng:
- Hình thức của hợp đồng: Hợp đồng vay bằng văn bản hay bằng lời nói.
- Nội dung của hợp đồng: Thời hạn vay; vay có lãi hay không có lãi, nếu có lãi thì thỏa thuận của các bên về lãi có đúng quy định của pháp luật không; vay có thế thấp hay không có thể chấp, quy định về phạt hợp đồng…
* Các tài liệu khác: Lời khai của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng; giấy tờ thể hiện việc trả nợ gốc, lãi, chốt nợ…
- Vụ án về thừa kế
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án loại án này, cần lư ý những vấn đề sau:
- Thừa kế có di chúc hay không có di chúc. Nếu có di chúc thì di chúc có hợp pháp không.
- Thời điểm mở thừa kế (ngày, tháng, năm người có tài sản chết).
- Hàng thừa kế và diện thừa kế.
- Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế.
- Di sản thừa kế gồm những gì.
- Nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại.
- Công sức của người bảo quản di sản thừa kế
- Yêu cầu của các bên đương sự về việc hưởng di sản thừa kế bằng hiện vật hay bằng giá trị (tiền); nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp; tâm tư, nguyện vọng của đương sự trong việc giải quyết tranh
- Đối với di sản là quyền sử dụng đất phải xác định loại đất là di sản thừa kế là loại đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp…. Diện tích đất đó đó được Nhà nước giao cho người khác, đưa vào tập đoàn, hợp tác xã… trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa trước đây chưa. Đất đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa. Nếu đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định diện tích được cấp và diện tích thưc tế đang sử dụng. Nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thi có các loại giấy tờ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Điều 100 Luật đất đai 2013 hay không.
- Vụ án về hôn nhân gia đình
Khi nghiên cứu hồ sơ cần lưu ý các tài liệu sau:
- Ai là người nộp đơn xin ly hôn (nếu chồng nộp đơn cần xem xét vợ có đang nuôi con dưới 12 tháng không)
- Hôn nhân có đăng kí kết hôn không.
- Con chung của vợ chồng (con đã thành niên, con trên 7 tuổi, con dưới 36 tháng tuổi).
- Nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn.
- Con có nguyện vọng ở với bố hay với mẹ
- Ai có nguyện vọng nuôi con và việc giao con cho bố hoặc mẹ trực tiếp nuôi và việc cấp dưỡng nuôi con có phù hợp không.
- Tài sản chung của vợ chồng gồm những gì.
- Nợ chung của vợ chồng (nợ phải trả và nợ phải thu).
- Nguồn gốc hình thành tài sản chung.
- Việc phân chia tài sản chung đặc biệt là phân chia nhà và quyền sử dụng đất của Tòa án cho vợ, chồng đã phù hợp chưa.
Xem chi tiết tại dự thảo tại file đính kèm: