>>> Tài liệu môn Luật sở hữu trí tuệ
>>> So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp
HỌC NHƯ THẾ NÀO ĐỂ NẮM VỮNG KIẾN THỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ?
Sở hữu trí tuệ là một trong những môn “ thần thánh”của sinh viên. Bởi lẽ, phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng cực kì rộng, số văn bản pháp luật điều chỉnh quá nhiều, các quy định phân bố rải rác mọi nơi,…
Vậy làm thế nào để học tốt môn này?
Đầu tiên , bạn cần nắm được tại sao pháp luật lại đưa ra Luật sở hữu trí tuệ? Đó là vì nhằm bảo vệ chất xám của con người, bảo vệ quyền lợi cho họ, khuyến khích con người nghiên cứu, sáng tạo, tạo ra cái mới phát triển, tiến bộ hơn cái cũ. Do đó, để hòa hợp lợi ích giữa cá nhân và toàn xã hội, luật sở hữu trí tuệ trao cho tác giả những quyền nhất định đối với “ đứa con” của mình trong một thời hạn nhất định. Sau thời hạn đó, tác phẩm ấy sẽ trở thành sở hữu chung của toàn xã hội.
Sau khi nắm được nguyên nhân, cái sẽ là chủ đạo cho các quy định , là ống dẫn cho mọi nguồn nước, mọi quy định về sở hữu trí tuệ, bạn sẽ lần lượt tiếp cận từng chủ đề trong luật này.
Vì lượng kiến thức của bộ môn này quá nhiều nên việc tổng hợp rất khó khăn. Mình thường sử dụng flashcard tự làm để hệ thống lại nó. Flashcard chứa đựng tên của chủ đề, các đối tượng của chủ đề và phạm vi chủ đề. Flashcard như cái sườn có sẵn, nhiệm vụ của mình là đ tìm câu trả lời cho từng ô chữ trong flascard. Trước khi đi ngủ, là lúc mình tận dụng flashcard hiệu quả nhất. Cầm khá nhiều plashcard trên tay, mình điểm lại từng ô chữ, nội dung kiến thức cần nắm và nó được quy định ở đâu. Sáng ngày hôm sau, việc đầu tiên mình làm sau khi thức dậy là nhìn flashcard một lần nữa như củng cố lại những gì mình đã đọc, đã nhớ tối ngày hôm qua. Bởi lẽ, trong quá trình ngủ, chúng ta đã quên đi một lượng kiến thức khá lớn dù mới được nạp vào trước đó.
Một cách nữa để hệ thống lại kiến thức cũng như nâng cao kĩ năng làm bài thi là làm đề thi. Mới làm quen với bộ môn,bạn nên làm các bộ đề trắc nghiệm của Luật sở hữu trí tuệ. Sau khi làm trắc nghiệm, bạn sẽ nắm được những kiến thức chung nhất,cơ bản nhất của môn học. Đây cũng sẽ là thời điểm bạn bắt đầu chuyển qua đề nhận định. Gần như tương tự với đề trắc nghiệm, câu nhận định tạo cơ hội cho bạn tư duy nhiều hơn, phân tích và lập luận nhiều hơn. Đồng thời, nó cũng yêu cầu bạn ở mức kiến thức cao hơn. Và cuối cùng là bài tập tình huống. Đây là phần rất khó, khó nhất trong đềthi. Dạng bài tập này, bạn hãy gạch đỏ chân các từ, các sự kiện quan trọng. Sau đó, phân định hành vi đó nằm trong chủ đề nào. Khi đã xác định phạm vi mình cần hướng tới, hãy nhớ lại những nội dung mình đã học trước đó, đưa ra kết luận trong đầu và tìm căn cứ lập luận.
Trong một số tình huống chữa cháy, tức bạn không biết nó nằm ở đâu, có vi phạm hay không, hãy tự bản thân liên hệ thực tế. Nếu bạn không tìm ra được ví dụ tương tự trên thực tế, hãy đặt mình vào vị trí tình huống, và giả định hướng giải quyết. Cuối cùng là tìm căn cứ luật để chứng minh quan điểm của mình.
HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1. Luật Sở hữu trí tuệ 2005
2. Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
3. Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
4. Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
5. Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
6. Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
7. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
8. Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan
9. Thông tư 04/2016/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL; 07/2012/TT-BVHTTDL; 88/2008/TT-BVHTTDL và 05/2013/TT-BVHTTDL
10. Thông tư 13/2010/TT-BKHCN sửa đổi quy định của Thông tư 17/2009/TT-BKHCN và 01/2007/TT-BKHCN
11. Thông tư 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và Thông tư 01/2008/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 04/2009/TT-BKHCN
12. Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP về Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và 18/2011/TT-BKHCN
13. Thông báo 1637/TB-SHTT thống nhất cách hiểu và áp dụng quy định về đại diện và ủy quyền
14. Thông báo 5773/TB-SHTT năm 2013 áp dụng quy định pháp luật về quốc tịch, địa chỉ và đại diện của cá nhân trong thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp
15. Nghị định 88/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền đối với giống cây trồng
16. Nghị định 98/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về nông nghiệp
17. Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
18. Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
19. Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
20. Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
21. Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
22. Thông tư liên tịch 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
ĐÂY LÀ CÁCH HỌC CỦA MÌNH. CÒN CÁC BẠN THÌ SAO? HÃY CHIA SẺ CÙNG NHAU ĐỂ TÌM RA CÁCH HỌC PHÙ HỢP NHẤT CHO BẢN THÂN NHÉ!
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!