PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ LÀM BÀI THI HIỆU QUẢ MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Chủ đề   RSS   
  • #447624 23/02/2017

    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ LÀM BÀI THI HIỆU QUẢ MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

    >>> Tài liệu môn Luật sở hữu trí tuệ

    >>> So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

    HỌC NHƯ THẾ NÀO ĐỂ NẮM VỮNG KIẾN THỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ?

     Sở hữu trí tuệ là một trong những môn “ thần thánh”của sinh viên. Bởi lẽ, phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng cực kì rộng, số văn bản pháp luật điều chỉnh quá nhiều, các quy định phân bố rải rác mọi nơi,…

     Vậy làm thế nào để học tốt môn này?

       Đầu tiên , bạn cần nắm được tại sao pháp luật lại đưa ra Luật sở hữu trí tuệ? Đó là vì nhằm bảo vệ chất xám của con người, bảo vệ quyền lợi cho họ, khuyến khích con người nghiên cứu, sáng tạo, tạo ra cái mới phát triển, tiến bộ hơn cái cũ. Do đó, để hòa hợp lợi ích giữa cá nhân và toàn xã hội, luật sở hữu trí tuệ trao cho tác giả những quyền nhất định đối với “ đứa con” của mình trong một thời hạn nhất định. Sau thời hạn đó, tác phẩm ấy sẽ trở thành sở hữu chung của toàn xã hội.

      Sau khi nắm được nguyên nhân, cái sẽ là chủ đạo cho các quy định , là ống dẫn cho mọi nguồn nước, mọi quy định về sở hữu trí tuệ, bạn sẽ lần lượt tiếp cận từng chủ đề trong luật này.

     Vì lượng kiến thức của bộ môn này quá nhiều nên việc tổng hợp rất khó khăn. Mình thường sử dụng flashcard tự làm để hệ thống lại nó. Flashcard chứa đựng tên của chủ đề, các đối tượng của chủ đề và phạm vi chủ đề. Flashcard như cái sườn có sẵn, nhiệm vụ của mình là đ tìm câu trả lời cho từng ô chữ trong flascard. Trước khi đi ngủ, là lúc mình tận dụng flashcard hiệu quả nhất. Cầm khá nhiều plashcard trên tay, mình điểm lại từng ô chữ, nội dung kiến thức cần nắm và nó được quy định ở đâu. Sáng ngày hôm sau, việc đầu tiên mình làm sau khi thức dậy là nhìn flashcard một lần nữa như củng cố lại những gì mình đã đọc, đã nhớ tối ngày hôm qua. Bởi lẽ, trong quá trình ngủ, chúng ta đã quên đi một lượng kiến thức khá lớn dù mới được nạp vào trước đó.

       Một cách nữa để hệ thống lại kiến thức cũng như nâng cao kĩ năng làm bài thi là làm đề thi. Mới làm quen với bộ môn,bạn nên làm các bộ đề trắc nghiệm của Luật sở hữu trí tuệ. Sau khi làm trắc nghiệm, bạn sẽ nắm được những kiến thức chung nhất,cơ bản nhất của môn học. Đây cũng sẽ là thời điểm bạn bắt đầu chuyển qua đề nhận định. Gần như tương tự với đề trắc nghiệm, câu nhận định tạo cơ hội cho bạn tư duy nhiều hơn, phân tích và lập luận nhiều hơn. Đồng thời, nó cũng yêu cầu bạn ở mức kiến thức cao hơn. Và cuối cùng là bài tập tình huống. Đây là phần rất khó, khó nhất trong đềthi. Dạng bài tập này, bạn hãy gạch đỏ chân các từ, các sự kiện quan trọng. Sau đó, phân định hành vi đó nằm trong chủ đề nào. Khi đã xác định phạm vi mình cần hướng tới, hãy nhớ lại những nội dung mình đã học trước đó, đưa ra kết luận trong đầu và tìm căn cứ lập luận.

       Trong một số tình huống chữa cháy, tức bạn không biết nó nằm ở đâu, có vi phạm hay không, hãy tự bản thân liên hệ thực tế. Nếu bạn không tìm ra được ví dụ tương tự trên thực tế, hãy đặt mình vào vị trí tình huống, và giả định hướng giải quyết. Cuối cùng là tìm căn cứ luật để chứng minh quan điểm của mình.

    HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

    1. Luật Sở hữu trí tuệ 2005

    2. Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009

    3. Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

    4. Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

    5. Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

    6. Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

    7. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

    8. Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan

    9. Thông tư 04/2016/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL; 07/2012/TT-BVHTTDL; 88/2008/TT-BVHTTDL và 05/2013/TT-BVHTTDL

    10. Thông tư 13/2010/TT-BKHCN sửa đổi quy định của Thông tư 17/2009/TT-BKHCN và 01/2007/TT-BKHCN

    11. Thông tư 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và Thông tư 01/2008/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 04/2009/TT-BKHCN

    12. Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP về Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và 18/2011/TT-BKHCN

    13. Thông báo 1637/TB-SHTT thống nhất cách hiểu và áp dụng quy định về đại diện và ủy quyền

    14. Thông báo 5773/TB-SHTT năm 2013 áp dụng quy định pháp luật về quốc tịch, địa chỉ và đại diện của cá nhân trong thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp

    15. Nghị định 88/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền đối với giống cây trồng

    16. Nghị định 98/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về nông nghiệp

    17. Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

    18. Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

    19. Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

    20. Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

    21. Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

    22. Thông tư liên tịch 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

     

    ĐÂY LÀ CÁCH HỌC CỦA MÌNH. CÒN CÁC BẠN THÌ SAO? HÃY CHIA SẺ CÙNG NHAU ĐỂ TÌM RA CÁCH HỌC PHÙ HỢP NHẤT CHO BẢN THÂN NHÉ!

    CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

     
    37050 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #448064   26/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    TRỌN BỘ NHẬN ĐỊNH MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

    1) Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

    2) Các bản ghi âm, ghi hình đều là đối tượng bảo hộ của quyền liên quan

    3) Các quyền nhân thuộc quyền tác giả đều không thể chuyển nhượng cho người khác

    4) Tác phẩm hết thời hạn bảo hộ sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước

    5) Các phát minh, các phương pháp toán học có thể đăng kí bảo hộ là sáng chế

    6) Chỉ những cuộc biểu diễn được thực hiện ở Việt Nam mới được bảo hộ theo luật SHTT Việt Nam

    7) Tổ chức phát sóng khi sử dụng ghi âm , ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng phải trả thù lao cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

    8) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở đăng kí tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

    9) Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam

    10) Quyền đối với tên thương mại không thể là đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công ngiệp.

    11. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có hành vi xâm phạm.

    12.  Chỉ dẫn địa lí được bảo hộ vô thời hạn

    13. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

    14. Chỉ những hành vi sử dụng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, có khả năng gây nhầm lẫn mới bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

    15. Thời hạn bảo bộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là không xác định

    16. Chỉ dẫn địa lí không được bảo hộ nếu điều kiện địa lí tạo nên danh tiếng , chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí bị thay đổi

    17. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học , thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả

    18. Vanwbangwf bảo hộ sáng chế có hiệu lực 20 năm tính từ ngày cấp

    19. Văn bằng bảo hộ sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực

    20. Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng cho người khác theo một hợp đồng thứ cấp

    21. Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhận thấy được

    22. Đối tượng được SHCN được bảo hộ không xác định thời gian bao gồm: Bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lí, tên thương mại

    23. Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế đã được bảo hộ

    24. Đối với quyền sử dụng tên thuongwmaij, Không được quyền chuyển giao

    25. Khi tác phẩm thuộc về công chúng, tất cả quyền tác giả đồng thời thuộc về công chúng

    26. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm khoa học, thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả

    27. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó cho cá nhân, tổ chức khác.

    28. Người làm tác phẩm phái sinh dù không nhằm mục đích thương mại vẫn phải xin phép tác giả,chủ sở hữu tác phẩm gốc trừ trường hợp chuyển tác phẩm qua ngôn ngữ cho người khiếm thị

    29. Tên thương mại là tên gọi của tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được sử dụng trong hoạt động của họ

    30. Trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp,bên chuyển quyền có thể không phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đó

     

    Đáp án sẽ được cập nhật vào 24h cùng ngày đăng tài liệu.

    CHÚC CÁC BẠN HỌC TẬP TỐT!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anh_Trinh vì bài viết hữu ích
    tatdatda1999@gmail.com (19/12/2020)
  • #448068   26/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Cảm ơn bài viết bổ ích của tác giả.
    Chưa học môn này nhưng chắc rằng đây sẽ là những thông tin cần thiết để giúp mình dễ dàng tiếp xúc với môn này hơn. Theo mình thì phải hiểu rõ luật và thực tiễn, tư duy pháp lý tốt và siêng năng thì học môn nào cũng tốt phải không tác giả nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #448134   27/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    1. Đ. Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật shtt

    2. Đ. Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật shtt

    3. S. Căn cứ K2 Đ45 luật shtt

    4. S. Căn cứ K1 Đ43 luật shtt

    5. S. Căn cứ K1 Đ59 luật shtt

    6. S. Căn cứ K1 Đ17 luật shtt

    7. Đ. Căn cứ Đ36 Nghị định 100/2006/NĐ-CP và K2 Đ44 luật shtt

    8. S. Căn cứ K3 Đ6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP

    9. Đ. Căn cứ K20 Đ4 luật shtt

    10. S. Căn cứ K3 Đ139 luật shtt

    11. Sai. Căn cứ khoản 2, 3 điều 198 Luật SHTT

    12. Đúng. Căn cứ khoản 7, điều 93, luật SHTT

    13. Đúng. Căn cứ điểm a, khoản 1, điều 146, luật SHTT

    14. Sai. Căn cứ khoản 1, điều 129, luật SHTT

    15. Đúng. Căn cứ khoản 2, điều 6, nghị định 103/2006/NĐ-CP

    16. Sai. Căn cứ điểm g, khoản 1, điều 95, luật SHTT

    17. Đúng. Căn cứ khoản 1, điều 22, luật SHTT

    18. Sai. Căn cứ khoản 2, điều 93, luật SHTT

    19. Đúng. Căn cứ khoản 1, điều 95, luật SHTT

    20. Sai. Điểm c, khoản 1, điều 146 luật SHTT

    21. Đúng. Căn cứ khoản 1, điều 72, luật SHTT

    22. Sai. Chỉ có nhãn hiệu nổi tiếng mới không xác định thời hạn bảo hộ nhé.

    23. Đúng. Căn cứ Khoản 1, điều 136, luật SHTT

    24. Sai. Căn cứ khoản 3, điều 139, luật SHTT

    25. Sai. Khoản 2, điều 43, luật SHTT

    26. Sai. Căn cứ khoản 1, điều 22, luật SHTT

    27. Sai. Căn cứ khoản 1, điều 138, luật SHTT

    28. Đúng. Căn cứ điểm I, khoản 1, điều 25, luật SHTT

    29. Sai. Căn cứ khoản 21, điều 4, luật SHTT

    30. Đúng. Căn cứ khoản 3, điều 143, luật SHTT.

     

     

    BẠN NÀO CẦN TÀI LIỆU GÌ CÓ THỂ ĐỂ LẠI TOPIC NHÉ. MÌNH SẼ HỖ TRỢ BẠN NHANH NHẤT-HIỆU QUẢ NHẤT.

    Cập nhật bởi Anh_Trinh ngày 27/02/2017 12:40:39 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anh_Trinh vì bài viết hữu ích
    nguyencaohungas (04/03/2017)
  • #351047   20/10/2014

    vinh_bui
    vinh_bui

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    tình huống luật SHTT

    Em đang có 2 tình huống về luật sở hữu trí tuệ cần tham khảo ý kiến của mọi người. Mọi người giúp em cái nhé!

     

    TH 1: Ông A nộp đơn đăng ký độc quyên sáng chế cho chiếc máy sấy lúa nhiệt tự động của mình và đã được cục SHTT cấp biên nhận nộp đơn hợp lệ ngày 10/1/2007. Ngày 15/1/2007, A phát hiện ông B đang sảng xuất thương mại sản phẩm tương tự như chiếc máy mà ông đã đăng ký độc quyền. Ngày 15/6/2007, cục SHTT đã cáp bằng độc quyền sáng chế đối với chiếc máy nói trên cho ông A.

    Hỏi: Ông A có quyền yêu cầu ông B ngưng sảng xuất thượng mại loại máy sấy lúa nói trên không và giải thích vì sao nếu xảy ra 2 trường hợp sau:

    a/ Ông B đã chứng minh mình đã sản xuất loại máy trên trước ngày 10/1/2007.

    b/ Ông B không chứng minh được đã sản xuất loại máy trên trước ngày 10/1/2007.

     

    TH 2: A và B là bạn thân. Đến kì thi tốt nghiệp, cả 2 làm tiểu luận có nội dung liên quan đến quyền tác giả (A làm tác phẩm âm nhạc, B làm tác phẩm viết). A làm xong trước và cho B mượn tham khảo. Khi cả 2 nộp bài thì cô giáo nói bài giống nhau y đúc. A cho rằng B đã xâm phậm quyền tác giả của mình. B nói tuy 2 bài giống nhu, song chỉ là tham khảo ý tưởng của A và thể hiện dưới 1 hình thức khác. Hơn nữa, nếu B có hành vi sao chp1 thì đây cũng là hành vi sử dụng hạn chế. Lập luận của B có đúng hay không?

     

    Cảm ơn mọi người nhiều ạ!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vinh_bui vì bài viết hữu ích
    Nhungmim96 (10/04/2018)
  • #437015   27/09/2016

    LyBui2053
    LyBui2053

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    quyền sử dụng trước-Luật Sở hữu trí tuệ

    Thưa Luật Sư, cho em hỏi là pháp luật NƯỚC NGOÀI có quy định như thế nào về quyền sử dụng trước đối với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, có khác gì so với Việt Nam ạ?

    Em xin cảm ơn! 

     
    Báo quản trị |  
  • #377082   01/04/2015

    daohoalili
    daohoalili

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Em gặp một tình huống khó không biết giải quyết ra sao, mong anh chị giúp đỡ

    Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật An Viên có dự định ký hợp đồng độc quyền sử dụng sáng chế của ông Bình, trên cơ sở đó, công ty An Viên có quyền sử dụng sáng chế nêu trên tại Việt Nam (sáng chế này được ông Bình đăng ký bảo hộ tại Việt Nam và được cục SHTT cấp bằng độc quyền sáng chế). Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế với ông Bình, Công ty An Viên đề nghị anh/chị tư vấn một số vấn đề sau: (i) Trong thời hạn hợp đồng sử dụng sáng chế nêu trên có hiệu lực, công ty An Viên có quyền được chuyển giao lại quyền sử dụng sáng chế đó cho công ty khác hay không? Công ty An Viên có nghĩa vụ phải trả thù lao cho tác giả sáng chế khi sử dụng sáng chế hay không? (ii) Công ty An Viên có quyền xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ việc ứng dụng sáng chế đó sang một nước khác hay không? (iii) Trong quá trình ứng dụng sáng chế được chuyển giao này, nếu công ty An Viên có những cải tiến để sáng chế được chuyển giao phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam thì công ty có quyền đăng ký sáng chế cải tiến tại Cục SHTT để xác lập quyền đối với sáng chế cải tiến của mình không? Việc đăng ký bảo hộ này cần phải được sự chấp thuận của ông Bình không?

     
    Báo quản trị |  
  • #399785   17/09/2015

    namlee95
    namlee95

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá

    Sản phẩm rượu Hồng Đào của Công ty TNHH Thực phẩm Minh Anh ( Đà Nẵng) đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền từ 12/6/2000. Thế nhưng, gần một năm nay trên địa bàn các tỉnh miền Trung lại xuất hiện thêm một nhãn hiệu tương tự.

    Rượu Hồng Đào mới này do doanh nghiệp tư nhân Việt Tiến (địa chỉ 49 Phan Chu Trinh, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) sản xuất. Sau khi biết được việc này, Công ty Minh Anh đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng (trong có có Sở Thương mại Quảng Nam và Sở Thương mại TP Đà Nẵng) nhờ can thiệp, đồng thời gửi đến doanh nghiệp Việt Tiến yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu này. Theo phản hồi của Sở Thương mại Đà Nẵng, sở chỉ giải quyết được việc này trên phạm vi địa bàn TP Đà Nẵng, còn ở tỉnh khác thì... đành chịu. Ông Đỗ Thế, Phó Giám đốc Công ty Thực phẩm Minh Anh, cho biết đã hơn một tháng trôi qua vẫn chưa thấy câu trả lời của Sở Thương mại tỉnh Quảng Nam.

    Trong khi đó, vừa nhận được đơn yêu cầu của Công ty Minh Anh, doanh nghiệp Việt Tiến liền phản ứng bằng cách gửi đơn lên Cục Sở hữu trí tuệ, yêu cầu hủy bỏ hiệu lực các giấy chứng nhận nhãn hiệu “Hồng Đào” mà Công ty Minh Anh đã đăng ký, với lý do: “Hồng Đào” là sản phẩm rượu đã nổi danh như một địa danh của Quảng Nam theo câu ca dao: “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm. Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say”. Sau đó, Cục Sở hữu trí tuệ kết luận: Tên “Hồng Đào” không phải là một địa danh của Quảng Nam nên nếu chỉ căn cứ vào câu ca dao trên để hủy bỏ một thương hiệu đã đăng ký là không có cơ sở.

    1.Tranh ch
    ấp trên có phải tranh chấp thương mại không?Tại Sao?

    2.Hai sở thương mại trên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không?Tại sao?

    3.Tranh chấp trên có thể giải quyết bằng các phương thức nào?Nếu công ty Minh Anh khởi kiện ra toà thì toà án có thẩm quyền giải quyết không?và toà án đó thuộc cấp nào?Tại Sao

     

     
    Báo quản trị |  
  • #403792   24/10/2015

    ngochan1511
    ngochan1511

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

    Mọi người giúp mình với có mấy câu khó không làm được

    1.Các nhận định sau đúng hay sai và giải thích ?

    a.     Nhãn hiệu đăng kí bảo hộ sẽ không được bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được bảo hộ.

    b.     Tác giả tác phẩm phái sinh có quyền nhân thân quy định tại khoản 1,2,4 điều 19 Luật sở hữu trí tuệ.

    c.      Tên thương mại không chứa thành phần tên riêng thì không được bảo hộ.

    d.     Hành vi sử dụng sáng chế mà không xin phép, không trả tiền là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.

    e.      Bên nhận li – xăng không được quyền chuyển giao đối tượng Sở hữu công nghiệp cho bên thứ ba khác.

    Câu 2: Bài tập tình huống.

        Nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí chỉ dẫn ddiwj lý năm 2007. Ngày 23/10/2010, Hiệp hội nước mắn Phan Thiết phát hiện doanh nghiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác, đem về pha chế đóng chai và dán nhãn “ Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường.

    -         Anh (chị) hãy xác định hành vi của doanh nghiệp X có xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ hay không?

    -         Trên cơ sở đó, hãy tư vấn các biển pháp phù hợp để hiệp hội nước mắm Phan Thiết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. 

    cám ơn mọi người nhiều ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #406300   12/11/2015

    Sonvippro
    Sonvippro

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mọi người cho ý kiến với!

    Công ty A ( Nhật Bản) đã đăng ký sáng chế cho thiết bị động cơ hút bụi tại Việt Nam, sáng chế đang trong thời hạn bảo hộ. Công ty A phát hiện ra trên thị trường có bán sản phẩm sử dụng thiết kế động cơ hút bụi giống với sáng chế của họ. Sản phẩm này do một công ty Đài Loan sản xuất và do công ty Thiên Đức nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam. Căn cứ vào quy định của pháp luật, phân tích vụ việc và đưa ra hướng giải quyết để công ty A có thể bảo vệ quyền lợi của mình.
     
    Báo quản trị |  
  • #447696   23/02/2017

    Cấp văn bằng bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

    Hai chủ thể tạo ra thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn một cách độc lập nộp đơn cùng ngày và cùng đáp ứng điều kiện bảo hộ thì văn bằng chỉ được cấp nếu các chủ thể thảo thuận được với nhau về chủ thể duy nhất đứng đơn.

    Nhận định trên  đúng hay sai ạ. Cơ sở pháp lý quy định tại đâu ạ? Mình tìm hoài mà không ra. Các bạn nào biết chỉ giùm mình ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #431335   20/07/2016

    hr01
    hr01

    Sơ sinh


    Tham gia:20/07/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về quyền nhân thân trong luật sở hữu trí tuệ

    Chào các anh chị,
    Cho em xin hỏi 1 việc như sau:
     
    Luật sở hữu trí tuệ quy định về Quyền tác giả của VN được cấu thành từ Quyền nhân thân và Quyền tài sản (Bản quyền kinh tế).
    Trong đó Quyền tài sản được chuyển giao hoàn toàn, còn Quyền nhân thân thì luật không cho phép chuyển giao trừ quyền: 3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
     
    Vậy nếu trong hợp đồng ủy thác sản xuất phần mềm có ghi như sau thì có hiệu lực không ạ:
     
    Quyền tác giả liên quan tới sản phẩm vẫn thuộc về tác giả (bên B). 
    Tuy nhiên, Bên B không được sử dụng những quyền nhân cách tác giả (Quyền nhân thân) liên quan đến sản phẩm giao nộp đối với bên A hoặc bên thứ ba mà bên A đã chuyển giao quyền một cách chính đáng. 
     
    Xin cảm ơn các anh chị.
    Cập nhật bởi Vanevan ngày 20/07/2016 03:47:05 CH Cập nhật bởi Vanevan ngày 20/07/2016 03:44:51 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #406280   12/11/2015

    junleesu
    junleesu

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho em hỏi mấy câu này em làm nhưng không chắc chắn lắm ak

    1. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên lãnh thổ việt nam?
    2. hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
    3.Sử dụng sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu sáng chế là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế.
    4. Nhãn hiệu tập thể có thể do tổ chức, cá nhân đăng kí.
    5.Tên thương mại có thể chuyện giao cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tên thương mại.

     
    Báo quản trị |  
  • #404824   02/11/2015

    phantuananh411
    phantuananh411

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp theo công ước paris, hiệp ước PCT và luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

    Mọi người giúp đỡ mình những vấn đề này với!

    1. Hãy đặt ra các giả thuyết và giải quyết các giải thuyết về phương pháp trên (có tranh chấp)
    2. Chỉ ra điểm bất cập giữa 3 văn bản trên về phương pháp này! (Mình tìm mãi không ra)
    3. Từ những bất cập đó hãy đưa ra những giải pháp khắc phục!
    Làm ơn cho mình ý kiến tư vấn sớm nhất có thể ... Mình chân thành cảm ơn mọi người!

     
    Báo quản trị |  
  • #449600   15/03/2017

    Gagagirl
    Gagagirl

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2016
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 30 lần


    Bộ câu hỏi nhận định Đúng - Sai có đáp án môn Luật Sở hữu trí tuệ

    Mình đang học môn Luật sở hữu trí tuệ và sưu tầm được tài liệu này. 

    Các bạn tham khảo và góp ý nhé.

    STT

    CÂU HỎI

    ĐÚNG

    SAI

    CĂN CỨ

    1

    Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất  nhất định

    X

     

    K1. Đ6 Luật

    2

    Các bản ghi âm, ghi hình đều là đối tượng được bảo hộ của quyền liên quan

    X

     

    K1. Đ3 Luật (L)

    3

    Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đều không thể chuyển nhượng cho người khác

     

    X

    K2, Đ45 L

    4

    Tác phẩm hết thời hạn bảo hộ sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước

     

    X

    K1, Đ43 L

    5

    Các phát minh, phương pháp toán học có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế

     

    X

    K1, Đ59 L

    6

    Chỉ những cuộc biểu diễn được thực hiện ở Việt nam mới được bảo hộ theo Luật SHTT Việt Nam

     

    X

    K1, Đ17 L

    7

    Tổ chức phát sóng khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng phải trả thù lao cho nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

    X

     

    Đ36 NĐ 100/2006 + K2, Đ44 L

    8

    Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

     

    X

    K3, Đ6 Nđ 103/2006

    9

    Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam

    X

     

    K20, Đ4 L

    10

    Quyền đối với tên thương mại không thể là đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

     

    X

    K3, Đ139 L

    11

    Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có hành vi xâm phạm

     

    X

    K2,3, Đ198 L

    12

    Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn

    X

     

    K7, Đ93 L

    13

    Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc hạng không độc quyền

    x

     

    a, K1, Đ146 L

    14

    Chỉ những hành vi sử dụng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, có khả năng gây nhầm lẫn mới bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

     

    X

    K1, Đ129 L

    15

    Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là không xác định

    X

     

    K2, Đ6 NĐ 103/2006

    16

    Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ nếu điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi

     

    X

    g,K1,Đ95 L

    17

    Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả

    X

     

    K1, Đ22 L

    18

    Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp

     

    X

    K2, Đ93 L

    19

    Văn bằng bảo hộ sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực

    X

     

    K1, Đ95 L

    20

    Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng đó cho người khác theo một hợp đồng thứ cấp

     

    x

    c, K1, Đ146 L

    21

    Nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được

    X

     

    K1,Đ72 L

    22

    Đối tượng SHCN được bảo hộ không xác định thời hạn bao gồm: Bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại

     

    X

    Nhãn hiệu nổi tiếng

    23

    Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế đã được bảo hộ

    X

     

    K1,Đ136 L

    24

    Quyền sử dụng tên thương mại không được quyền chuyển giao

     

    X

    K3,Đ139 L

    25

    Khi tác phẩm thuộc về công chúng, tất cả các quyền tác giả đồng thời thuộc về công chúng

     

    X

    K2,Đ43 L

    26

    Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm khoa học thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả

     

    X

    K1,Đ22 L

    27

    Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó cho cá nhân, tổ chức khác

     

    X

    K1, Đ138 L

    28

    Người làm tác phẩm phái sinh dù không nhằm mục đích thương mại vẫn phải xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang ngôn ngữ cho người khiếm thị

    X

     

    I, K1, Đ25 L

    29

    Tên thương mại là tên gọi của tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được sử dụng trong hoạt động của họ

     

    X

    K21, Đ4 L

    30

    Trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền có thể không phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đó

    X

     

    K3, Đ143 L

    31

    Văn băng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp bị huỷ bỏ hiệu lực trong trường hợp đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng được điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ

    X

     

    B, K1, Đ96 L

    32

    Người vẽ tranh minh hoạ cho tác phẩm văn học và người viết tác phẩm văn học đó là đồng tác giả của tác phẩm văn học đó

     

    X

    Đ38 L

    33

    Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả

    X

     

    K3, Đ20 L

    34

    Quy trình xử lý chất thải có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế

    X

     

    Đ59

    35

    A không hề tham khảo thông tin về sáng chế của B (đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và đang trong thời hạn bảo hộ tại Việt Nam) nhưng đã tự tạo ra sáng chế giống như vậy để áp dụng vào sản xuất và bán sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Hành vi của A không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.

     

    X

    K1, Đ126 L

    36

    Sáng chế được bảo hộ trong thời hạn 20 năm tính từ ngày nộp đơn xin bảo hộ sáng chế

     

    X

    K1, Đ93 L

    37

    Việc chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan chỉ được thực hiện đối với các quyền tài sản.

     

    X

    K2, Đ45 L

    38

    Các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đăng ký tai cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp

     

    X

    K1, Đ148 L

    39

    Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội dung, chất lượng nghệ thuật

    X

     

    K1, Đ6 L

    40

    Quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng sáng tạo

    X

     

     

    41

    Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đều được bảo hộ vô thời hạn

     

    X

    K2, Đ27 L

    42

    Nhãn hiệu là dấu hiệu được sử dụng cho hàng hoá để phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau

     

    X

    K16, Đ4 L

    43

    Kiểu dáng công nghiệp sẽ bị mất tính mới nếu đã bịcông bố công khai trước thời điểm nộp đơn

     

    X

    K4, Đ65 L

    44

    Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả

     

    X

    i, K1, Đ25 L

    45

    Các tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết

     

    X

    K2, Đ27 L

    46

    Nhãn bao gói bánh, kẹo có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

    X

     

    Đ64 L

    47

    Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ bao gồm các tổn thất về tài sản

     

    X

    Quyền nhân thân và tài sản

    48

    Dịch giả có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch mà họ là tác giả

    X

     

    K2, Đ14 L+1.19 L

    49

    Tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ có thể đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo thoả ước Madrid nếu đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam

    X

     

    A, K3, Đ12 Nđ 103/2006

    50

    Sử dụng bao bì sản phẩm có cách trình bày tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với bao bì sản phẩm của chủ thể kinh doanh khác cho hàng hoá trùng không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp nếu nhãn hiệu trên đó không trùng hoặc tương tự

     

    X

    K1, Đ126 L

    51

    Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có hành vi xâm phạm

     

    X

    2,3.198 L

    52

    Chỉ có tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mới là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đó

    X

     

    A, K3, Đ6 L

    53

    Tiền thù lao trả cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được tính theo % lợi nhuận thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó, nếu các bên không có thoả thuận khác

     

    X

    K2, Đ135 L

    54

    Nhãn hiệu tập thể có thể do các hội, liên hiệp hoặc tổng công ty đăng ký

    X

     

    K3, Đ87 L

    55

    Công chúng có tác quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các tác phẩm hết thời hạn bảo hộ

     

    X

    K2, Đ43 L

    56

    Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm

     

    X

    K22, Đ4 L

    57

    Bài giảng, bài phát biểu chỉ được bảo hộ quyền tác giả khi được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định

    X

     

    Đ10 Nđ 100/2006

    58

    Tên thương mại là tên gọi của tất cả các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp được sử dụng trong hoạt động của nó

     

    X

    K21, Đ4 L

    59

    Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên áp dụng đối với việc đăng ký tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp mà pháp luật quy định phải đăng ký bảo hộ

     

    X

    Đ90 L

    60

    Chỉ có tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mới có quyền đăng ký nhãn hiệu

     

    X

    K2,3,4, Đ87 L

    61

    Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội dung, chất lượng nghệ thuật

    x

     

    K1, Đ6 L

    62

    Tổ chức quản lý tập thể chỉ dẫn địa lý là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý

     

    X

    K4, Đ121 L

    63

    Tất cả các hành vi sử dụng nhãn hiệu hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

     

    X

    c, K3, Đ129 L

    64

    Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định bắt buộc quyền chuyển giao sử dụng sáng chế mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế

    X

     

    Đ145 L

    65

    Văn bằng bảo hộ sáng chế có thể bị chấm dứt hiệu lực nếu chủ văn bằng không nộp lệ phí duy trì hiệu lực

    X

     

    A, K1, Đ95 L

    66

    Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền SHTT khi có hành vi xâm phạm

     

    X

    K2,3, Đ198 L

    67

    Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt và không được bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khácđã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc có ngày nộp đơn sớm hơn

     

    X

    K2, Đ74 L

    68

    Người đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó

    X

     

    K4, Đ121 L

    69

    Văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trong 20 năm tính từ ngày cấp

     

    X

    K2, Đ93 L

    70

    Người sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước phải xin phép sử dụng và thanh toán nhuận bút, thù lao

    X

     

    Đ29 Nđ100

    71

    Chỉ có bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý là đối tượng được bảo hộ không xác định thời hạn

     

    X

    Tên TM

    71

    Các thông tin là bí mật kinh doanh có thể bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế

    X

     

    Đ59 L

    72

    Các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương đó đều được sử dụng chỉ dẫn địa lý

     

    X

    Đ79 L

    73

    Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn

     

    X

    K7, Đ93 L

    74

    Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo QĐ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc dạng không độc quyền

    X

     

    a, K1,Đ146 L

    75

    Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng là không xác định

    X

     

    Nđ 06/2001

    76

    Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ nếu điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi

     

    X

    g, K1, Đ95 L

    77

    Văn bằng bảo hộ sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực

    X

     

    a, K1, Đ96 L

    78

    Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo QĐ của CQNN có TQ có quyền chuyển giao quyển sử dụng đó cho một người khác theo một hợp đồng thứ cấp

     

    X

    c, K1, Đ146 L

     

    Cập nhật bởi Gagagirl ngày 15/03/2017 07:30:04 CH

    "Pháp luật là đạo đức biểu hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong"

    -Abraham Lincoln-

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Gagagirl vì bài viết hữu ích
    hoangdes0212 (05/11/2017) tathimyduyen (17/06/2017)
  • #474530   14/11/2017

    TruongMinhNgoc
    TruongMinhNgoc

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp tên gọi 2 hãng nc mắm

    Công ty TNHH kinh doanh nước mắm hưng thịnh ở tỉnh kiên giang đã được đang kí và được cấp gcn nhãn hiệu "Hưng Thịnh" cho sp nc mắm từ năm 2003.cty tnhh hưng thịnh khiếu nại đến cq có thẩm quyền về hành vi sản xuất và bán sp nc mắm mang nhãn hiệu "hồng thịnh" của cơ sở nc mắm hưng thịnh tại bình dương. Cty tnhh hưng thịnh cho rằng vc sd các tên tm và nhãn hiệu của cơ sở nc mắm hưng thịnh ở bduog đã lm cho ng tiêu dùng nhầm lẫn giữa 2 sp nc mắm hưng thịnh và hồng thịnh cùng 1 ng.gốc.trong khi đó,hưng thịnh là thương hiệu lớn,đc công nhận là hàng vn clc hơn 10 năm nay Cơ sở hưng thịnh cho rằng vc họ sd tên tm "cs nc mắm hưng thịnh" ko trái pl vì nó đc ubnd huyện dĩ an cấp giấy đk kd,đồng thời họ sử dụng nhãn hiệu hồng thịnh cũng ko xâm phạm quyền shtt. Phân tích và đưa ra cách giải quyết tình huống.
     
    Báo quản trị |  
  • #476916   01/12/2017

    Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng bản quyền

    Chào Luật sư;
    Em là sinh viên năm ba trường đại học kinh tế quốc dân và hiện tại em đang có một vấn đề thắc mắc liên quan đến hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, rất mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư ạ.
    Tháng 12/2015, công ty Cổ phần Kỷ lục có ký kết 1 hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng bản quyền đề án "Hành trình sáng tạo độc bản tại Việt Nam" thuộc sở hữu của mình với bên nhận chuyển giao là công ty TNHH Bình Minh. để phân tích rõ các điều khoản của hợp đồng này thì em có thể dựa vào những căn cứ pháp lý là những văn bản quy phạm pháp luật nào ạ?  Chuyển giao quyền sử dụng bản quyền ở đây có giống với việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả được quy định ở điều 47 luật sở hữu trí tuệ 2005 không ạ? 
    Em rất mong nhận được sự giúp đỡ từ luật sư ạ. Em xin chân thành cảm ơn ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #478784   15/12/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Tính lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ

    ·         Quyền sở hữu trí tuệ là “quyền có tính lãnh thổ”, nghĩa là chúng thường chỉ được bảo hộ trong lãnh thổ một nước (ví dụ, nước Việt Nam) hoặc trong lãnh thổ một khu vực (ví dụ, trong lãnh thổ các nước thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI)) nơi đăng ký và nhận được sự bảo hộ. Vì vậy, một công ty đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp hợp pháp ở thị trường nội địa và đã được cấp các quyền thì không có nghĩa là quyền sở hữu trí tuệ đó chỉ được bảo hộ tại quốc gia đã đăng ký mà không mang lại sự bảo hộ ở thị trường khác, trừ khi các quyền đó đã được đăng ký và được cấp bởi cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia (hoặc khu vực) của thị trường khác có liên quan.

    ·         Quyền Sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Và một trong những đặc điểm đặc trưng của quyền Sở hữu trí tuệ là mang tính lãnh thổ, theo đó quyền sở hữu trí tuệ phát sinh trên cơ sở pháp luật nước nào thì chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ nước đó.

    ·         Trong lĩnh vực quyền tác giả, để quyền tác giả phát sinh trên cơ sở pháp luật nước này được bảo hộ ở nước khác, các nước phải ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về quyền tác giả hoặc cùng nhau chấp nhận bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại (ví dụ như Công ước Berne 1886). Tuy nhiên, pháp luật quốc gia nơi quyền tác giả được bảo hộ sẽ điều chỉnh các nội dung của quyền tác giả như loại hình tác phẩm được bảo hộ, thời hạn bảo hộ, các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, các chủ sở hữu tác phẩm và các nội dung khác của quyền tác giả. Không một quốc gia nào có thể thông qua pháp luật nước mình áp đặt việc bảo hộ quyền tátác giả ở một quốc gia khác.

    ·         Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, phần lớn các quyền sở hữu công nghiệp (trừ tên thương mại và bí mật kinh doanh) chỉ phát sinh khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ và văn bằng này chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ của quốc gia đã cấp văn bằng đó. Đối với các đối tượng này, để đạt được sự bảo hộ tại nước ngoài, chủ sở hữu công nghiệp phải nộp đơn đăng ký bảo hộ tại nước ngoài và chỉ được bảo hộ khi văn bằng được cấp. Còn đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ mà quyền sở hữu công nghiệp đối với chúng phát sinh một cách tự động thì chúng cũng chỉ được bảo hộ trên lãnh thổ 1 quốc gia khi đáp ứng yêu cầu cụ thể của pháp luật quốc gia đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #488094   28/03/2018

    Hien97
    Hien97

    Sơ sinh


    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân tích thủ tục cấp bằng sáng chế

    phân tích thủ tục cấp bằng sáng chế với cá nhân, tổ chức nước ngoài

     
    Báo quản trị |  
  • #487914   26/03/2018

    Hongphuc2605
    Hongphuc2605

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tội xâm phạm sở hữu

    A và B cùng nhau đi cướp tài sản là 5 chiếc đồng hồ ngoại nhưng A đi bán dc 190tr mà về nói với B có 80tr thì A mắc tội gì. Có theo điều 174 blhs 2015 k??? Mọi người giúp e với ạ
     
    Báo quản trị |  
  • #489201   10/04/2018

    Quangthok5
    Quangthok5

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Câu hỏi luật sở hữu trí tuệ.nhò các bạn tư vấn

    Tổng công ty sữa VN chủ sở hữu nhãn hiệu Vinamilk Theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 030612 do cục shtt cấp 8/1/1990 ngày 20/7/2006 tct xuất khẩu một container 10000 hợp sữa tươi nguyên chất bị hải quan lập biên bản vì trên hộp sữa có sử dụng hình lôg con bò sữa trong đó hình con bò sữa lại không có trong nhãn hiệu đăng ký bảo hộ . Vì vậy không được xuất hàng. Hãy cho biết tct sử dụng nhãn hiệu Vinamilk cũng với nhan hiệu lo gô con bò sữa có vi phạm pháp luật về nhãn hiệu kg và có bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của người khác không?
     
    Báo quản trị |