Phụ cấp độc hại là gì? Phụ cấp độc hại có được miễn thuế TNCN không?

Chủ đề   RSS   
  • #604563 07/08/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Phụ cấp độc hại là gì? Phụ cấp độc hại có được miễn thuế TNCN không?

    Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa giáo dục mầm non vào ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Vậy phụ cấp độc hại là gì, có được miễn thuế TNCN không?

    Vừa qua, trên Fanpage Chính phủ đã đưa tin việc đang xem xét đưa giáo dục Mầm non vào ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Khi thuộc nhóm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động sẽ được hưởng quyền lợi, như phụ cấp nghề nặng nhọc, độc hại, tuổi nghỉ hưu được thấp hơn, nhiều chế độ, chính sách… Vậy phụ cấp độc hại là gì?

    Phụ cấp độc hại là gì?

    Có thể hiểu, phụ cấp độc hại là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là sự suy giảm khả năng lao động.

    Đây là khoản phụ cấp áp dụng đối với người lao động làm công việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, và tùy thuộc vào từng đối tượng lao động và từng công việc khác nhau mà khoản phụ cấp sẽ khác nhau.

    Theo đó, việc xác định người lao động có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không thì chúng ta căn cứ vào Danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm mới nhất được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, bao gồm:

    - Khai thác khoáng sản; Cơ khí, luyện kim; Hoá chất; Vận tải; Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi;

    - Điện; Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông; Sản xuất xi măng; Sành sứa, thuỷ tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ; Da giày, dệt may;

    - Nông nghiệp và lâm nghiệp (bao gồm trồng trọt, khai thác, chế biến nông, lâm sản, chăn nuôi - chế biến gia súc, gia cầm); Thương mại; Phát thanh, truyền hình; Dự trữ quốc gia;

    - Y tế và dược; Thuỷ lợi; Cơ yếu; Địa chất; Xây dựng (xây lấp); Vệ sinh môi trường; Sản xuất gạch, gốm, sứ, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, vật liệu xây dựng; Sản xuất thuốc lá;

    - Địa chính; Khí tượng thuỷ văn; Khoa học công nghệ; Hàng không; Sản xuất, chế biến muối ăn; Thể dục - Thể thao, văn hoá thông tin; Thương binh và xã hội; Bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát;

    - Du lịch; Ngân hàng; Sản xuất giấy; Thuỷ sản; Dầu khí; Chế biến thực phẩm; Giáo dục - đào tạo; Hải quan; Sản xuất ô tô xe máy.

    Xem chi tiết và tải Danh mục

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/08/07/attachfile001%20(6).doc

    Trong Danh mục trên sẽ quy định chi tiết các công việc trong từng ngành nghề và đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc. Các đặc điểm điều kiện lao động này được chia thành các điều kiện lao động loại 6, loại 5 và loại 4.

    Phụ cấp độc hại có được miễn thuế TNCN hay không?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật thuế TNCN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật TNCN sửa đổi 2012, quy định về các loại thu nhập chịu thuế TNCN, trong đó có quy định trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định, bao gồm phụ cấp độc hại.

    Đồng thời tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC) cũng quy định các khoản phụ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN gồm:

    - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

    Như vậy các khoản phụ cấp độc hại sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

    Nếu thuộc ngành nghề nặng nhọc, độc hại, giáo viên mầm non sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

    Khi thuộc nhóm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động sẽ được hưởng quyền lợi, như phụ cấp nghề nặng nhọc, tuổi nghỉ hưu được thấp hơn, nhiều chế độ, chính sách...

    Cụ thể, nghỉ phép năm: Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động được nghỉ phép hằng năm 14 ngày hưởng nguyên lương.

    Chế độ ốm đau: Điều 26 Luật BHXH năm 2014 quy định, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưởng chế độ ốm đau với số ngày: 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm (điều kiện bình thường là 30 ngày); 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 đến dưới 30 năm (điều kiện bình thường là 40 ngày); 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên (điều kiện bình thường là 60 ngày).

    Chế độ hưu trí: Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu.

     
    4645 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (22/08/2023) ntdieu (07/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận