Phụ cấp độc hại đối với nhân viên QC

Chủ đề   RSS   
  • #464471 14/08/2017

    Phụ cấp độc hại đối với nhân viên QC

    Hiện tại, trong công ty có 1 bộ phận Chế biến sản xuất, công việc chính của các Nhân viên QC (Quality Control) trong bộ phận này là giám sát công nhân chế biến thủy sản để đảm bảo họ thực hiện đúng quy trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

    Môi trường làm việc của các NV QC là trong phân xưởng sản xuất chế biến thủy sản, thường xuyên lạnh và ẩm ướt.

    Vì thế, mặc dù các nhân viên QC này không trực tiếp tham gia vào công đoạn chế biến thủy sản tuy nhiên họ thường xuyên ở trong môi trường làm việc như trên.

    Công ty có tham khảo Quyết định Số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương Binh & Xã hội về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phần thủy sản thì có thấy thông tin dưới đây.

    4. Thủy sản:

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

     

    Điều kiện lao động loại IV

     

    1

    Chế biến thủy, hải sản đông lạnh

    Phải đứng suốt ca làm việc, thường xuyên tiếp xúc với nước lạnh, nơi làm việc lầy lội, ẩm ướt.

    2

    Vận hành hệ thống thiết bị chế biến thủy, hải sản

    Tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với nóng, ồn, nơi làm việc ẩm ướt.

    3

    Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lạnh, kho lạnh, hệ thống sản xuất đá cây, đá vẩy.

    Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với lạnh.

    4

    Chế biến chượp,mắm tôm, mắm kem, nước mắm, thủy, hải sản khô; xúc rửa bao bì, bể chượp.

    Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc lầy lội, ẩm ướt.

     

    Công ty đang có thắc mắc là các NV này có làm công việc nằm trong nhóm ngành nghề công việc độc hại, nguy hiểm để có thể hưởng các chế độ liên quan hay không?

    Mong được giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn.

     
    5402 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #464478   14/08/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Mình nghĩ trường hợp trên của bạn hỏi là không được, và nếu có được thì được áp dụng tại một văn bản hướng dẫn khác. Bởi đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc trong danh mục trên là người lao động phải đứng suốt ca làm việc, thường xuyên tiếp xúc với nước lạnh, nơi làm việc lầy lội, ẩm ướt. Còn  nhân viên QC sẽ giám sát các công đoạn sản xuất và ở khâu thành phẩm để kiểm tra chất lượng của các sản phẩm, ko trực tiếp làm và ít tiếp xúc với sản phẩm chế biến. Và mình nghĩ nhân viên QC tại các công đoạn khác nhau thì tính chất công việc cũng khác nhau. Bạn cần cung cấp, mô tả đầy đủ các thông tin để có nhận được sự tư vấn chính xác nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #465014   19/08/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Trong trường hợp nếu Công ty Thủy sản bạn làm việc không phải là công ty thuộc sở hữu của Nhà nước, hoặc không phải đơn vị sự nghiệp độc lập thì không được hưởng phụ cấp độc hại theo các chế định quy định như đối với cán bộ, công chức, viên chức. Mà trong trường hợp này, sẽ được hưởng chế độ phụ cấp độc hại dựa theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa người lao động với công ty, hoặc được giải quyết chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. Cụ thể, theo quy định của Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật phải đáp ứng điều kiện sau:
    1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
    a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
    b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
    Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |