Cụ thể khái niệm của 02 điều kiện loại trừ Trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
"Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên" (Điều 22.1)
"Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa" (Điều 23.1)
Tuy đã có ví dụ của một anh ở bình luận trên nhưng mình cũng tham gia bình luận bằng một bài so sánh giữa hai điều kiện này trên cơ sở lý thuyết:
1. Giống nhau
- Người thực hiện hành vi đứng trước 01 sự nguy hiểm đáng kể;
- Hành vi này gây ra một thiệt hại khác;
- Mục đích của hành vi gây thiệt hại đó là nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp (của mình, của người khác...);
- Và hành vi đó không phải là tội phạm vì được loại trừ trách nhiệm hình sự.
2 Khác nhau
- Về nguồn của nguy hiểm:
+ PVCĐ: nguồn của nguy hiểm đến từ con người (bao gồm cả trẻ em và người tâm thần);
VD: người đánh mình, hiếm dâm bạn gái mình...
+ TTCT: nguồn của nguy hiểm đến từ yếu tố ngoài con người (thiên tai, hỏa hoạn...)
VD: Cháy nhà, lũ quét, sét, chó dữ...
Ở đây dùng từ "nguồn" tức là sự nguy hiểm đó là tự sự kiện trực tiếp gây ra, cho dù là do con người đốt thì nguồn của sự nguy hiểm này vẫn là đám cháy và đó không phải con người.
- Đối tượng gây thiệt hại: (đối tượng mà người thực hiện hành vi chống trả hoặc ở tình thế caps thiết gây thiệt hại)
+ PVCĐ: chỉ nhắm vào người có hành vi xâm hại mình;
VD: B đánh A thì A phòng vệ chỉ bằng cách xâm hại ngược lại đến A.
+ TTCT: có thể gây thiệt hại cho bên thứ 3.
VD: Nhà hàng xóm bị cháy, và chỉ có một ống bơm nước của nhà hàng xóm, và đó là cách duy nhất để chữa cháy mà nhà hàng xóm không mở cửa thì mình có thể phá của để bơm nước chữa cháy.
- Sự lựa chọn hành vi:
+ PVCĐ: không phải là biện pháp cuối cùng, hay duy nhất.
VD: B đánh A thì mặc dù A có thể chạy, nhưng A phòng vệ bằng cách đánh lại thì cũng được xem là PVCĐ.
+ TTCT: hành vi gây thiệt hại phải là phương án cuối cùng và duy nhất.
VD: (như tình huống cháy nhà trên thì) việc phá cửa nhà hàng xóm để bơm nước chữa cháy phải là biện pháp cuối cuối cùng và duy nhất. Nếu có một vòi nước khác tương tự như vậy (khoảng cách, điều kiện nước) mà lại đập cứa thì hành vi đó không được xem là TTCT.
- Hậu quả của hành vi:
+ PVCĐ: hậu quả có thể nhỏ, bằng hoặc lớn hơn hành vi xâm phạm;
+ TTCT: hậu quả phải nhỏ hơn hậu quả của sự nguy hiểm.
Cập nhật bởi ductho20995 ngày 28/01/2018 05:32:47 CH