Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

Chủ đề   RSS   
  • #297826 18/11/2013

    thaolf

    Male
    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

    Xin chào các anh chị và các bạn.

    Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là 2 tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Khi tìm hiểu về vấn đề này tôi còn gặp khó khăn trong việc phân biệt sự khác nhau giữa 2 khái niệm trên. Vì vậy mong anh chị và các bạn cho tôi vụ án thực tế để ví dụ về 2 trường hợp trên.

    Xin cảm ơn.

     
    66626 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thaolf vì bài viết hữu ích
    xuantruongtrinh (15/07/2020) Khooilhc (20/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #297833   18/11/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Ví dụ:

    Trên đường đi làm về A bị một nhóm thanh niên vây đánh tới tấp, trong lúc đó A tự vệ bằng cách đánh lại nhóm thanh niên để bỏ chạy, hậu quả 1 người trong nhóm thanh niên bị chết thì có thể coi đây là tự vệ chính đáng chứ ko phải giết người.

    Để cứu ngăn ngừa đám lửa cháy, B quyết định phá nhà C để ngăn đám lửa, nếu ko phá nhà C thì đám lửa đó tiếp tục đốt cháy nhiều nhà khác và gây thiệt hại nhiều hơn, trong trường hợp này việc phá nhà C của B là tình thế cấp thiết.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    thaolf (18/11/2013) saoxet1410@gmail.com (01/06/2019)
  • #297836   18/11/2013

    thanhtamdt
    thanhtamdt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trong nhiều tình huống tôi cũng bị phân vân không biết thế nào là phòng vệ chính đáng. Cảm ơn vì topic đã cho tôi hiểu rõ hơn!.

     
    Báo quản trị |  
  • #298111   19/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Điều 15. Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

     

    Như vậy phòng vệ chính đáng thì thường liên quan đến sức khỏe và tính mạng của các bên.

     

    Điều 16. Tình thế cấp thiết

    1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

    Hành  vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

     

    Tình thế cấp thiết thì thường liên quan đến tài sản, vật chất nhiều hơn

    Như hai ví dụ mà bạn phamthanhhuu nêu trên.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    thaolf (19/11/2013) TrangPham030294 (08/10/2014)
  • #483538   28/01/2018

    ductho20995
    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Theo như Bộ Luật Hình sự (tại thời điểm trả lời cho bài viết là BLHS 2015 được sđ,bs 2017) thì Phòng vệ chính đáng và Tình thế cấp thiết được quy định tại Điều 22 và Điều 23.
    Cụ thể khái niệm của 02 điều kiện loại trừ Trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
    "Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên" (Điều 22.1)
    "Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa" (Điều 23.1)
    Tuy đã có ví dụ của một anh ở bình luận trên nhưng mình cũng tham gia bình luận bằng một bài so sánh giữa hai điều kiện này trên cơ sở lý thuyết:
    1. Giống nhau
    - Người thực hiện hành vi đứng trước 01 sự nguy hiểm đáng kể;
    - Hành vi này gây ra một thiệt hại khác;
    - Mục đích của hành vi gây thiệt hại đó là nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp (của mình, của người khác...);
    - Và hành vi đó không phải là tội phạm vì được loại trừ trách nhiệm hình sự.
    2 Khác nhau
    - Về nguồn của nguy hiểm:
    + PVCĐ: nguồn của nguy hiểm đến từ con người (bao gồm cả trẻ em và người tâm thần);
    VD: người đánh mình, hiếm dâm bạn gái mình...
    + TTCT: nguồn của nguy hiểm đến từ yếu tố ngoài con người (thiên tai, hỏa hoạn...)
    VD: Cháy nhà, lũ quét, sét, chó dữ...
    Ở đây dùng từ "nguồn" tức là sự nguy hiểm đó là tự sự kiện trực tiếp gây ra, cho dù là do con người đốt thì nguồn của sự nguy hiểm này vẫn là đám cháy và đó không phải con người.
    - Đối tượng gây thiệt hại: (đối tượng mà người thực hiện hành vi chống trả hoặc ở tình thế caps thiết gây thiệt hại)
    + PVCĐ: chỉ nhắm vào người có hành vi xâm hại mình;
    VD: B đánh A thì A phòng vệ chỉ bằng cách xâm hại ngược lại đến A.
    + TTCT: có thể gây thiệt hại cho bên thứ 3.
    VD: Nhà hàng xóm bị cháy, và chỉ có một ống bơm nước của nhà hàng xóm, và đó là cách duy nhất để chữa cháy mà nhà hàng xóm không mở cửa thì mình có thể phá của để bơm nước chữa cháy.
    - Sự lựa chọn hành vi:
    + PVCĐ: không phải là biện pháp cuối cùng, hay duy nhất.
    VD: B đánh A thì mặc dù A có thể chạy, nhưng A phòng vệ bằng cách đánh lại thì cũng được xem là PVCĐ.
    + TTCT: hành vi gây thiệt hại phải là phương án cuối cùng và duy nhất.
    VD: (như tình huống cháy nhà trên thì) việc phá cửa nhà hàng xóm để bơm nước chữa cháy phải là biện pháp cuối cuối cùng và duy nhất. Nếu có một vòi nước khác tương tự như vậy (khoảng cách, điều kiện nước) mà lại đập cứa thì hành vi đó không được xem là TTCT.
    - Hậu quả của hành vi:
    + PVCĐ: hậu quả có thể nhỏ, bằng hoặc lớn hơn hành vi xâm phạm;
    + TTCT: hậu quả phải nhỏ hơn hậu quả của sự nguy hiểm.
    Cập nhật bởi ductho20995 ngày 28/01/2018 05:32:47 CH
     
    Báo quản trị |