Phong tục cổ truyền ngày tết

Chủ đề   RSS   
  • #239663 15/01/2013

    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Phong tục cổ truyền ngày tết

    Một mùa xuân nữa lại về trên khắp nẻo đường của Việt Nam thân yêu. Những sắc đào đỏ thắm miền bắc, sắc mai vàng miền Nam đã và đang tô điểm báo hiệu cho tết cổ truyền và một mùa xuân đang đến. Nhân dịp tết Quý tị xin gửi lời chúc may mắn, an khang, thịnh vượng tới LawSoft và toàn thể Cộng đồng dân luật.

    Có lẽ tết cổ truyền là dịp để sum họp, sum vầy bên mơm cơm ấm cúng gia đình. Dù ai đi xuôi, đi ngược cũng thu xếp công việc để về với tổ tiên gia đình bên ngày tết thấm đượm tính dân tộc Việt Nam. Tết cổ truyền là vậy thuở nhỏ tôi không thể quên những phong tục nhỏ như đã len lỏi vào trong tiềm thức của tôi mỗi độ tết đến xuân về. Ngồi bên bếp trông nồi bánh Chưng nhìn ánh lửa hồng mới thấy ấm cúng làm sao. Mỗi miền của cả nước đều có những phong tục, có những đặc sản để chào đón tết cổ truyền riêng. Do vậy bài viết chỉ đề cập đến một vài phong tục ngày tết!

    Tiễn ông táo về trời

    Đây là "hoạt động" đầu tiên trong những ngày cuối năm báo hiệu một cái Tết sắp đến. Theo dân gian, Ông Táo là người canh giữ bếp và nắm mọi hoạt động trong nhà. Ngày 23 tháng Chạp là ngày Ông Táo về trời để báo cáo hoạt động một năm qua của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng Đế.

    Để ông Táo "đi" được nhanh chóng và báo cáo tốt thì buổi tiễn phải long trọng với đầy đủ lễ vật,gồm có: nhang (hương), nến, hoa quả, mũ đàn ông, đàn bà và giấy tiền đều bằng vàng mã, cá chép sống bơi trong chậu nước. Cá chép sẽ giúp Ông Táo vượt Vũ môn để lên trời gặp Thượng đế. Ngày nay, đôi khi cá chép sống cũng được thay bằng vàng mã. Tiễn Ông Táo đi, người ta cũng không quên đón Ông Táo về vào chiều ngày 30 (hoặc 28,29 nếu là tháng thiếu), trước Giao thừa.

    Dọn dẹp, tân trang lại nhà cửa

    Có thể hiểu nôm na là "đón cái mới - tiễn cái cũ", bằng cách dọn dẹp sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, hoặc những đồ cũ không dùng tới, để dành chỗ đón cái mới - quần áo mới, vật dụng mới...

    Từ đêm giao thừa, người lớn tuổi trong nhà đã nhắc nhở anh em, con cháu không được cãi nhau, gây bất hòa, trẻ nhỏ không nghịch phá, đánh nhau, mọi người tránh nói những điều gở, tránh nói tục chửi bậy, gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói cười vui vẻ, hòa nhã, mong năm mới sẽ được tốt đẹp. Phong tục này là một thói quen tốt, vẫn được duy trì dù ở thôn quê hay thành phố.

    Trồng cây nêu

    Trong dân gian, phong tục trồng cây nêu của người xưa tức là trồng một cây tre trước nhà, mỗi bên một cây, trên ngọn cây treo những thứ có thể tạo ra tiếng động hoặc hình ảnh phất phơ trong gió (khác nhau tùy theo vùng miền), với ngụ ý là để đánh động, xua đuổi ma quỷ không dám đặt chân vào nhà. Ngày nay, phong tục này ở thành phố ít người còn làm vì... khó thực hiện được. Không có cây tre nên nhiều nhà dùng hai cây mía để hai bên trên bàn thờ, bên trên ngọn cây mía treo một cành cây như xương rồng hay cay khác mang tính tượng trưng.

    Gói bánh chưng bánh tét

    Gói bánh chưng là một nét văn hóa đẹp của phong tục ngày Tết

    Phong tục gói bánh chưng, bánh tét là để nhớ về cội nguồn cũng như cầu mong cho năm mới mọi thứ sinh sôi nảy nở (như hạt nếp), no đủ, mọi sự thành công, vuông tròn, tốt đẹp. Ở miền Bắc người ta gói bánh chưng còn miền Nam gói bánh tét. Công việc gói bánh trải qua nhiều công đoạn, cần sự hợp tác của nhiều người, mỗi người phụ trách một khâu như rửa lá, lau lá, vo gạo, ngâm gạo, nấu đậu, ướp thịt... rồi lại cùng nhau ngồi trông nồi bánh, ôn chuyện cũ, bàn chuyện mới,sum họp đầm ấm. Ngày nay, do cuộc sống bận rộn, điều kiện ở thành phố hạn chế nên phần nhiều người ta không tự gói  bánh mà mua ở ngoài hàng hoặc được biếu để dùng.

    Cúng giao thừa
    Mâm cúng giao thừa

    Theo dân gian, nguồn gốc của phong tục này là để tạ ơn Trời Đất. Hầu như nhà nào cũng có một mâm cỗ cúng Giao thừa với: một con gà luộc để nguyên không chặt, trái cây, mứt, bánh kẹo mỗi thứ một ít, hai cây nến, giấy tiền vàng mã và nhang (hương). Khi thời khắc Giao thừa đến thì đặt mâm cúng ở trước sân, đối diện giữa cửa chính, người chủ gia đình sẽ thắp nhang lạy tạ trời đất và cầu xin mọi điều tốt lành cho gia đình mình.

    Hái lộc đầu xuân

    Vào đêm Giao thừa hoặc sang mùng Một, hái một cành lộc mới, đem chồi non về nhà để mong sao năm mới mọi thứ nảy lộc đâm chồi tươi tốt. Ngày nay ở thành phố, việc hái lộc làm một điều khó khăn vì... biết hai lộc ở đâu bây giờ? Thế nên nhiều nhà chùa thường bị bẻ sạch cành cây trong đêm 30 khi người ta đến viếng. Phong tục hái lộc hầu như ít thấy ở thành phố.

    Xông nhà, xông đất

    Theo dân gian, kể từ sau đêm Giao thừa, người nào đặt chân đến nhà đầu tiên gọi là xông đất (xông nhà). Người được chọn xông nhà thường là hàng xóm láng giềng, lớn tuổi, có đạo đức, thành công, tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn, có uy tín trong cộng đồng. Hầu như người được mời xông nhà đều không từ chối vì có niềm tin, niềm vui là mình đang làm điều tốt.

    Nếu không tìm được người xông nhà thì người chủ gia đình - thường là người đàn ông năm vai trò trụ cột - sẽ tự xông nhà mình, để "phần" cho người khác "nặng vía" hoặc có điều xui xẻo, có tang xông... Những người gia đình có tang cũng kiêng không đến nhà người khác chúc Tết. Mặc dù mang yếu tố tâm linh, không có cơ sở khoa học nhưng đa phần mội người đều theo bơi tin rằng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành".

    Chúc Tết

    Ngày Tết chúc nhau những điều tốt đẹp là một trong những phong tục không thể thiếu. Trẻ nhỏ cũng được dạy để chúc những lời hay đến ông bà, cha mẹ, anh chị, người thân quen. Thường thì người ta chúc nhau sức khỏe, tiền tài, chúc làm ăn phát tài, gia đình hạnh phúc, thành công... Chỉ lưu ý để lời chúc có ý nghĩa, phù hợp từng đối tượng, chẳng hạn người lớn tuổi thì chúc cóc sức khỏe, sống lâu, nhiều phúc, người làm ăn thì chúc phát tài, trẻ con thì chúc hay căn chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi...

    Mừng tuổi

    Đi kèm với chúc Tết là phong tục mừng tuổi. Người lớn sẽ mừng tuổi trẻ con một ít tiền nhỏ để trong một phong bì đỏ (gọi là bao lì xì) để "tặng lộc" cho bé. Món tiền chỉ là tượng trưng, không nặng về vật chất, miễn sao đồng tiền mới, phẳng phiu, không dùng tiền cũ nát...

    Ngày nay, đây có lẽ là phong tục chịu "thương mại hóa" nhiều nhất vì khá nhiều người tạo cho mình, con em mình thói quen đòi nhận tiền mừng tuổi với giá trị lớn, và một phần người lớn biến việc mừng tuổi thành việc trao đổi khi tặng món tiền giá trị lớn cho trẻ em nhằm "lấy lòng" cha mẹ chúng để được cái lợi nào đó.

     

     

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    12457 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn leanhthu vì bài viết hữu ích
    garan (16/01/2013) admin (16/01/2013) SAdmin (15/01/2013) khanghailaw (15/01/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #239730   16/01/2013

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần
    Moderator

     

    Thích nhất mỗi cái khoản Mừng Tuổi mà xem ra bây giờ chả được ai mừng nữa cũng nên. Anh leanhthu tết ra nhớ mừng tuổi em đấy nhé. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    leanhthu (16/01/2013)
  • #239755   16/01/2013

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Đầu năm mừng tuổi Gà Rán 2 chai Vokka men he hé tha hồ mà ổn. Rượu mừng ngày xuân mà!!!:|

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn leanhthu vì bài viết hữu ích
    garan (16/01/2013)
  • #239788   16/01/2013

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần
    Moderator

     

    Em chỉ nhận lì xì thôi, voka men có mà vỡ mặt ah. 

     
    Báo quản trị |  
  • #490689   30/04/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Qủa thực dù trước đây hay hiện tại bây giờ thì thời khắc mình cảm thấy thiêng liêng và xúc động nhất là cúng giao thừa. Đây dường như là phút giây đậm không khí ngày Tết nhất. Còn gì vui bằng cả nhà cùng nhau chào đón thời khắc đầu tiên của năm mới, chúc nhau những lời chúc may mắn và lì xì cho nhau nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #493124   31/05/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Mặc dù không còn nhỏ nhưng mỗi khi đến Tết tâm trạng luôn háo hức, mong chờ. Tết không chỉ được nghỉ ngơi dài ngày sau một năm làm việc vất vả mà còn là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, kể cho nhau nghe về những việc đã làm trong một năm qua. Nhắc đến Tết thì toàn những câu chuyện vui thôi, điều vui hơn nữa là mặc dù đã "có tuổi" nhưng năm nào đến Tết cũng nhận được lì xì.

     
    Báo quản trị |  
  • #503183   26/09/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Chỉ còn vài tháng nữa là đến Tết nữa rồi, đối với những đứa con xa nhà thì rất mong đến ngày ấy để được về nhà, đoàn tụ bên gia đình, làm những công việc ngày Tết, dọn dẹp nhà cửa, trang trí, chuẩn bị mâm ngũ quả, gói bánh chưng, bánh tét... chỉ cần nghĩ đến thôi là đã thấy rạo rực trong lòng rồi.

    Cập nhật bởi giangthingochuong ngày 26/09/2018 12:51:22 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #503185   26/09/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Bây giờ thời buổi đã khác, nhiều phong tục tập quán truyền thống đã không còn được giữ nữa mà thay vào đó là mua những đồ làm sẵn để mọi người tiết kiệm thời gian hơn và đỡ vất vả hơn. Dù tạ làm hay mua thì mọi người vẫn đều có ý nghĩ giữ gìn những nét đẹp của phong tục tập quán.

     
    Báo quản trị |