Phông bạt là gì trên Facebook? Phông bạt có liên quan gì đến quyên góp từ thiện?

Chủ đề   RSS   
  • #616345 13/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1018)
    Số điểm: 17261
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 343 lần
    SMod

    Phông bạt là gì trên Facebook? Phông bạt có liên quan gì đến quyên góp từ thiện?

    Ta thường nghe đến “phông bạt” như một từ lóng trên các trang mạng xã hội. Vậy phông bạt là gì trên Facebook, Tiktok? Tại sao lại nói một số người quyên góp từ thiện là “sống phông bạt”?

    Phông bạt là gì trên Facebook? Phông bạt có liên quan gì đến quyên góp từ thiện?

    Phông bạt thực chất là một loại vật liệu thường được sử dụng để trang trí, quảng cáo hoặc che chắn trong các sự kiện, hội chợ, buổi lễ, hay các hoạt động ngoài trời. Phông bạt thường được làm từ chất liệu bạt nhựa, có khả năng chống nước và bền với thời tiết. Nó có thể được in hình ảnh, logo, thông điệp quảng cáo, giúp thu hút sự chú ý của người xem. Phông bạt cũng có thể được sử dụng để tạo không gian riêng tư hoặc làm nền cho các hoạt động biểu diễn.

    Tuy nhiên, ngày nay phông bạt còn là một từ lóng để chỉ một lối sống giả tạo, nơi mọi thứ đều được tô điểm và chỉnh sửa để giấu đi những khuyết điểm và sự thật. Những người sống phông bạt thường xây dựng một hình ảnh hoàn hảo, hào nhoáng về bản thân trên mạng xã hội, nhưng thực chất là trái ngược lại.

    Một bộ phận người dùng internet cũng dùng cách nói phông bạt để ám chỉ những người không quyên góp từ thiện, hoặc có quyên góp nhưng với số tiền ít hơn những gì họ khoe lên mạng xã hội như Facebook, Tiktok, thậm trí chỉnh sửa màn hình giao dịch lừa mọi người để thỏa mãn lối sống phông bạt của mình.

    Trên đây là giải thích cho câu hỏi phông bạt là gì trên Facebook và có liên quan gì đến quyên góp từ thiện. Lưu ý, thông tin giải đáp mang tính chất tham khảo.

    Phông bạt trong quyên góp từ thiện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Trên thực tế thì việc phông bạt, nói dối về số tiền quyên góp từ thiện của bản thân hiện không có quy định xử phạt. Tuy nhiên, nếu một cá nhân đứng ra đại diện cho một tổ chức quyên, một cộng đồng quyên góp tiền từ thiện nhưng không gửi đi hết số tiền của tổ chức, cộng đồng đã giao mà giữ lại trục lợi cho mình thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

    - Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    + Có tổ chức;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Tái phạm nguy hiểm;

    + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    + Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Như vậy, tùy theo số tiền mà người đó đã chiếm đoạt, trục lợi cá nhân trên tiền quyên góp từ thiện chung của tổ chức, cộng đồng thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến chung thân.

    Xem thêm: Thâm hụt tiền từ thiện của tập thể bị xử lý thế nào?

    Khi nào cá nhân có thể đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện?

    Theo điểm h khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

    Đồng thời Điều 17 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện như sau:

    - Khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo mẫu quy định.

    Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

    - Cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu. 

    Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

    Như vậy, cá nhân được đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện khi có đủ năng lực hành vi dân sự và đáp ứng các quy định nêu trên.

    Xem thêm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sao kê 12028 trang danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc

     
    627 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận