Phó Giám đốc giữ chức Chủ tịch Công đoàn có hợp pháp không

Chủ đề   RSS   
  • #119545 23/07/2011

    VEAMMOTOR

    Male
    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2010
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 441
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 3 lần


    Phó Giám đốc giữ chức Chủ tịch Công đoàn có hợp pháp không

    Xin Luật sư tư vấn cho vấn đề sau:
    Đơn vị tôi là 1 doanh nghiệp Nhà nước hiện tại có 1 Giám đốc và 4 phó Giám đốc trong đó có 1 Phó Giám đốc đang kiêm nhiệm giữ chức Chủ tịch Công đoàn. Tôi xin hỏi như vậy có hợp pháp hay không? Và vấn đề này được quy định cụ thể trong văn bản nào?
    Rất mong được luật sư tư vấn và hỗ trợ.
     
    43397 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #119788   25/07/2011

    ngoctienns
    ngoctienns

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2011
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 14 lần


    Chào bạn,

    Bạn hỏi: “Đơn vị tôi là 1 doanh nghiệp Nhà nước hiện tại có 1 Giám đốc và 4 phó Giám đốc trong đó có 1 Phó Giám đốc đang kiêm nhiệm giữ chức Chủ tịch Công đoàn. Tôi xin hỏi như vậy có hợp pháp hay không? Và vấn đề này được quy định cụ thể trong văn bản nào?”                 

    Xin trả lời là không có văn bản nào quy định là không hợp pháp.

    Trong một Công ty, Giám đốc là người đại diện cho người sử dụng lao động, người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Công ty, vì vậy tất cả những người khác không phải là Người đại diện cho người sử dụng lao động đều có thể làm Chủ tịch Công đoàn nếu toàn thể CBNV nhất trí bầu, được Ban giám đốc Công ty thông qua và được Công đoàn Cấp Quận, Huyện (nếu Công ty bạn nằm trên địa bàn Quận, Huyện) cho phép thành lập và công nhận.

    Trường hợp Phó giám đốc của Công ty bạn kiêm Chủ tịch công đoàn là hoàn toàn hợp lý, có rất nhiều Công ty đang hoạt động mà Phó giám đốc kiêm Chủ tịch công đoàn hoặc Chủ tịch công đoàn kiêm Phó giám đốc Công ty.

     Theo đánh giá riêng của tôi, một Phó giám đốc kiêm Chủ tịch công đoàn sẽ không phát huy được hết vị trí của Chủ tịch công đoàn, vì: Phó giám đốc là một thành viên của Ban giám đốc, trực tiếp điều hành, quản lý và có quyền ra các quyết định trong mảng công việc được Giám đốc phân công, vì vậy, trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa quyền lợi của Công ty với người lao động, Chủ tịch Công đoàn sẽ rất khó để phân xử theo chiều hướng khách quan và có lợi cho người lao động nhất.

    Tuy nhiên, sẽ có ý kiến cho rằng, Phó giám đốc kiêm chủ tịch công đoàn sẽ có nhiều thuận lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của Người lao động, vì Người đó nằm trong bộ máy của Công ty, hiểu biết được tường tận những hoạt động của Công ty và sẽ có những đấu pháp hợp lý để vừa ít làm ảnh hưởng tới công ty và bảo vệ được quyền lợi cho người lao động.

      Vậy, một người không nằm trong bộ máy lãnh đạo của Công ty làm Chủ tịch công đoàn sẽ có tiếng nói khách quan nhất ? (Ghi chú: Trường hợp này ít khi xảy ra)

    Vài dòng trao đổi, mong nhận được sự đóng góp ý kiến.

     Thân chào,

    ngoctienns@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #119868   25/07/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào bạn #0072bc;">VEAMMOTOR !
    Phó giám đốc làm chủ tịch công đoàn tôi chưa thấy văn bản nào cấm. Tuy nhiên rất đồng tình với quan điểm là khó mà phát huy hết khả năng đấu tranh để giành quyền lợi cho anh em nhân viên.
    Trân trọng!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #119872   25/07/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Công đoàn bây giờ chỉ là hình thức cho có thôi, không có ý nghĩa thực chất.

    Giả sử rằng chủ tịch công đoàn là 1 người lao động, không liên quan gì đến ban giám đốc. Tuy nhiên chủ tịch công đoàn này cũng là nhân viên của công ty, nghĩa là nhận lương theo công việc được giao tại công ty này.

    Liệu có chắc được rằng khi cần tới công đoàn can thiệp thì ông/bà chủ tịch công đoàn này có sẵn sàng từ bỏ nguồn thu nhập của mình để đứng ra bảo vệ quyền lợi cho 1 nhân viên khác hay không ? Tôi không tin chuyện đó xảy ra.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (26/07/2011)
  • #119914   25/07/2011

    baocongdoan
    baocongdoan
    Top 150
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (585)
    Số điểm: 5291
    Cảm ơn: 148
    Được cảm ơn 317 lần


    VEAMMOTOR viết :
    Đơn vị tôi là 1 doanh nghiệp Nhà nước hiện tại có 1 Giám đốc và 4 phó Giám đốc trong đó có 1 Phó Giám đốc đang kiêm nhiệm giữ chức Chủ tịch Công đoàn. Tôi xin hỏi như vậy có hợp pháp hay không? Và vấn đề này được quy định cụ thể trong văn bản nào?
    Chào bạn:

    Phó giám đốc kiêm nhiệm chức chủ tịch công đoàn là hoàn toàn hợp pháp. Nếu được BCH Đảng ủy công ty, công đoàn cấp trên đồng ý và đại hội công đoàn cơ sở tín nhiệm bầu.

    - Theo Hướng dẫn 703/HD-TLĐ hướng dẫn thi hành điều lệ công đoàn Việt Nam có những trường hợp sau không kiêm nhiệm chức danh chủ tịch công đoàn:

    + Đoàn viên công đoàn giữ chức danh chủ tịch hội đồng quản trị

    + Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, giám đốc trong các doanh nghiệp

    + Thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp khu vực nhà nước.

    Thân.  


    After the rain comes the sun!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn baocongdoan vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (26/07/2011)
  • #120355   27/07/2011

    nganguyenthanh
    nganguyenthanh

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần




    Đúng là hiện nay công đoàn tại các công ty chưa thực sự phát huy vai trò của mình. Công đoàn chưa có tiếng nói bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Còn việc phó giám đốc là chủ tịch công đoàn hoàn toàn là hợp pháp.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #154568   12/12/2011

    cainaoduoc
    cainaoduoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 6 lần


    Theo khoản 1.2 Hướng dẫn 703/HD-TLĐ thì những đối tượng không được kết nạp vào tổ chức công đoàn là: "..... Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, hiệu trưởng, viện trưởng và phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được uỷ quyền quản lý các doanh nghiệp, đơn vị thuộc khu vực ngoài nhà nước..."
    Như vậy thì phó giám đốc sẽ không được kết nạp vào tổ chức công đoàn, mà không được kết nạp vào, thì sao được làm chủ tịch công đoàn được bạn.
    Theo hiểu biết của mình là vậy, nếu có gì sai xin các bạn góp ý.

     
    Báo quản trị |  
  • #154593   12/12/2011

    richer266
    richer266
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2009
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 2601
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 81 lần


    Ở Cơ quan cũ của mình thì Phó giám đốc kiêm luôn Chủ tịch công đoàn, mà  mình thấy hầu như là vậy!
     
    Báo quản trị |  
  • #154654   12/12/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Ở chỗ tôi thì chủ tịch công đoàn là một anh công nhân. Anh này thỉnh thoảng vẫn chạy sang "tư vấn pháp luật" với tôi mỗi khi được công đoàn cấp trên "hỏi thăm". Nói chung tôi thấy tổ chức công đoàn trong một số trường hợp là gánh nặng của cả hai phía (doanh nghiệp và nhân viên). Người ta nhớ tới công đoàn bởi vì công đoàn là người phát phong bì cho nhân viên vào dịp sinh nhật, tiền bỏ vào phong bì thì do công ty chuyển qua.

     
    Báo quản trị |  
  • #429058   25/06/2016

    nvcbmt
    nvcbmt

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 197
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Phó Giám đốc khu vực ngoài Nhà nước không được giữ chức Chủ tịch Công đoàn: Hướng dẫn 238/HD-TLĐ, ngày 04/3/2014 của Tổng Liên đoàn lao động VN qui định:

    1.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn.

    a. Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

    b. Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc nhân sự.

    c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

    d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp.

    đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.

    1.3. Những đoàn viên công đoàn nay là chủ doanh nghiệp, đơn vị thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

    1. Đoàn viên công đoàn nay thuộc đối tượng quy định tại điểm b, điểm c, mục 1.2 Hướng dẫn này thì thôi là đoàn viên công đoàn. Trường hợp có nguyện vọng tiếp tục được tham gia sinh hoạt công đoàn thì ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét và công nhận là đoàn viên danh dự.

    1.4. Đối với đoàn viên danh dự:

    a. Được tham gia sinh hoạt công đoàn và các hoạt động do công đoàn tổ chức, được công đoàn khen thưởng theo quy định của Công đoàn. Là đại biểu mời dự đại hội toàn thể công đoàn cơ sở.

    b. Không được biểu quyết và bầu cử khi tham dự các cuộc họp, hội nghị, đại hội của công đoàn. Không được ứng cử, đề cử để bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp và đại biểu dự đại hội đại biểu, hội nghị đại biểu công đoàn các cấp.

    c. Khuyến khích trường hợp tự nguyện đóng đoàn phí và công đoàn cơ sở có trách nhiệm thu.

    Cập nhật bởi nvcbmt ngày 25/06/2016 09:17:52 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #429063   25/06/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Người ta hỏi từ năm 2011, trước khi có cái quyết định 238/HD-TLĐ

     
    Báo quản trị |  
  • #429167   27/06/2016

    nvcbmt
    nvcbmt

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 197
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Mặc dù có văn bản pháp luật nhưng họ vẫn họ vẫn quyết Phó GĐ, Phó CT HĐQT làm Chủ tịch CĐ. Theo tôi để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho người lao động, thì chủ tịch CĐ của DN phải đi thuê, không hưởng lương từ DN

     

     
    Báo quản trị |  
  • #429237   27/06/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn thử nghĩ xem trên cả nước Việt Nam này liệu có bao nhiêu chủ tịch công đoàn đi thuê, không hưởng lương từ doanh nghiệp ?

     
    Báo quản trị |  
  • #429377   29/06/2016

    nvcbmt
    nvcbmt

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 197
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Người lao động kết hôn lần 2, có được nghỉ 03 ngày như Bộ luật lao động qui định không?

    Bộ luật lao động chỉ nêu: 

    Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

    1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

    a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

    b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

    c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

    2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

    3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. 

    Không qui định kết hôn lần thứ bao nhiêu, miễn có kết hôn là được.

    Ví dụ: Bố hoặc mẹ kết hôn thì chỉ có từ lần 2 trở lên

    Cập nhật bởi nvcbmt ngày 30/06/2016 08:24:18 SA Cập nhật bởi nvcbmt ngày 29/06/2016 02:43:20 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #429401   29/06/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn nvcbmt gửi bài nhầm chủ đề à ?

     
    Báo quản trị |  
  • #524168   29/07/2019

    Pháp luật không quy định phó giám đốc không được giữ chức danh chủ tịch công đoàn. Nhưng thực tế hiếm có người lao động chấp nhận phó giám đốc giữ chức danh chủ tịch công đoàn vì nếu trường hợp phó giám đốc giữ chức danh này liệu có đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động không. Việc Phó giám đốc giữ chức danh chủ tịch công đoàn có thể không đảm bảo quyền lợi của nhân viên. 

     
    Báo quản trị |