Phiên tòa có thể vẫn tiến hành xét xử dù vắng mặt những người sau đây

Chủ đề   RSS   
  • #493558 04/06/2018

    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Phiên tòa có thể vẫn tiến hành xét xử dù vắng mặt những người sau đây

    Phiên tòa mà mình đề cập trong bài viết này bao gồm phiên tòa hình sự, phiên tòa dân sự và phiên tòa hành chính. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp…đều là những thành phần quan trọng tại phiên tòa, song, có những trường hợp, những người trong số các thành phần đó dù vắng mặt thì phiên tòa vẫn tiến hành. Cụ thể:

    TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ

    1. Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ (tùy trường hợp mà HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử).

    2. Người làm chứng

    - Nếu đã có lời khai trước đó ở Cơ quan điều tra thì Chủ tọa phiên tòa công bố lời khai.

    - Nếu làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án thì tùy trường hợp, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

    3. Người giám định, người định giá tài sản (tùy trường hợp mà HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử).

    4. Người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử.

    Người bào chữa chỉ định vắng mặt và bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa thì phiên tòa vẫn tiến hành.

    5. Người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị là bị hại, đương sự và người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì HĐXX vẫn tiến hành xét xử.

    Nếu những người này vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì HĐXX có thể tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị hại, đương sự.

    6. Bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, bị kháng nghị nếu vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì HĐXX có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án, quyết định không có lợi cho bị cáo.

    Nếu sự vắng mặt của bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan và sự vắng mặt đó không gây trở ngại cho việc xét xử thì HĐXX vẫn tiến hành xét xử.

    Lưu ý đối với phiên tòa phúc thẩm:

    Người kháng cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị nếu vắng mặt thì phiên tòa phúc thẩm vẫn tiến hành.

    TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ

    1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

    2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;

    3. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có người đại diện tham gia phiên tòa.

    4. Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa;

    Hoặc bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định pháp luật;

    Hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định pháp luật;

    5. Người làm chứng (tùy trường hợp HĐXX quyết định vẫn tiến hành xét xử hay hoãn phiên tòa)

    6. Người giám định (tùy trường hợp HĐXX quyết định vẫn tiến hành xét xử hay hoãn phiên tòa)

    7. Kiểm sát viên

    8. Đương sự không kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa

    TẠI PHIÊN TÒA HÀNH CHÍNH

    1. Kiểm sát viên

    2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

    3. Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt

    4. Người khởi kiện, người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có người đại diện tham gia phiên tòa

    5. Người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ

    6. Người làm chứng trước đó đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án.

    Lưu ý: Người làm chứng vắng mặt thì HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử tùy trường hợp.

    Nếu người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của HĐXX.

    7. Người giám định  (tùy trường hợp HĐXX quyết định vẫn tiến hành xét xử hay hoãn phiên tòa)

    Đối với phiên tòa phúc thẩm:

    Nếu đương sự đã được triệu lập hợp lệ mà mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc đã có đơn xin xét xử vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.

    Đối với phiên tòa giám đốc thẩm:

    Đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị vắng mặt tại phiên tòa thì HĐXX giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa.

    Căn cứ pháp lý:

    - Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    - Bộ luật tố tụng dân sự 2015

    - Luật tố tụng hành chính 2015

     
    12671 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #493604   05/06/2018

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chỉ khi vắng mặt thành viên tiến hành tố tụng (trừ Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính) thì mới không xét xử được.

    Còn đối với những người tham gia tố tụng thì có thể xét xử vắng mặt bất cứ ai, kể cả bị cáo trong vụ án hình sự.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |