Phạt tù tội cướp tài sản có vũ khí

Chủ đề   RSS   
  • #208719 22/08/2012

    mannhan555

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phạt tù tội cướp tài sản có vũ khí

    xin chào luật sư .

    cho Tôi hỏi: về tội cướp tài sản có dùng dao khống chế, cướp ví tiền và dt di động ước tính giá trị tài sản khoảng 4 triệu VND. nhưng chưa gây ra hậu quả gì bị (băt ngay tại hiện trường).

    Em tôi sinh năm 1991. vì đi học xa nhà, có suy ngĩ hồng bột, nhất thời nên phạm tội (phạm tội lần đầu)

    Em Tôi đang là sinh viên DH. có tham gia nhiều hoạt động xã hội: (sinh viên tình nguyện suốt 3 năm được tặng giấy khen tốt. Gia đình tôi có truyền thống cách mạng( ông ngoại, ông nội đều tham gia kháng chiến chống Pháp. Cha Tôi là sĩ quan quân Đội đã mất cách đây 15 năm)

    Xin luật sư cho Tôi hỏi với tình tiết trên thì em Tôi có bị phạt tù không? nếu ph���t tù thì bao nhiêu năm?( nay bị tam giam 3 tháng rùi., gia đình tôi vẫn chưa đươc gặp mặt.)

    Rất mong luật sư trả lời giúp tôi.

     
    25459 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #208732   22/08/2012
    Được đánh dấu trả lời

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định của BLHS thì có khả năng em bạn đã phạm tội theo điểm d khoản 2 Điều 133.

     

     

    Điều 133. Tội cướp tài sản

    1.    Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2.    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    Như vậy, khung hình phạt là từ 7 năm đến 15 năm. Với tình tiết giảm nhẹ như bạn nêu thì Hội đồng xét xử sẽ xem xét áp dụng hình phạt nhẹ nhất có thể cho em bạn.

    Đang trong giai đoạn điều tra nên thân nhân khó gặp mặt. Giai đoạn này chỉ có luật sư có thể gặp mặt nếu được nhờ tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra. Gia đình bạn chờ thêm thời gian nữa sẽ được thăm nuôi vì thời hạn hỏi cung cũng sắp kết thúc rồi...

     

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #213553   13/09/2012

    LoanZjk
    LoanZjk

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2012
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 511
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo k1 Điều 133 thì : " Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 15 năm".

     

    Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  
    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
    h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
    k) Phạm tội do lạc hậu;
    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
    m) Người phạm tội là người già;
    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
    o) Người phạm tội tự thú;
    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
    2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
    3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

    Như vậy,  Tòa án sẽ xem xét nhân thân của em bạn để làm tình tiết giảm nhẹ 

    Loan Zjk

     
    Báo quản trị |