Chào các Luật sư và các bạn!
Mình có vấn đề này khúc mắc:
Tình huống là: Ông A chết có làm di chúc (hợp pháp), nhưng ổng cất di chúc kỹ quá. Thành ra khi ổng chết 4 đứa con ổng tìm mãi hok ra thế là kéo nhau ra tòa chia tài sản xem như di chúc thất lạc mất, chia đều số tiền ra mỗi người dc hưởng 100 triệu.
1 ngày đẹp trời (1 năm sau đó) mọi người mới phát hiện ra di chúc của Ông A để lại. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ ra là Ông A ổng thương đứa con gái út hơn, nên trong di chúc ghi là toàn bộ tài sản Ông A dành cho đứa con gái (út trong 4 đứa), còn 3 đứa còn lại chẳng dc xu nào.
Vậy bây giờ di chúc này có hiệu lực hok vậy? và nếu có thì 3 người còn lại sẽ trả lại tài sản cho người con gái đó bằng cách nào (người con gái có thể kiện đòi lại tiền được không)
Điều 687 khoản 2: Trong trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 667 khoản 3 :Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Vậy tại điều 667 khoản 3 thì Di sản của Ông A lúc này đã không còn nữa(bị chia rồi, và mấy người được chia cũng sử dụng tiền cho việc cá nhân rồi), vậy Di chúc không có hiệu lực pháp luật.
Còn theo điều 687 khoản 2 thì xem như 3 người con còn lại đã bị bác bỏ quyền thừa kế, vậy thì phải trả lại tài sản cho người thừa kế
Sao có mâu thuẫn trong luật ở đây vậy kà? hay là mình hiểu sai chỗ nào đó.
Mong các Luật sư và các bạn trả lời giúp mình nhé!