Chào bạn, theo quy định tại Điều 72 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì chiến sỹ công an đang thi hành công vụ vẫn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nên trong trường hợp này cán bộ công an này hoàn toàn có quyền lập biên bản và xử phạt đối với hành vi vi phạm của bạn.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ tại mục B.30 biển P.130 biển cấm dừng xe và đỗ xe.
"b) Hiệu lực cấm của biển bắt đầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe (hoặcđến vị trí đặt biển số P.135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thờicó nhiều biển cấm khác hết tác dụng). Nếu cần thể hiện đặc biệt thì vị trí bắtđầu cấm phải dùng biển số S.503d và vị trí kết thúc, dùng biển số S.503f"Hướng tác dụng của biển" đặt bên dưới biển chính."
Như nội dung trên thì hiệu lực cấm của biển bắt đầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe hoặc nếu có biển phụ quy định khoảng cách từ điểm đặt biển thì căn cứ theo biển phụ. Nên trường hợp này bạn phải xem lại biển cấm của bạn như thế nào thì mới có cơ sở kết luận.
Về vấn đề lập biên bản thì khi cơ quan chức năng lập biên bản là ghi nhận là hành vi sai phạm nhưng chưa râ quyết định xử phạt trường hợp này bạn có thể hợp tác và ký vào biện bản, nếu hành vi sai phạm xử phạt không đúng quy định thì bạn có thể khiếu nại quyết định xử phạt này. Việc bạn không hợp tác ký vào biên bản thì phần thiệt luôn về bạn thôi.