Phạt đến 15 triệu đồng với hành vi không cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại

Chủ đề   RSS   
  • #488626 02/04/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Phạt đến 15 triệu đồng với hành vi không cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại

         Bộ Lao động – Thương binh và xã hội vừa ban hành Dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

         Tại dự thảo, Bộ đề xuất xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với một trong các hành vi sau:

    - Không cung cấp hoặc che giấu thông tin về trẻ em bị xâm hại cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;

    - Ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

          Ngoài ra, dự thảo còn bổ sung trường hợp nếu không cung cấp hoặc che giấu thông tin trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, sẽ áp dụng xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, mức chế tài cũng sẽ áp dụng tương tự với hành vi ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em với những hành vi mang tính nguy cơ nói trên.

          Hiện nay, trẻ em là đối tượng được quan tâm bởi những đối tượng đã và đang sử dụng trẻ em là công cụ để thỏa mãn “thú tính” và ngược đãi một cách trầm trọng. Liên Hiệp Quốc ước tính cứ bốn trẻ ở Việt Nam thì có một em là nạn nhân của tình trạng lạm dụng và có ít nhất 1.300 trường hợp được báo cáo mỗi năm, trên thực tế còn nhiều hơn thế nữa. Đây là một điểm bổ sung mới cho quá trình tiếp thu và nhìn nhận sự việc đang xảy ra trên thực tế nhằm hạn chế tối đa các hành vi vi phạm thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền trẻ em của Nhà nước.

          Ngoài điểm trên, dự thảo còn ban hành những điều khoản mới về quyền lợi của người già, người khuyết tật khi có hành vi vi phạm xảy ra với họ sẽ bị xử lý cụ thể với từng trường hợp.

    >>> Xem toàn văn Dự thảo tại file đính kèm

     
    2993 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    TuyenMyn (04/04/2018) giangmoom (04/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #488727   04/04/2018

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Quy định khá hữu ích nhưng mình lại một lần nữa nhìn nhận vào vấn đề đưa quy định vào thực thi thì chỉ dùng lại ở những quy định khá chung chung như trên thì việc xử lý sẽ không dễ dàng. Nhưng đây là một sự khởi đầu tốt

     
    Báo quản trị |  
  • #488869   05/04/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Quy định khá chung chung vì còn nhiều yếu tố như người thân hoặc người có chức quyền gây ảnh hưởng đến thông tin cung cấp về trẻ em bị xâm hại, có thể quy định theo chiều hướng tốt, bảo vệ quyền lợi của trẻ em nhưng để áp dụng và thực thi thì chưa biết sẽ phát triển theo chiều hướng nào và làm sao để ngăn chặn những trường hợp này xảy ra nhiều như hiện nay

     
    Báo quản trị |  
  • #488945   06/04/2018

    Quy định khá hay nhưng vẫn còn tình trạng chung chung chưa cụ thể lắm. Chưa có cách thức để bảo đảm những quy định này khi áp dụng vào thực tế sẽ phải thực hiện như thế nào. Nhưng dù sao đây cũng là một bước tiến mới trong hệ thống pháp luật nước ta bảo vệ quyền trẻ em khi gần đây có quá nhiều vụ việc trẻ em bị xâm hại, bị hành hạ, bị bóc lột...mà người ngoài không thể can thiệp được bởi người hành hạ những trẻ em này chính là ba mẹ hay người thân của các em, họ tự cho họ cái quyền con họ sinh ra họ muốn làm gì thì làm.

     
    Báo quản trị |  
  • #488988   07/04/2018

    Tình trạng trẻ em bị ngược đãi, bạo hành ngày càng nhiều, ngay cả trong gia đình và trên ghế nhà trường. Việc quy định bảo vệ trẻ em càng chi tiết, rõ ràng càng tốt, và đương nhiên thực thi được càng tốt hơn nữa. Thực ra, từ quy định đến đưa vào áp dụng không dễ nhưng không phải là không làm được, vì vậy rất mong những quy định về bảo vệ trẻ em sẽ được triển khai một cách mạnh mẽ

     
    Báo quản trị |  
  • #488992   07/04/2018

    trieugiatai
    trieugiatai

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Gần đây số vụ bạo hành trẻ em hình như càng ngày càng gia tăng thì phải. Thật sự lo lắng

    Tư vấn hỗ trợ pháp lý liên quan đến chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản http://dinhat.com/ và xuất khẩu lao động Đài Loan http://xuatkhaulaodongdailoan.net/

     
    Báo quản trị |