Phạt 75 triệu đồng với hành vi không đóng BHXH bắt buộc cho toàn bộ người lao động.

Chủ đề   RSS   
  • #245428 25/02/2013

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Phạt 75 triệu đồng với hành vi không đóng BHXH bắt buộc cho toàn bộ người lao động.

    Bộ lao động - thương binh và xã hội vừa đưa ra Dự thảo xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động trình Chính phủ lấy ý kiến. Trong đó có các nội dung đáng quan tâm như sau:

    1. Về vấn đề quản lý người lao động:

    Điều 9. Hành vi không khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương.

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Khai trình việc sử dụng lao động và báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.

    Điều 10. Hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

    Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

    2. Về hợp đồng lao động:

    Điều 18. Hành vi không cung cấp thông tin hoặc cung cấp sai thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

    1. Cảnh cáo.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Phải cung cấp thông tin đúng sự thật cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

    Điều 19. Hành vi giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

    1. Phạt tiền:

    Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Phải trả lại bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.

    Điều 20. Hành vi yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động

    1. Phạt tiền:

    Từ 10.000.000 đồng

     đến 30.000.000 đồng.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Phải trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.

    Điều 27. Hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá thời gian quy định tại Điều 27 của Bộ luật Lao động

    1. Cảnh cáo.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Phải giao giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động.

    Điều 28. Hành vi trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó

    1. Cảnh cáo.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Phải trả đủ ít nhất 85% mức lương công việc đó cho người lao động trong thời gian thử việc.

    Điều 29. Hành vi không giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động đã đạt yêu cầu thử việc

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Phải giao giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn với người lao động với thời hạn là 24 tháng.

    3. Về tiền lương:

    Điều 63. Hành vi không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng  đến 25.000.000 đồng.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Phải xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc lấy ý kiến bằng văn bản của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.

    Điều 65. Hành vi không thông báo trước cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày về hình thức trả lương

    1. Cảnh cáo.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả: thông báo trước cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày về hình thức trả lương mà mình đã chọn.

    Điều 66. Hành vi trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động

    1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Trả lương cho người lao động cho những ngày chậm trả và một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

    Xem thêm toàn văn dự thảo: Dự thảo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động

    Cập nhật bởi danusa ngày 25/02/2013 09:03:42 SA Cập nhật bởi danusa ngày 25/02/2013 09:03:05 SA Cập nhật bởi danusa ngày 25/02/2013 09:02:43 SA
     
    7588 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    hokhai (26/02/2013) vtdinh (25/02/2013) ntdieu (25/02/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #245495   25/02/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    Vẫn chưa thấy có văn bản giải thích rõ thế nào là "quấy rối tình dục"

    Nếu 1 anh chàng cứ mỗi 3 phút lại "đá lông nheo" sang cô bạn bên cạnh, làm cho cô này không có tâm trạng để làm việc, thì như vậy đủ để gọi là "quấy rối" chưa nhỉ ?

    Trường hợp khác là anh chàng thuộc giới tính thứ ba tìm cách tán tỉnh 1 anh chàng khác không cùng giới tính, vậy có thể gọi là quấy rối không ?

    Hic, cái cổ sắp dài ra rồi :|

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    admin (25/02/2013)