Pháp nhân Việt Nam có thể là thành viên chính thức của hợp tác xã hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #615322 16/08/2024

    ngphamdaitrang

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/05/2024
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Pháp nhân Việt Nam có thể là thành viên chính thức của hợp tác xã hay không?

    Pháp nhân Việt Nam có thể là thành viên chính thức của hợp tác xã hay không? Thành viên chính thức của hợp tác xã có quyền và nghĩa vụ gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

    Pháp nhân Việt Nam có thể là thành viên chính thức của hợp tác xã hay không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định về điều kiện trở thành thành viên chính thức của hợp tác xã như sau:

    - Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    - Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

    - Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;

    - Pháp nhân Việt Nam.

    Như vậy, pháp nhân Việt Nam có thể là thành viên chính thức của hợp tác xã.

    thanh-vien-chunh-thuc

    Thành viên chính thức của hợp tác xã là pháp nhân có quyền và nghĩa vụ gì?

    Căn cứ theo Điều 31 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về quyền thành viên chính thức của hợp tác xã là pháp nhân như sau:

    - Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ, việc làm;

    - Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và Điều lệ;

    - Được hưởng phúc lợi của hợp tác xã;

    - Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự Đại hội thành viên;

    - Được biểu quyết nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên;

    - Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu;

    - Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã;

    - Yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập Đại hội thành viên bất thường;

    - Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã;

    - Ra khỏi hợp tác xã theo quy định Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;

    - Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;

    - Được nhận phần giá trị tài sản còn lại của hợp tác xã theo quy định Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ;

    - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;

    - Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.

    Tiếp đó, căn cứ theo Điều 32 Luật Hợp tác xã 2023 thì thành viên chính thức của hợp tác xã là pháp nhân có nghĩa vụ:

    - Góp đủ, đúng thời hạn phần vốn góp đã cam kết theo quy định của Điều lệ;

    - Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã đã đăng ký hoặc góp sức lao động theo thỏa thuận với hợp tác xã;

    - Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm vi phần vốn góp vào hợp tác xã;

    - Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ;

    - Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, quy chế của hợp tác xã, nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn;

    - Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.

    Tóm lại: Pháp nhân Việt Nam có thể là thành viên chính thức của hợp tác xã. Đồng thời thành viên chính thức của hợp tác xã là pháp nhân có quyền và nghĩa vụ theo quy định trên

     
    20 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận