Pháp luật Việt Nam quy định về "Phản cung" như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #508286 23/11/2018

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Pháp luật Việt Nam quy định về "Phản cung" như thế nào?

    Trong các vụ án hình sự tại Việt Nam, thông qua báo chí, truyền thông… khái niệm “phản cung” gần như đã không còn xa lạ đối với người dân. Tuy nhiên trong thực tế các quy định pháp luật hình sự, tố tụng hình sự có quy định về “phản cung” hay không thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác

    Theo từ điển Hán – Việt, từ Phản cung được hiểu là việc một người tại một thời điểm nào đó (tham gia tố tụng) trong quá trình tố tụng đã thay đổi lời khai của mình trước đó. Trong đó từ “phản” được hiểu là “làm trái, làm ngược lại”, “cung” được hiểu là lời khai. Báo chí, truyền thông dung từ “phản cung” theo mình cũng là hợp lý và đầy đủ về nghĩa và có phần nào đó “sang” hơn, thật ra nếu dung từ “thay đổi lời khai” thì cũng không có gì sai. Chỉ là nghe có vẻ như không được “sang” cho lắm, không được hấp dẫn cho lắm và có vẻ cũng hơi dài.

    Kết quả hình ảnh cho tướng nguyễn thanh hóa phản cung

    Vậy pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng, cũng như các quy định pháp luật nói chung quy định như thế nào về “phản cung”?

    Pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định nào cụ thể nói về việc “phản cung” trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên quyền được “phản cung” được các nhà làm luật lồng ghép xuyên suốt trong quá trình tố tụng dân sự, hình sự cũng như hành chính.

    Cụ thể tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015, các lời khai của người làm chứng, bị hại… được quy định từ Điều 91 đến Điều 98 của Bộ luật này. Tại cụ thể từng điều, BLTTHS quy định về lời khai của các cá nhân này. Không có quy định nào đề cập riêng về việc thay đổi lời khai, cũng như toàn bộ quy định về TTHS cũng không có quy định nào về việc “phản cung”.

    Tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cũng không có quy nào đề cập về việc thay đổi lời khai trong quá trình tố tụng. Điều tương tự cũng được thể hiện xuyên suốt trong Luật tố tụng hành chính 2015.

    Mặc dù trong các quy định tố tụng không có quy định nào cụ thể về việc quyền được phản cung của các cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng. Nhưng pháp luật hiện hành cũng không có quy định nào cấm hành vi này. Như vậy, các cá nhân, tổ chức tham gia trong quá trình tố tụng được quyền “phản cung” trong xuyên suốt quá trình tố tụng diễn ra.

    Việc “phản cung” có dẫn đến hậu quả nào không?

    Câu trả lời là có thể có. Bởi theo quy định tại Điểm S Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, việc thành khẩn khai báo là tình tiết được xem xét để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bị cáo trong tố tụng hình sự có sự “phản cung”, tức là có sự không nhất quán trong lời khai, dễ bị coi là “quanh co chối tội” và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự kể trên rất có thể sẽ không được Tòa xem xét trước khi đưa ra bản án cuối cùng.

     

    Đây là chữ ký

     
    3921 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #508288   23/11/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 52 lần


    Thay đổi lời khai

    Khi khai báo, cung cấp lời khai đã được cơ quan điều tra, người tiến hành tố tụng ghi nhận lập biên bản. Bởi vậy khi thay đổi lời khai sẽ làm trái với các biên bản trước đó, như vậy đã có sở cho một tình tiết tăng nặng.
     
    Báo quản trị |  
  • #508317   24/11/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


     

    tientaetae viết:
    Khi khai báo, cung cấp lời khai đã được cơ quan điều tra, người tiến hành tố tụng ghi nhận lập biên bản. Bởi vậy khi thay đổi lời khai sẽ làm trái với các biên bản trước đó, như vậy đã có sở cho một tình tiết tăng nặng.

     

    Mình có xem qua Khoản 1 Điều 52 BLHS 2015, thì tình tiết tăng nặng nếu có ở đây thì có thể quy vào điểm p với hành vi được xem là "xảo quyệt". Nhưng thật ra mình thấy không thuyết phục nếu nhận định việc phản cung sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là có thêm một tình tiết tăng nặng.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #508295   24/11/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Phản cung nói cách khác đó là quyền im lặng. Khi nói đến quyền im lặng, người ta thường nói đến quyền này ở trong Bộ luật Tố tụng Hình sự của Hoa Kỳ.

    Vậy nên chúng ta cần hiểu rõ hơn quyền im lặng nó bao gồm 2 nội hàm. Thứ nhất quyền được trình bày lời khai. Người bị bắt, bị can, bị cáo thấy cần thiết trình bày lời khai thì họ trình bày, còn họ thấy không cần thiết trình bày khi chưa có sự hiện diện của luật sư của họ thì họ có thể từ chối cho đến khi có luật sư. Trong khoảng thời gian chưa có luật sư, không thể buộc họ phải trình bày lời khai, việc trình bày hay không là quyền của họ. Nội hàm thứ 2 là nghĩa vụ của cảnh sát khi thực hiện lời khai, phải thông báo đầy đủ cho người bị bắt biết họ các quyền như thế theo quy định của Hiến phápLuật Tố tụng hình sự.

    Trong áp dụng pháp luật đã có một số Tòa án địa phương không tuân thủ quy định này của Bộ luật. Khi Tòa hỏi, bị cáo trình bày không đúng sự thật, có một số trường hợp thẩm phán đánh giá thái độ đó của bị can, bị cáo là ngoan cố. Như thế là không đúng, theo quy định của luật không coi việc phản cung là tình tiết tăng nặng. Cho nên không coi đó là tăng nặng, nếu không làm như thế là không đúng tinh thần của Bộ luật Tố tụng Hình sự

     
    Báo quản trị |  
  • #508318   24/11/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    anhkhoayentam viết:

    Phản cung nói cách khác đó là quyền im lặng. Khi nói đến quyền im lặng, người ta thường nói đến quyền này ở trong Bộ luật Tố tụng Hình sự của Hoa Kỳ.

    Vậy nên chúng ta cần hiểu rõ hơn quyền im lặng nó bao gồm 2 nội hàm. Thứ nhất quyền được trình bày lời khai. Người bị bắt, bị can, bị cáo thấy cần thiết trình bày lời khai thì họ trình bày, còn họ thấy không cần thiết trình bày khi chưa có sự hiện diện của luật sư của họ thì họ có thể từ chối cho đến khi có luật sư. Trong khoảng thời gian chưa có luật sư, không thể buộc họ phải trình bày lời khai, việc trình bày hay không là quyền của họ. Nội hàm thứ 2 là nghĩa vụ của cảnh sát khi thực hiện lời khai, phải thông báo đầy đủ cho người bị bắt biết họ các quyền như thế theo quy định của Hiến phápLuật Tố tụng hình sự.

    Trong áp dụng pháp luật đã có một số Tòa án địa phương không tuân thủ quy định này của Bộ luật. Khi Tòa hỏi, bị cáo trình bày không đúng sự thật, có một số trường hợp thẩm phán đánh giá thái độ đó của bị can, bị cáo là ngoan cố. Như thế là không đúng, theo quy định của luật không coi việc phản cung là tình tiết tăng nặng. Cho nên không coi đó là tăng nặng, nếu không làm như thế là không đúng tinh thần của Bộ luật Tố tụng Hình sự

    Mình chưa tìm thấy mối quan hệ biện chứng giữa phản cung và quyền im lặng. Mong bạn giải thích rõ hơn.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #508322   25/11/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Theo mình nghĩ trong trường hợp này, trước khi lựa chọn thực hiện việc “phản cung” thì bị cáo cần phải chắc chắn được một điều rằng việc “phản cung” đó phải mang lại quyền lợi cho họ, điều đó có nghĩa những tình tiết mà họ đưa ra phải là những điểm then chốt nhưng nếu đưa ra sớm có thể sẽ bị “người khác” xóa bỏ mất. Vì vậy, việc phản cũng trong những trường hợp này là khá hữu ích. Còn trường hợp “phản cung” để quanh co, chối tội thì mình thua.

     
    Báo quản trị |