Hiện trạng mua bán các loại chất cấm và sử dụng để chế biến thành đồ ăn đang là trào lưu được giới trẻ yêu thích. Ngoài ra, đó là việc tràn lan các vũ khí được công khai rao bán, điều đáng nói là tất cả các hoạt động đều biến tướng dưới hình thức sử dụng mạng xã hội để phục vụ cho cung và cầu.
Lý do tại sao cơ quan chức năng vẫn chưa nhập cuộc để xử lý tình trạng trên?
- Thứ nhất, không phải dễ để truy tìm cụ thể địa chỉ của “chủ sòng” khi mọi giao dịch đều thực hiện qua mạng xã hội, chủ nhân chính sẽ không trực tiếp thực h iện các giao dịch mà thuê người đi giao hàng cho khách,… và chuyển khoản qua ngân hàng với nhiều tài khoản khác nhau, rất khó khăn để xác định danh tính
- Thứ hai, nếu bắt mà không truy thu thì nguồn cung vẫn còn, và tất nhiên nếu như quá manh động thì các đối tượng sẽ thực hiện những thủ thuật tinh vi hơn.
- Thứ 3, cơ chế quản lý đối với hành vi bán hàng online cơ quan chức năng chưa kiểm soát được, dừng lại ở mức điều tra thâm nhập dưới hình thức giả danh là khách hàng, vì vậy các đối tượng lợi dụng phương thức mua bán này nhằm qua mắt lực lượng an ninh. Với các đối tượng chuyên nghiệp để trà trộn hoặc giả danh luôn được đề phòng và cảnh giác. Việc tiếp cận và lần ra dấu vết mất khá nhiều thời gian.
* Trách nhiệm khi vi phạm:
Đối với vũ khí:
Theo điểm a, c, khoản 5, điều 10 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì người nào có hành vi sản xuất, sửa chữa, mua bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ mà không có giấy phép sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng, Điều 4 Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa đối với các nhân lên đến 40 triệu và 80 triệu đối với tổ chức. Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 190 (Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm) hoặc điều 191 (Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm) Bộ luật hình sự 2015, mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù giam. Mà để xử lý hình sự, đòi hỏi điều kiện về lượng với những thủ thuật tinh vi, sẽ khó xử lý hình sự đối với các hoạt động trên
=> Những vướng mắc do quy định của pháp luật những loại vụ khí như súng săn, bắn gas,…. gây sát thương cao có thể nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng chỉ xử lý hành chính chứ không truy cứu trách nhiệm hình sự theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Đối với chất cấm:
Xử lý hình sự đối với các tội phạm về ma túy, cụ thể:
- Tại điều 247 quy định về Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, xử lý hành chính lên đến 50 triệu hoặc phạt tù đến 7 năm.
- Người phạm tội có thể chịu trách nhiệm hình sự lên đến tử hình với các tội tại điều 248 về tội sản xuất trái phép chất ma túy, Điều 250 quy định tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Điều 251 đối với tội mua bán trái phép chất ma túy.
- Mức án chung thân được áp dụng tại Điều 249 về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
* Tác hại:
Các đối tượng hiện thời rất manh động, càng dễ dàng hơn khi việc mua bán hàng hóa cấm “dễ hơn mua rau”.
Đối với việc sử dụng các chất cấm như cần sa là một chất gây nghiện, làm con người rơi vào tình trạng rối loạn nhận thức, mất khả năng tập trung, không kiểm soát được hành vi của bản thân và có thể xuất hiện những ảo giác,… đúng như bản chất là chất nghiện, về lâu dài sẽ không thể sống thiếu nó.
Với khoản lợi nhuận thu được từ việc mua bán vũ khí cộng với mức độ tràn lan trên các trang mạng về việc hướng dẫn chế tạo các loại vũ khí vô hình làm gia tăng tình hình tội phạm với tính chất và mức độ nguy hiểm hơn.