Pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng

Chủ đề   RSS   
  • #551936 16/07/2020

    son1971

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2015
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần
    Lawyer

    Pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng

    Theo quy định của Luật, thì vợ, chồng có thể lựa chọn Chế độ tài sản theo luật định hoặc theo thỏa thuận. Nghĩa nếu không có thỏa thuận thì đương nhiên là theo luật định. Luật sư nêu một số vấn đề pháp lý về Chế độ tài sản của Vợ chồng theo luật định, để người đọc tham khảo :
     
    I. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng :
     
    Vấn đề được nhiều Người quan tâm nhất, có lẽ là sau khi kết hôn, những tài sản nào vẫn được xem là tài sản riêng của Vợ hoặc Chồng.
     
    Theo quy định của pháp luật, những tài sản sau đây được coi là tài sản riêng của Vợ hoặc Chồng:
     
    1. Tài sản hình thành trước thời kỳ hôn nhân:
    Nghĩa là, ví dụ trước khi kết hôn, Anh A hay Chị B có được tài sản gì, ví dụ như nhà cửa, xe cộ, tiền ..... bất kể được hình thành từ nguồn nào, nhưng cứ tạo lập trước khi kết hôn thì đương nhiên đó là tài sản riêng của mỗi người. Trường hợp sau khi kết hôn, nếu vợ chồng đồng ý nhập tài sản riêng của mỗi người vào khối tài sản chung của vợ chồng, thì đó là tài sản chung.
     
    2. Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, cũng là tài sản riêng của mỗi người. Nghĩa là, tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, nhưng vì được tặng cho riêng hoặc được thừa kế riêng, nên tài sản đó vẫn là tài sản riêng.
     
    Ví dụ 1: Chị H kết hôn ngày 02/01/2001. Đến ngày 20/6/2003, Chị H được bố tặng cho riêng 01 căn nhà, thì căn nhà này là tài sản riêng của Chị H, mặc dù tài sản này hình thành trong thời kỳ hôn nhân.
     
    3. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng, cũng là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Nghĩa là, mặc dù tài sản có thể được mua trong thời kỳ hôn nhân, nhưng do được mua từ tài sản riêng, nên tài sản đó vẫn là tài sản riêng.
     
    Ví dụ 2: Chị T kết hôn ngày 02/01/2002. Đến ngày 20/6/2004, Chị T được mẹ tặng cho riêng 01 căn nhà, thì căn nhà này là tài sản riêng của Chị T, mặc dù nó hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Sau đó Chị T bán căn nhà này rồi lấy tiền này để mua một chiếc ô tô thì chiếc ô tô này vẫn là tài sản riêng của Chị T.
     
    4. Những tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của mỗi người thì vẫn là tài sản riêng của vợ chồng. Ví dụ như quần áo, giày dép ......
     
    II. Tài sản chung của vợ chồng :
     
    1. Những tài sản không thuộc tài sản riêng của vợ hoặc chồng đương nhiên là tài sản chung.
     
    2. Những tài sản không thể chứng minh là tài sản riêng được coi là tài sản chung. Ví dụ : Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, vẫn được coi là tài sản chung.
     
    Ví dụ : Trước khi kết hôn, Anh A có tạo lập được một trang trại trồng cây ăn trái. Sau khi kết hôn, trang trại (mảnh đất) này vẫn của Anh A. Nhưng hàng năm cây ra quả, vợ chồng Anh A đem bán, thì tiền thu được từ bán trái cây này, lại là tài sản chung.
     
    Ví dụ : Trước khi kết hôn, Chị B có mua được một chiếc xe tải. Sau khi kết hôn, chiếc xe này vẫn của riêng Chị B. Nhưng nếu Chị B lại cho thuê chiếc xe này, thì tiền cho thuê xe đó lại là tài sản chung của vợ chồng.
     
    3. Việc vợ hoặc chồng, ai sẽ đứng tên trên sổ đỏ, sổ hồng không phải là vấn đề quá quan trọng bởi vì việc đứng tên trên giấy tờ pháp lý không phải là căn cứ quan trọng và duy nhất để xác định tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Nếu như tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, thì mặc nhiên được xem là tài sản chung, dù tài sản đó chỉ đứng tên một người . Còn ai nói đó là tài sản riêng thì phải chứng minh là được tặng cho riêng, được thừa kế riêng, chứ không phải chỉ dựa vào việc có đứng tên trên giấy tờ.
     
    III. Việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng :
     
    Tài sản chung của vợ chồng có thể có nhiều loại bao gồm nhà cửa, đất đai, xe cộ, vàng bạc..... Trong đó, việc định đoạt những tài sản sau đây, ví dụ như bán, thế chấp.... phải được sự đồng ý bằng văn bản của cả hai vợ chồng:
     
    1. Bất động sản. Ví dụ nhà cửa, đất đai.....
     
    2. Động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Ví dụ xe cộ ....
     
    3. Tài sản là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Ví dụ máy cày trong gia đình làm nông.
     
    Như vậy, những tài sản không thuộc những trường hợp trên, thì không cần sự đồng ý bằng văn bản của vợ hoặc chồng.
     
    5470 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn son1971 vì bài viết hữu ích
    admin (16/07/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #601068   30/03/2023

    Pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Qua đây mình cũng xin thông tin thêm như sau. Vợ chồng muốn lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận thì trước khi đăng ký kết hôn, vợ chồng phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong khối tài sản của mình. Thời điểm chế độ thỏa thuận tài sản của vợ chồng phát sinh hiệu lực từ lúc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

     
    Báo quản trị |  
  • #601619   02/04/2023

    Pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. tài sản trước thười kỳ hôn nhân được xem là tài sản riêng. Trong quá trình hôn nhân, tài sản được hình thành trong giai đoạn này được xem là tài sản chung, nếu có thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung thì đây được xem là tài sản chung. Trường hợp có thỏa thuận phân chia tài sản trong thời ký hôn nhân thì khi ly hôn sẽ căn cứ vào thỏa thuận này của các bên
     
     
    Báo quản trị |