Pháp luật không chỉ để tuân thủ.

Chủ đề   RSS   
  • #296516 11/11/2013

    thutram272

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 5 lần


    Pháp luật không chỉ để tuân thủ.

    Dân Luật hưởng ứng ngày “Pháp luật Việt Nam” (09/11/2013)

    Pháp luật là một công cụ đầy quyền lực mà giai cấp cầm quyền sử dụng để quản lý nhà nước. Việc tuân thủ pháp luật dường như trở thành một điều bắt buộc đối với mỗi công dân, nhưng theo tôi đỉnh cao của việc tuân thủ pháp luật chính là lợi dụng pháp luật.

    Lợi dụng ở đây chính là đỉnh cao của sự hiểu biết và chấp hành pháp luật. Nếu đánh giá một người tuân thủ pháp luật là một công dân gương mẫu , thì đối với người lợi dụng pháp luật thì lại là một người khôn ngoan.

    Tuân thủ pháp luật là một điều bắt buộc đối với mỗi người, tuy nhiên vấn đề là phải tuân thủ như thế nào là quan trọng. Một số người từ sự hiểu biết pháp luật của mình đã biết cách tuân thủ pháp luật theo hướng người đó mong muốn, từ đó không những đảm bảo việc tuân thủ pháp luật mà còn đem lại những lợi ích không thể ngờ tới cho họ.

    Pháp luật là một công cụ quản lý sắc đá nhưng nó cũng là một con dao vô hình và sẽ rất nguy hiểm nếu để những kẻ xấu lợi dụng những kẻ hở của pháp luật để chuộc lợi. Ranh giới mong manh của việc lợi dụng pháp luật theo chiều hướng tốt và xấu cũng sẽ thật khó để phân định.  

    Tôi có xem một bộ phim nước ngoài có liên quan đến các vụ án, trong đó có một vụ án mà  bị cáo là một người hết sức thông minh đã biết cách lợi dụng pháp luật để thoát khỏi vòng tù tội. Sử dụng trí tuệ và sự hiểu biết của mình về pháp luật. hắn đã dàn dựng một vụ giết người hoàn hảo cả về cách thức, hành vi và chuẩn bị cả nhứng tình tiết liên quan đến chứng cứ ngoại phạm, lời khai nhân chứng,…Kết quả chung cuộc Tòa tuyên án bị cáo vô tội.

    Kết thúc buổi xét xử là một nụ cười nhạt của kẻ thủ ác với câu nói cứ mãi ám ảnh tôi cho đến bây giờ:

     “Pháp luật không phải để tuân thủ mà là để lợi dụng”….

    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 11/11/2013 07:44:06 SA
     
    32071 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #296518   11/11/2013

    anhminhhh
    anhminhhh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2013
    Tổng số bài viết (192)
    Số điểm: 3407
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 60 lần


    Ý nghĩ của bạn khá hay, tuy có điều là tôi đọc thì chưa chưa thấy toát lên lập trường của bạn trong bài viết là như thế nào. Luật là trên giấy.

    Một người muốn bảo vệ mình thì ngoài biết luật còn cần biết những cái không là luật, và có những cái tuy không phải là luật mà lại chính là luật.

    Theo tôi, đỉnh cao của đỉnh cao là luật của mình, do mình làm ra và ... để phục vụ mình. :p;):-)

     
    Báo quản trị |  
  • #296537   11/11/2013

    maithuyphu
    maithuyphu
    Top 500
    Female


    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2013
    Tổng số bài viết (181)
    Số điểm: 2184
    Cảm ơn: 74
    Được cảm ơn 48 lần


    Vì thế, trách nhiệm đặt ra co các nhà làm luật là rất lớn. Luật được ban hành ra phải có sự tiên liệu trước các tình huống trong xã hội cao mới có thể hạn chế nhiều nhất sự lách luật và lợi dụng. 

    hãy nói cho tôi nge, bạn đang nghĩ gì.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn maithuyphu vì bài viết hữu ích
    thutram272 (12/11/2013) ProBanHTKH (11/11/2013) VinaCFstudy (06/08/2018) Cherry1234 (03/08/2018)
  • #498646   03/08/2018

    Thực ra nội dung bài viết khá hay nhưng dùng từ lợi dụng nghe có vẻ hơi phiến diện, làm người đọc có thể hiểu sai nghĩa của nó. Theo mình, cái hay của con người không phải là tuân thủ pháp luật mà phải biết làm những gì pháp luật không cấm. Tức vận dung pháp luật linh hoạt để có thể thành công, loại bỏ các rủi ro pháp lý

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Thuyulaw vì bài viết hữu ích
    thutram272 (06/08/2018) VinaCFstudy (06/08/2018)
  • #498667   03/08/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Thời gian gần đây, tình hình vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức diễn biến ngày càng phức tạp với tính chất, mức độ vi phạm nghiêm trọng, thủ đoạn tinh vi hơn. Thực tế đó đã ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước, tác động xấu đến phát triển kinh tế, an toàn xã hội cũng như ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với chính quyền.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn mongtho1710 vì bài viết hữu ích
    VinaCFstudy (06/08/2018) thutram272 (06/08/2018)
  • #498675   03/08/2018

    Cherry1234
    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    Việc tiên liệu được các tình huống pháp lý để đưa vào pháp luật để các tình huống pháp lý xảy ra có thể giait quyết nhanh chóng, đúng người, đúng tội tránh các tình trạng lợi dụng là một điều cần thiết cho nên mới cần đến những nhà làm luật tài ba, cống hiến hết mình cho đất nước.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Cherry1234 vì bài viết hữu ích
    thutram272 (06/08/2018) VinaCFstudy (06/08/2018)
  • #499396   12/08/2018

    anhnguyen279
    anhnguyen279

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2018
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Nội dung bài viết rất hay qua đó tôi có một số ý kiến trao đổi như sau:

    Bạn nói "pháp luật không phải để tuân thủ mà để lợi dụng" vậy "Lợi dụng" ở đây ý nghĩa là gì? Theo quan điểm cá nhân tôi thì "Lợi dụng" có nghĩa là phải biết nhưng gì pháp luật không cấm để áp dụng linh hoạt, loại bỏ các rủ ro vi phạm phát luật  không phải để tìm sơ hở của pháp luật để lợi dụng, trục lợi và lách luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #529944   30/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Loài vật chỉ có bản năng. Loài người hơn loài vật ở chỗ có cả bản năng lẫn lý trí. Tính tự giác là đỉnh cao của lý trí. Nếu kém tự giác là dân trí thấp. Dân trí thấp làm xã hội khó phát triển. Khó phát triển thì khó giàu mạnh, hoặc chỉ giàu một số ít người.

     
    Báo quản trị |  
  • #572667   25/06/2021

    Tác giả đã nêu lên một vấn đề khá hay, nhưng cách bạn phân tích vấn đề vẫn chưa thật sự thuyết phục. Đúng có thể thấy pháp luật không chỉ để tuân thủ một cách đơn thuần mà nó luôn tồn tại những kẽ hở để cho những người hiểu biết sâu sắc về pháp luật lợi dụng mà tạo ra lợi ích của mình. Mà hậu quả của việc lợi dụng này có thể tích cực hoặc tiêu cực. Để tuyên bố một người có tội hay không phải chỉ đơn giản biết người đó phạm tội mà kết luận được, phải dựa vào chứng cứ như câu “nói có sách, mách có chứng”, có đủ bằng chứng thì mới có thể kết tội được. Có thể thấy những quy định này có thể khiến cho những kẻ xấu lợi dụng để trục lợi, để xóa tội của mình.

    Tuy nhiên những quy định này cũng là để tránh cho xảy ra những vụ việc oan sai, có thể khiến người vô tội bị xử là phạm tội. Cũng có những trường hợp có đầy đủ bằng chứng nhưng sự thật người đó không phạm tội. Đây thật sự là một vấn đề không hề dễ để giải quyết, không phải chỉ bàn luận một vài ngày mà ra được kết quả mà cần một quá trình nghiên cứu, hoàn thiện để đưa ra những quy định tiến bộ hơn, xử đúng người đúng tội. Pháp luật ngày càng được phát triển thì tội phạm cũng ngày càng tinh vi hơn, nhiều lúc pháp luật không kịp đổi mới để phù hợp với tình hình hiện tại.

    Theo mình thấy có rất nhiều vấn đề cần bàn luận ở đây và các nhà làm luật cũng ngày càng cố hoàn thiện pháp luật hơn. Nhưng cũng cảm ơn bạn đã đưa ra một vấn đề khá hay như vậy, mong bạn sẽ ngày càng củng cố được khả năng phân tích của mình.

     

     
    Báo quản trị |