Pháp luật đúng hay sai?

Chủ đề   RSS   
  • #600616 27/03/2023

    phstay0125

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:10/03/2023
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Pháp luật đúng hay sai?

    Có quan điểm cho rằng, pháp luật chỉ mang tính phù hợp hay không phù hợp, bởi vì trong một hoàn cảnh nào đó, pháp luật sẽ không còn phù hợp nữa, cho nên pháp luật sẽ không tồn tại khái niệm đúng sai.

    Pháp luật ra đời nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong xã hội, qua đó, có thể ổn định tình hình xã hội và phát triển xã hội. Tuy nhiên, ta cần nhớ, pháp luật chỉ là một công cụ của Nhà nước ban hành nhằm có thể quản lý xã hội. Vì vậy, pháp luật phải đúng, không tồn tại sự phù hợp hay không, bởi lẽ, sự phù hợp chỉ phát sinh do việc áp dụng của con người, nói cách khác, khi con người áp dụng pháp luật vào trong một mối quan hệ xã hội, nếu quy phạm pháp luật đó có thể giải quyết được vấn đề thì ta nói nó phù tuy. Nhưng, sự phù hợp của pháp luật không thể hiện được sự chủ động, vì bản chất pháp luật luôn tồn tại sự cố định nhất quán. Nếu pháp luật đúng thì mới có thể điều chỉnh được quan hệ xã hội, khi đó, chủ thể trong quan hệ pháp luật nhận thức được hành vi của mình mà có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc chịu trách nhiệm trước hành vi của mình. Giả sử, pháp luật là một công cụ quản lý xã hội, những chỉ mang tính chất phù hợp, vậy khi áp dụng pháp luật thì sẽ xảy ra nhiều vấn đề về quan điểm. Mặc dù nhiều ý kiến cho rằng quy phạm pháp luật sẽ bị lỗi thời, và sự lỗi thời làm cho pháp luật không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên, sự không phù hợp không dẫn đến việc pháp luật sai, và sự không phù hợp không thể giải quyết được vấn đề xã hội. Bởi lẽ, nếu dùng cảm tính để giải quyết vấn đề thì sự phù hợp thật sự không hiệu quả, cho nên cần phải có pháp luật để phân định cứng nhắc các vấn đề xã hội và hạn chế sự cứng nhắc khi áp dụng pháp luật.

    Mặt khác, ta thấy, pháp luật luôn gắn liền với đạo đức, theo đó, đạo đức được hiểu là những chuẩn mực xã hội, vì vậy, vai trò của pháp luật là công nhận những giá trị của đạo đức con người. Giả định, ta cho rằng pháp luật chỉ mang tính phù hợp, điều đó đồng nghĩa với việc bảo tồn giá trị đạo đức chỉ mang tính phù hợp hoặc chưa phù hợp (tương đối), điều này làm cho giá trị xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Vì vậy, pháp luật chỉ đúng và luôn đúng, vì do cơ quan có thẩm quyền ban hành, mà cơ quan có thẩm quyền lại là chủ thể đại diện cho ý chí của giai cấp lãnh đạo. Cho nên, pháp luật dù có sự bất cấp trong quy định nhưng vẫn luôn đúng và luôn có giá trị ràng buộc.

     
    1187 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #601569   31/03/2023

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Theo quan điểm của mình thì vấn đề cần quan tâm là pháp luật có tình người trong đó hay không? Đây mới là nội dung được nhiều người phân tích. Còn việc xác định đúng sai là không cần thiết khi đây là căn cứ để điều chỉnh các chuẩn mực xã hội, nếu không phù hợp thì sẽ tự bị thay đổi mà thôi.

     
    Báo quản trị |