Pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tới đâu?

Chủ đề   RSS   
  • #371084 10/02/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tới đâu?

    Mấy bữa nay lướt hết các web xem tin tức thì thấy nào là liên tiếp các vụ con ruồi, dị vật trong chai nước ngọt rồi đến chuyện không được bồi thường ngộ độc vì thiếu hóa đơn mua bánh mì…

    Liên tiếp các sự việc ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, nhưng với tình hình như hiện nay liệu có mấy người tiêu dùng dám kiện đòi bồi thường vì quyền lợi của mình bị ảnh hưởng? Lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm và công lý liệu có còn?

    Năm 2010, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình hội nhập, thúc đầy ngành thương mại hàng hóa dịch vụ phát triển. Theo đó, có các điểm lưu ý như sau:

    Khoản 7 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

    Quyền của người tiêu dùng

    7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

     

    Đồng thời, theo Khoản 2 Điều 9, người tiêu dùng có nghĩa vụ:

    Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

    Tại Khoản 8 Điều 10 có nêu:

    Các hành vi bị cấm

    8. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.

     

    Điều 23. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra

    1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này.

     

    Điều 24. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra

    Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại Điều 23 của Luật này được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng.

     

    Luật cũng có quy định các phương thức giải quyết tranh chấp:

    Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được giải quyết thông qua:

    a) Thương lượng;

    b) Hòa giải;

    c) Trọng tài;

    d) Tòa án.

     

    Như vậy, việc xử lý thông qua Tòa án là phương thức hay nói cách khác là sự lựa chọn cuối cùng để giải quyết tranh chấp giữa khách hàng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khi mà việc giải quyết quyền lợi cho người tiêu dùng chưa thỏa đáng.

    Nếu vụ việc được đưa đến Tòa án thì cũng chỉ xử lý dân sự theo Luật bảo vệ người tiêu dùng.  Vụ việc con ruồi và chai nước ngọt liệu có đang xử lý theo hướng hình sự hóa?

    Điều 42. Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    1. Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

     

    Rồi khi giải quyết bằng Tòa án, đòi hỏi phải có chứng cứ rõ ràng thì mới có thể kiện được, ví như vụ ông A ăn phải bánh mì và bị ngộ độc. “Khi chân mình bị đau, người ta chỉ biết nghĩ đến cái chân đau của mình”, ông A cũng vậy, gặp trường hợp bị ngộ độc, ông lo uống thuốc, uống thuốc không khỏi, ông mới tìm đến bệnh viện. Điều trị xong, đến khi về nhà, khỏe hẳn ông mới nhớ rằng mình phải kiện tiệm bánh mì B vì đã bán bánh mì không đảm bảo chất lượng an toàn. Đến khi kiện rồi thì không có chứng cứ nên bị bác đơn kiện.

    Hơn nữa, việc kiện tụng là mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Người tiêu dùng này thấy hành trình đi tìm công lý của “người đi trước” mà ngán ngẩm, nếu có xảy ra trường hợp tương tự cũng chỉ đòi bồi thường, không được bồi thường thì chỉ bằng cách dọa chứ chẳng dám kiện vì công sức, tiền bạc, thời gian bỏ ra quá nhiều.

    Từ sau các vụ việc trên, trước hết, người tiêu dùng nên “khôn ngoan” học cách tự bảo vệ mình. Như việc phát hiện có dị vật hay ruồi trong thực phẩm thì phải dùng điện thoại chụp lại hình, rồi quay phim, nếu được thì nhờ người xung quanh làm chứng…Còn đến mức bị ngộ độc thì phải nhập viện ngay khi có dấu hiệu, đồng thời phải yêu cầu bệnh viện xét nghiệm nguyên nhân ngộ độc do ăn gì, uống gì để có bằng chứng mà đi kiện.

    Bên cạnh đó, cơ quan xét xử cũng nên đứng về phía người tiêu dùng khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Kết quả xét xử thỏa đáng sẽ phần nào tạo được lòng tin trong nhân dân.

     
    6142 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    hocluat_gB776010 (13/02/2015) admin (11/02/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #371294   13/02/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Ngậm miệng là thượng sách.............

    Dân trí Sao lại phải ngồi tù? Tôi mua phải hàng kém chất lượng, tôi phải kiện, phải đòi bồi thường chứ, nếu họ không chịu bồi thường tôi sẽ đưa lên báo chí, sẽ báo cho hội bảo vệ người tiêu dùng ấy chứ. Làm gì có chuyện ngược đời vậy.

     

    Minh họa: Ngọc Diệp
    Minh họa: Ngọc Diệp

     

    - May quá ông đây rồi, đang tính tìm ông để nhờ vả đây.

    - Có chuyện gì mà hớt hải thế, mà tìm tôi có việc gì?

    - Chả là sáng nay tôi ra chợ mua chai nước nắm cho mẹ nó, tôi mua hàng chính hãng, có tên tuổi hẳn hoi chứ không thèm mua những hãng ná ná ăn theo đâu nhé. Ấy vậy mà về nhà nếm thấy ngọt lừ mới tức chứ. Tôi phải bắt họ bồi thường, bắt họ phải đền bù nồi canh ở nhà cho tôi. Bác là người nhiều chữ, đi đây đi đó nhiều, bác xem viết hộ tôi cái lá đơn, chứ mình bỏ tiền mua hàng thật mà phải dùng hàng đểu thì ức chế quá.

    - Ấy chết, bác đừng dại dột. Bác đã nghe vụ có nguy cơ vào tù vì đòi bồi thường khi mua phải hàng kém chất lượng chưa?

    - Sao lại phải ngồi tù? Tôi mua phải hàng kém chất lượng, tôi phải kiện, phải đòi bồi thường chứ, nếu họ không chịu bồi thường tôi sẽ đưa lên báo chí, sẽ báo cho hội bảo vệ người tiêu dùng ấy chứ. Làm gì có chuyện ngược đời vậy.

    - Thì đấy, bác đã nghe vụ anh Võ Văn Minh ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang chưa? Anh ấy mua phải chai nước Number One có cả ruồi bên trong của công ty Tân Hiệp Phát. Anh ấy đòi đền bù 500 triệu, nếu không sẽ đưa ra dư luận. Và công ty Tân Hiệp Phát đã đồng ý với thỏa thuận đó. Nhưng đến lúc giao tiền thì công an ập vào bắt anh Minh với tội danh tống tiền, chiếm đoạt tài sản.

    - Ôi nghe mà sợ quá !

    - Chưa hết nhé. Trước đó năm 2012, anh Nguyễn Quốc Tuấn ở Bình Thạnh Tp Hồ Chí Minh cũng đòi công ty Tân Hiệp Phát đền bù 50 triệu vì mua phải chai trà xanh không độ có gián ở bên trong. Cuối cùng là tiền chẳng thấy đâu mà lại phải ngồi tù 3 năm vì tội tống tiền.

    - Chết thật, cứ tưởng chuyện đòi đền bù là thỏa thuận 2 bên chứ. Mình đòi người ta không chấp nhận thì thôi, còn việc đưa ra dư luận là quyền chính đáng của mình chứ có phải mình làm gì mờ ám, làm điều pháp luật không cho phép đâu.

    Nhưng tôi nghĩ là do 2 người đó thiếu hiểu biết thôi. Tôi mà đã làm thì tôi sẽ nhờ bên thứ 3 đứng ra dàn xếp, làm đúng quy trình, thủ tục, chả ai bắt được tôi cả.

    - Ông lại biết một mà chưa biết mười. Thế ông nghe vụ ông Nguyễn Bùi ở Vũng Tàu trúng giải độc đắc 1,5 tỷ, nhận tiền rồi mà còn bị đòi lại chưa?

    - Sao lại nhận tiền rồi còn bị đòi lại. Nếu ông ấy trúng thì trả ống ấy tiền, nếu ông ấy không trúng thì không trả chứ sao trả tiền rồi lại bị đòi lại là thế nào?

    - Thì đấy. Ông ấy có tờ vé số 349721, cả nhà năm sáu người cùng so thấy trúng giải độc đắc. Sợ thiếu kinh nghiệm, để chắc ăn ông ấy nhờ hẳn một đơn vị chuyên nghiệp là tiệm vàng Kim Bình đến lĩnh hộ với mức hoa hồng là 3,5 triệu. Nhân viên tiệm vàng xuống hẳn nơi so cũng thấy trúng mới yêu cầu ông Bùi ký vào tờ vé số và đi lĩnh tiền. Chẳng mấy chốc đã thấy nhân viên đó mang tiền đến. Nhưng cũng chẳng lâu sau, tiệm vàng Kim Bình quay lại báo tờ vé số của ông Bùi không phải là số 349721 mà có số 347921, trên vé có một chữ ký mà ông Bùi không công nhận là chữ ký của mình. Tiệm vàng yêu cầu ông trả lại số tiền đã nhận do vé của ông Bùi không trúng giải.

    - Ôi sợ quá, đã cẩn thận như ông Bùi rồi mà vẫn không ăn thua. Ngẫm lại đến cái vé số hai năm rõ mười như thế mà còn chẳng làm gì được người ta thì mấy cái chai nước có con nọ con kia bên trong thì có gì mà không thay đổi được. Chỉ cần 1 giây là có thể làm chai nước trở thành “có dấu hiệu bị can thiệp”.

    - Thế nên ông ngậm miệng thì tốt hơn kẻo tai bay vạ gió.

    - Ừm, ông nói đúng, thôi đành nuốt cục tức vào bụng vậy.

    Mai Văn Chiến

     

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |