Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về 04 loại người đồng phạm, gồm có:
(1)Người thực hành,
(2) Người tổ chức,
(3)Người xúi giục,
(4) Người giúp sức.
Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung
Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã xảy ra. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm đồng phạm về tính chất liên kết hành vi cùng thực hiện một tội phạm, hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân gây ra hậu quả tác hại chung. Vì vậy Luật Hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đều bị áp dụng hình phạt của tội phạm mà tất cả những người đồng phạm đã cùng thực hiện.
Nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Nguyên tắc này xuất phát từ tính chất, mức độ tham gia gây án của người đồng phạm khác nhau, đặc điểm nhân thân khác nhau, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mỗi người khác nhau. Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm ở chỗ: mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm đến đó…
TIÊU CHÍ
|
NGƯỜI THỰC HÀNH
|
NGƯỜI TỔ CHỨC
|
NGƯỜI XÚI GIỤC
|
NGƯỜI GIÚP SỨC
|
Khái niệm
|
Là người trực tiếp thực hiện tội phạm
|
Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tôi phạm.
|
Là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
|
Là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
|
Tính chất hành vi
|
Hành vi của người thực hành có vị trí trung tâm trong vụ án đồng phạm. Hành vi của người tổ chức, giúp sức, xúi giục chỉ có thể gây ra thiệt hại cụ thể, thực tế cho xã hội thông qua hành vi của người thực hành.
|
Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác , người tổ chức là người có sáng kiến thành lập hoặc đứng ra thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều kiển hoạt động của nhóm đó. Chính vì vậy hành vi của người tổ chức được xem là nguy hiểm nhất trong đồng phạm.
|
Thông thường, hành vi của người xúi giục ít nguy hiểm hơn so với hành vi của người tổ chức. Nhưng tùy vào trường hợp cụ thể mà nó có thể nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn hành vi của người thực hành.
|
So với hành vi của người tổ chức, người giúp sức và người thực hành thì hành vi của người giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn. Vì hành vi giúp sức chỉ đóng góp vai trò là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm, chứ nó không đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm.
|
Mức độ trách nhiệm hình sự
|
Chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi thực hiện tội phạm của mình.
|
Nguyên tắc xử lý: “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy” việc thực hiện tội phạm.
Và khi quyết định hình phạt thì người tổ chức thường phải chịu mức hình phạt nặng hơn so với các đồng phạm khác.
|
Thường chịu mức TNHS nhẹ hơn người tổ chức.
|
TNHS của người giúp sức thường hạn chế hơn so với các đồng phạm khác.
|
Ví dụ
|
|
Điều 109 Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:
+Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
Còn Người đồng phạm khác sẽ có mức phạt thấp hơn: bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm
|
Điều 330 Tội chống người thi hành công vụ:
+Nếu như người thực hành chỉ chịu mức hình phạt là:bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
+Nếu là người xúi giục thì mức hình phạt sẽ cao hơn: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
|
Khoản 2 Điều 54 quy định: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”
|