Phân công nhiệm vụ

Chủ đề   RSS   
  • #77203 05/01/2011

    hunghac1974

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân công nhiệm vụ

    Kính gửi các anh chị,

    Công ty tôi là công ty cổ phần đang lập bảng phân công nhiệm vụ cho các Phó giám đốc.  Trong bảng phân công này có mảng phân công nhiệm vụ cho các Phó giám đốc như sau:

    - Nhiệm vụ 1: Theo dõi, phụ trách công tác Đảng;

    - Nhiệm vụ 2: Theo dõi, phụ trách công tác Công Đoàn;

    - Nhiệm vụ 3: Theo dõi, phụ trách công tác phụ nữ.

    Theo dõi phụ trách ở đây không phải là trực tiếp làm công tác này mà chỉ là phối hợp với các tổ chức này để thực hiện nhiệm vụ của Công ty.

    Nhưng có ý kiến cho rằng là bỏ đi nhiệm vụ 1 và 2, chỉ để lại nhiệm vụ 3.

    Tôi đang phân vân không biết xử lý như thế  nào, xin Luật sư và các anh  chị đóng góp ý kiến cho tôi trong việc này.

    Xin chân thành cảm ơn.
     
    11903 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #77223   05/01/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn có thể cho biết lý do của "#00b050;">có ý kiến cho rằng là bỏ đi nhiệm vụ 1 và 2"  ?
     
    Báo quản trị |  
  • #77425   06/01/2011

    hunghac1974
    hunghac1974

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn, lý do đó là Đảng là cơ quan lãnh đạo cao nhất nên không cần phụ trách. Công đoàn là đơn vị độc lập, ngang hàng với chính quyền, chỉ chịu sự lãnh đạo của Đảng.

    Tôi thì vẫn cho rằng, trong ban giám đốc vẫn phải có người theo dõi, phụ trách công tác Đảng, công tác Công đoàn, công tác phụ nữ.

    Mong các anh chị cho ý kiến.

    Xin cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #77486   06/01/2011

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    hunghac1974 viết:
    Cảm ơn bạn, lý do đó là Đảng là cơ quan lãnh đạo cao nhất nên không cần phụ trách. Công đoàn là đơn vị độc lập, ngang hàng với chính quyền, chỉ chịu sự lãnh đạo của Đảng.

    Tôi thì vẫn cho rằng, trong ban giám đốc vẫn phải có người theo dõi, phụ trách công tác Đảng, công tác Công đoàn, công tác phụ nữ.

    Mong các anh chị cho ý kiến.

    Xin cảm ơn.



    Lý do như vậy là đúng vì phó giám đốc chưa chắc đủ điều kiện để phụ trách, muốn phụ trách Đảng đầu tiên phải là Đảng viên và được đề cử, bầu cử bởi đại hội.

    Công đoàn cũng vậy phải  trúng cử làm UVBCH và do BCH công đoàn bầu làm chủ tịch công đoàn. Ban giám đốc đại diện cho người sử dụng lao động, công đoàn đại diện cho người lao động.

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #77468   06/01/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Trong luật doanh nghiệp không quy định cụ thể những chức danh hoặc chức năng này trong công ty.

    Vì vậy theo tôi hiểu công ty bạn có toàn quyền quy định nhiệm vụ của những phó giám đốc này, do vậy về mặt pháp luật công ty bạn có thể có hoặc không giao những nhiêm vụ này.
     
    Báo quản trị |  
  • #77696   07/01/2011

    hunghac1974
    hunghac1974

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    - Bạn manhtamvt

    Xin cảm ơn bạn manhtam, nhưng tôi thấy hình như bạn chưa hiểu hết ý của tôi. Như ở trên tôi đã nói, theo dõi phụ trách ở đây không phải là trực tiếp làm mà chỉ là phối hợp với các tổ chức này khi thực hiện nhiệm vụ của Công ty.

    Nhiều Công ty, nhất là công ty cổ phần, thì hầu hết ban lãnh đạo không phải là Đảng viên, thậm chí cũng không nằm trong BCH Công đoàn, và đôi khi cũng không có tổ chức Đảng mà chỉ có tổ chức Công đoàn, hiểu như bạn thì ban lãnh đạo công ty không có ai theo dõi, phụ trách các tổ chức này mà để nó tự do hoạt động thì nguy hiểm lắm.

    Tôi có đọc một quy chế phân công nhiệm vụ của một Sở nông nghiệp, họ quy định rõ 3 phó Giám đốc sở, mỗi giám đốc theo dõi phụ trách 1 tổ chức, cả 3 phó giám đốc này là nam, nhưng vẫn phụ trách công tác Phụ nữ như thường.

    Tôi cũng xin nói thêm là ở Công ty tôi, 1 Phó GĐ theo dõi phụ trách công tác Đảng hiện nay đang là Bí thư chi bộ, 1 Phó GĐ theo dõi phụ trách công tác Công đoàn trước đây đã làm Phó chủ tịch CĐ.

     - Bạn ntdieu

    Xin cảm ơn bạn, suy nghĩ của bạn cũng cùng với suy nghĩ của tôi. Nhưng không hiểu sao, sau khi có vài ý kiến như trên, Giám đốc cty tôi khi đưa ra bảng phân công nhiệm vụ lại bỏ đi nhiệm vụ 1 và 2, chỉ để lại nhiệm vụ 3 là phụ trách công tác phụ nữ (trong khi PGĐ là nam).

    Rất cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các anh chị và các bạn, cũng mong các anh chị và các bạn tiếp tục đóng góp ý kiến cho tôi.


    Xin trân trọng cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #77783   07/01/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    @ hunghac1974 : Nếu bạn hỏi ý kiến cá nhân thì tôi cho rằng tất cả những nhiệm vụ mà bạn kể đều không cần thiết, ít nhất là ở công ty nơi tôi làm việc. Ở đây không có tổ chức Đảng, có công đoàn nhưng chỉ là hình thức vì chẳng có gì cho họ làm, có rất nhiều phụ nữ nhưng họ không cần có 1 người phụ trách. Và đặc biệt là ở chỗ tôi không có khái niệm "phó" như phó giám đốc, phó phòng, v.v.

    Tôi hiểu rằng ở mỗi nơi một thể khác, vì vậy tất cả những ý kiến nêu ra ở đây bạn chỉ nên đọc cho vui.
     
    Báo quản trị |  
  • #77889   08/01/2011

    hunghac1974
    hunghac1974

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ntdieu viết:
    @ hunghac1974 : Nếu bạn hỏi ý kiến cá nhân thì tôi cho rằng tất cả những nhiệm vụ mà bạn kể đều không cần thiết, ít nhất là ở công ty nơi tôi làm việc. Ở đây không có tổ chức Đảng, có công đoàn nhưng chỉ là hình thức vì chẳng có gì cho họ làm, có rất nhiều phụ nữ nhưng họ không cần có 1 người phụ trách. Và đặc biệt là ở chỗ tôi không có khái niệm "phó" như phó giám đốc, phó phòng, v.v.

    Tôi hiểu rằng ở mỗi nơi một thể khác, vì vậy tất cả những ý kiến nêu ra ở đây bạn chỉ nên đọc cho vui.

    Xin cảm ơn bạn.
    Nói chung không nên có phó, vì phó chỉ gây thêm rắc rối. cty tôi bây h cũng vậy, ban đầu khi chưa lên phó, thì nói lên chỉ là lên cho nó có cái nọ, cái kia, lên để cho anh em khác có cơ hội ... . Nhưng bây h thật là phức tạp. Ở cty tôi có vài ngàn lao động thì bắt buộc phải có Công đoàn, trong Ban giám đốc thì phải có người theo dõi phụ trách CĐ để hướng CĐ đi theo quỹ đạo không thì loạn mất.
     
    Báo quản trị |  
  • #77919   08/01/2011

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Phó giám đốc nếu không phải là UVBCH công đoàn thì phụ trách công đoàn ở đây theo đúng nghĩa là giải quyết vấn đề liên quan đến công đoàn, đứng ra đại diện người sử dụng lao động đàm phán với công đoàn giải quyết các vấn đề về quyền lợi của người lao động khi họ yêu cầu ( phụ trách này không thể chỉ đạo được công đoàn, nếu chỉ đạo được thì công đoàn của tổ chức đó sinh ra cho đủ bộ máy để đối phó với qui định của Nhà nước).

    Cấp phó có những vấn đề không thể gải quyết được khi đàm phán với công đoàn mà thuộc phạm vi của giám đốc, nếu để cấp phó giải quyết mà không  trao quyền quyết định khi đàm phán trả lời những câu như " để tôi xin ý kiến giám đốc, vấn đề này tôi không đủ thẩm quyền quyết định ..." mất thời gian gây nên bức xúc cho người lao động đó mới là vấn đề dễ bị loạn.

    Dù Giám đốc hay phó giám đốc phụ trách về công đoàn thì cũng nên chủ động định kỳ gặp Chủ tịch công đoàn để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người lao động, kịp thời ngăn ngừa. Chủ tịch công đoàn chính là người cùng ban Giám đốc đưa nhân viên theo quỹ đạo.

    We can do !

     
    Báo quản trị |