Phân chia tài sản sau nhiêu năm ly hôn?

Chủ đề   RSS   
  • #557830 14/09/2020

    quynhanh0101

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/09/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Phân chia tài sản sau nhiêu năm ly hôn?

    Kính gửi các anh, chị,

    Hiện em đang có 1 vài vấn đề cần tham khảo từ phía các anh, chị như sau:

    Năm 2002 ba mẹ em có mua 1 căn nhà, do mẹ em đứng tên giấy mua bán, giấy tờ mua bán đều là giấy tay. Đến năm 2012 thì ba mẹ em ly hôn, trong quyết định ly hôn thì về phần tài sản là "không có tài sản chung". Ba mẹ em có 2 người con chung. 

    Vậy anh, chị cho em hỏi, trường hợp bây giờ hoặc sau này nếu mẹ em mất, thì ba em có quyền tranh chấp căn nhà này hay không? Và nếu phải chia, thì phần tài sản mà ba em được hưởng là bao nhiêu? Trường hợp bây giờ mẹ em làm ủy quyền lại cho em, thì ủy quyền toàn bộ căn nhà hay chỉ ủy quyền phần của mẹ thôi.

    Em chân thành cảm ơn các anh, chị.

     
    1438 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quynhanh0101 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #559417   30/09/2020

    Như thông tin bạn cung cấp, ba mẹ bạn đã ly hôn nhiều năm và khi giải quyết ly hôn thì toàn đã tuyên bố “ không có tài sản chung” tức là căn nhà tài sản riêng của mẹ bạn.

    Theo Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015

    Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

     Như vậy, sau khi ly hôn thì ba bạn không có quyền quay về tranh chấp phân chia di sản với bạn vì không có mối quan hệ với mẹ bạn nữa, chỉ khi mẹ bạn lập di chúc có để lại di sản cho ba bạn thì ba bạn mới được nhận di sản theo di chúc.

     

     
    Báo quản trị |