Chào bạn!
Với vấn đề bạn đặt ra, tôi thấy có vấn đề cần hỏi lại như thế này: Thường thường, khi thuận tình ly hôn trong Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn sẽ có mục yêu cầu khai rõ thỏa thuận chung của vợ chồng về con chung và tài sản. Về tài sản thì sẽ yêu cầu kê khai cụ thể gồm có những tài sản chung nào, tài sản riêng nào và thỏa thuận phân chia của các bên ra sao. Tức để được ly hôn thuận tình thì vợ chồng cũng đã phải thỏa thuận ổn thỏa về phân chia tài sản chung.
Tuy nhiên giả sử trường hợp của bạn nêu ra là thật thì tôi xin tư vấn cho bạn các câu hỏi của bạn như sau:
- Về việc công chứng:
Để được công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì ngoài Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu; Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (các bên có thể không lập dự thảo mà yêu cầu tổ chức công chứng lập theo mẫu); Bản sao giấy tờ tuỳ thân: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các bên; sổ hộ khẩu để xác định nơi thường trú; Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có, như: đăng ký kết hôn của vợ chồng.
Đối với quyền sử dụng đất (nếu không có thỏa thuận hay giấy tờ khác chứng minh đó là tài sản riêng) thì phải có sự thỏa thuận của vợ chồng bằng văn bản. Quyền sử dụng đất tuy đứng tên chồng nhưng tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên dù chỉ đứng tên chồng thì vẫn là tài sản chung của vợ chồng nếu người chồng không chứng minh được đây là tài sản mẹ tăng cho riêng cho anh ta ( Căn cứ Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014). Bởi vậy khi chuyển nhượng, vẫn phải được sự đồng ý của vợ. Do đó việc anh này tự ý chuyển giao QSNĐ là không đúng, nên việc Văn phòng/cơ quan công chứng vẫn công chứng cho hợp đồng này cũng là chưa đúng PL. Người vợ có quyền yêu cầu TA tuyên HĐ vô hiệu.
- Về quyền yêu cầu chia tài sản và nuôi con.
Như ở trên đã phân tích thì nếu chồng không chứng minh được đây là tài sản mẹ cho riêng anh ta thì quyền sử dụng đất này là tài sản chung.
Về con cái, như tôi nói ở trên, không chỉ phải thỏa thuận về tài sản mà vấn đề con chung cũng phải được vợ chồng thỏa thuận và ghi rõ trong Đơn. Nên về nguyên tắc, không có trường hợp nào vợ chồng chưa thỏa thuận quyền nuôi con mà TA lại quyết định cho ly hôn như bạn nêu ra. Còn về quyền nuôi con, theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân thì
"Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636
Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com