Phân chia tài sản chung

Chủ đề   RSS   
  • #236176 28/12/2012

    hoanghangmtc

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân chia tài sản chung

    Xin chàoluật sư!

    Luật sư cho tôi hỏi:Vợ chồng e gái tôi đang tiến hành thủ tục ly hôn. Tuy nhiên em gái tôi rất muốn luật sư giải đáp cho e gái tôi một vấn đề:

    Vợ chồng e gái tôi lấy nhau được hơn một năm và có con gái nhỏ được 13 tháng.E gái tôi học kế toán ra trường nhưng chưa xin được việc.E gái tôi lấy chồng và cùng chồng buôn bán ngoài Hà Nội.Sau khi ly hôn e gái tôi sẽ về quê ko buôn bán cùng chồng ngoài HN nữa. Và ở cùng với bố mẹ đẻ.

    Trong thời gian buôn bán vợ chồng e gái tôi có tiết kiệm được một số tiền mặt.Tuy nhiên trong thời gian sống chung chồng e gái tôi có dự định đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc.Chính vì vậy một phần số tiền tích góp được vợ chồng e gái tôi có đặt cọc cho bên làm thủ tục một số tiền.Và có giấy biên nhận.Tuy nhiên giáy biên nhận chỉ có chồng e gái tôi ký vào và hiện tại giấy tờ đó do chồng e gái tôi giữ.Hiện tại chồng e tôi ko có khả năng xuất khẩu lao động được nên sẽ được nhận lại số tiền đặt cọc ấy.

    Vợ chồng e gái tôi định mở hướng kinh doanh mới nên vợ chồng e tôi đã tìm mặt bằng và  đặt cọc tiền thuê nhà.Hợp đồng thuê nhà cũng chỉ có chồng e tôi ký và hiện tại cũng là do chồng e tôi giữ hợp đồng đó.Hiện tại vợ chồng e tôi rút lại hợp đồng thuê nhà và bên cho thuê nhà cũng đồng ý cho vợ chồng e tôi nhận lại số tiền đó.

    Số tiền mặt còn lại do e gái tôi giữ.

    Vậy luật sư cho tôi hỏi.Nếu ly hôn thì quyền nuôi con sẽ thuộc về ai?Và vợ chồng e gái tôi ko thống nhất được việc phân chia tài sản thì ra tòa sẽ được tòa giải quyết như thế nào ah?Xin luật sư cho e gái tôi một lời khuyên để có thể đảm bảo lợi ích tốt nhất cho mẹ con e gái tôi.Rất mong nhận được sự hồi âm sớm từ phía luật sư.

    Trân trọng cảm ơn luật sư

     
    5642 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #236282   29/12/2012

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Khi được Tòa chấp nhận cho lý hôn thì sẽ giải quyết:

    - Vấn đề con chung ai nuôi và ai có nghĩa vụ cấp dưỡng

    - Về tài sản chung: nguyên tắc sẽ chia đôi mỗi bên một nữa giá trị tài sản. Tài sản chung là Tài sản được tạo lập trong quá trình hôn nhân. có thể do một người đứng tên đại diện nhưng các bên có thể chứng minh công sức đóng góp thì Tòa vẫn xem xét là tài sản chung để phân chia khi ly hôn.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #236291   29/12/2012

    phamnhungdhl
    phamnhungdhl

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2012
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 392
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 12 lần


    Chào bạn!

    Vấn đề của bạn tôi xin trả lời như sau:

    - Về quyền nuôi con

    Theo quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân Gia Đình:

    "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mât năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác."

    Như vậy, khi em gaí bạn ly hôn, con sẽ được giao cho em gái bạn nuôi, nếu không có thỏa thuận khác giữa hai vợ chông, tuy nhiên tôi cần lưu ý, nếu em gái bạn không có đủ điền kiện để nuôi con thì chồng có thể khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi con đủ 3 tuổi, Lúc này Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định.

    -Vấn đề về tài sản Tòa sẽ căn cứ theo Điều 95 Luật hôn nhân gia đình để giải quyết

    "Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết"

     

    Chuyên viên:  Phạm Thị Nhung                       

     

     

    Chuyên viên tư vấn Luật:

     
    Báo quản trị |  
  • #239218   13/01/2013

    hoanghangmtc
    hoanghangmtc

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cho tôi hỏi thêm.Trong thời gian chớ tòa thụ lý giải quyết ly hôn, chồng e gái tôi đã đòi mang con về nuôi trong khi e gái tôi đang chăm sóc.Bây giờ e gái tôi muốn được chăm sóc con vì con mới được hơn 13 tháng tuổi nên e gái tôi không muốn cai sữa cho cháu sớm.Vậy trong trường hợp này e tôi phải làm như thế nào?Rất mong các luật sư tư vấn kỹ cho tôi và e gái tôi hiểu rõ hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #239393   14/01/2013

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Em gái cần trình bày khả năng nuôi con trong giai đoạn con còn nhỏ là nhằm đảm bảo cho bé bù sữa mẹ là cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ và nhằm mục đích Tòa giao con cho em gái em nuôi.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #239768   16/01/2013

    quynhlaw93
    quynhlaw93

    Female
    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    chào bạn ! 

     theo mình vấn đề đặt ra ở đây là 

    1 , quyền nuôi con : về nguyên tắc con dưới 3t  được giao cho mẹ trực tiếp nuôi , nếu các bên ko có thỏa thuận khác  

     

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác

    ban lên  nêu rõ  e gái bạn có các căn cứ  điều kiện  tốt hơn  để đảm bảo quyền lợi của con hơn   hay ko ?  2, ve van de  phân chia tài sản sau khi ly hôn thì về nguyên tắc thì tài sản chung  của vợ chồng trong thời kì hôn nhân được chia đều dựa theo khả năng và công sức đóng góp 

     

    Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết

     
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Nguyễn Trường Hồ