Phân chia di sản của ba tôi cho các thành viên trong gia đình như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #7198 24/07/2008

    dinhdien

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 13 lần


    Phân chia di sản của ba tôi cho các thành viên trong gia đình như thế nào?

    Kính gửi: LUẬT SƯ TƯ VẤN

    Gia đình tôi có 05 anh em, ba tôi mới mất vào tháng 3/2008 không để lại di chúc Ngày 20/7/08, má tôi họp anh em lại quyết định làm di chúc tài sản của phần má tôi là 50% trong tổng số tài sản của ba má, chia cho chị tôi 50%, 50% còn lại dành cho thờ cúng ba tôi và ông bà. Xin hỏi:

     1. Trong 05 anh em, có 03 người đồng ý cho chị tôi tài sản họ hưởng và yêu cầu quy ra tiền phần tài sản tôi được hưởng từ ba tôi để trả ngay cho tôi, để tôi không còn dính líu gì đến tài sản thừa kế. Việc họ quy ra tiền tài sản trả ngay như vậy có đúng không? Căn cứ để tính giá trị của tài sản.

    2. Tài sản của ba tôi để lại gồm 01 căn nhà một lầù, vật dụng dùng trong sinh hoạt như bộ ván, salon, tủ, sổ tiết kiệm, tất cả loại này có phải là tài sản thừa kế không. Từ khi ba tôi mất chị tôi quản lý tiền bạc trong nhà. Khi tôi hỏi về tiền tiết kiệm ngân hàng ba tôi để lại thì chị tôi nói không có. Như vậy các phần tài sản để lại của ba tôi làm cách nào để cho rỏ ràng, trường hợp chị tôi dấu diếm như vậy được không. Tôi không nhận tiền quy ra từ tài sản mà yêu cầu chia một phần vị trí trong căn nhà có được không?

    3. 04 người con và má tôi đồng ý cho chị tôi đứng tên quản lý tài sản, đứng tên chủ quyền nhà, nếu tôi không đồng ý thì họ có tiến hành được không? Trong việc giải quyết tài sản thừa kế nếu có 01 người không đồng ý cách giải quyết áp đặt của đa số người còn lại thì sẽ xử lý theo hướng nào (các ý kiến không đồng ý đều không trái luật thừa kế)

    4. Nếu bây giờ tôi đồng ý cho chị tôi đứng tên quản lý tài sản, vài tháng nữa tôi đổi ý không đồng ý thì có được không và tôi gửi đơn đề nghị nơi đã công chứng để thay đổi ý kiến của mình thì có được giải quyết không?

    5. Nhà đang được cho thuê, như vậy phần tiền cho thuê có được tính như là tài sản thừa kế không, cách phân chia như thế nào.

    6. 50% giá trị tài sản mà má tôi để lại dành cho việc thờ cúng ba tôi, giao cho chị tôi quản lý. Phần tài sản này sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của chị tôi hay 05 anh em.

    7. Ba tôi đã mất không có di chúc như vậy bây giờ họ đòi chia tài sản có được không trong khi má tôi mới làm di chúc. Theo luật thì bao giờ mới tiến hành phân chia tài sản. Thời hạn bao lâu để khiếu nại, ở cơ quan nào giải quyết.

    Xin chân thành cám ơn sự quan tâm Rất mong nhận được sự hồi đáp .

     

     
    7633 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #7199   28/07/2008

    LS_NguyenThanhDam
    LS_NguyenThanhDam

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 622
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Chào bạn Nguyễn Văn Điền!

    Ba của bạn mới mất vào tháng 3/2008 không để lại di chúc, như vậy phần tài sản của ba để lại bao gồm 50% tài sản chung của ba và mẹ cộng 100% tài sản riêng của ba bạn (nếu có) sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

    Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng một phần như nhau, bao gồm 5 anh chị em của bạn, mẹ của bạn và ông, bà nội của bạn (nếu ông, bà nội còn còn sống). 

    Phần 50% tài sản chung của mẹ bạn thì thuộc quyền quyết định của mẹ bạn. Việc mẹ bạn họp gia đình lại và quyết định làm di chúc phần tài sản này cho cho chị bạn 50% và 50% còn lại dành cho thờ cúng ba và ông bà bạn là quyền của mẹ bạn. Bạn không có quyền can thiệp hay quyết định phần tài sản này.

    Chúng tôi xin phép trả lời từng phần câu hỏi của bạn như sau:

    1.  Trong 05 anh em, có 03 người đồng ý cho chị tôi tài sản họ hưởng và yêu cầu quy ra tiền phần tài sản tôi được hưởng từ ba tôi để trả ngay cho tôi, để tôi không còn dính líu gì đến tài sản thừa kế. Việc họ quy ra tiền tài sản trả ngay như vậy có đúng không? Căn cứ để tính giá trị của tài sản.

    Việc 3 người cho chị bạn phần tài sản họ được hưởng từ khối di sản của ba bạn là quyền của họ đối với việc từ chối và tặng cho di sản. Phần di sản của bạn được hưởng từ việc hưởng thừa kế này có thể được quy đổi bằng tiền mặt và được thoả thuận bằng văn bản trong quá trình khai nhận thừa kế tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ để tính giá trị tài sản này do các bên thoả thuận tự định giá hoặc các bên thống nhất nhờ cơ quan thẩm định giá để thẩm định lại giá trị tài sản khối di sản được chia.  

    2.  Tài sản của ba tôi để lại gồm 01 căn nhà một lầù, vật dụng dùng trong sinh hoạt như bộ ván, salon, tủ, sổ tiết kiệm, tất cả loại này có phải là tài sản thừa kế không. Từ khi ba tôi mất chị tôi quản lý tiền bạc trong nhà. Khi tôi hỏi về tiền tiết kiệm ngân hàng ba tôi để lại thì chị tôi nói không có. Như vậy các phần tài sản để lại của ba tôi làm cách nào để cho rỏ ràng, trường hợp chị tôi dấu diếm như vậy được không.

    Tôi không nhận tiền quy ra từ tài sản mà yêu cầu chia một phần vị trí trong căn nhà có được không?

    Tài sản thừa kế bao gồm tất cả những tài sản mà ba bạn để lại không riêng gì căn nhà. Đối với sổ tiết kiệm hay tài sản khác mà ba bạn đã gởi Ngân hàng là tài sản thừa kế nếu bạn chứng minh được đó là tài sản của ba bạn. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên yêu cầu bạn ạ! Nếu bạn không chứng minh được, bạn có thể khởi kiện và yêu cầu Toà án đề nghị chị bạn cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến vấn đề này.

    Về vấn đề bạn không nhận tiền quy ra từ tài sản mà yêu cầu chia một phần vị trí trong căn nhà thì bạn có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng một phần vị trí căn nhà, nếu không thể chia đều căn nhà thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá căn nhà và thoả thuận về người nhận căn nhà nếu không thoả thuận được thì căn nhà được bán để chia.

     3. 04 người con và má tôi đồng ý cho chị tôi đứng tên quản lý tài sản, đứng tên chủ quyền nhà, nếu tôi không đồng ý thì họ có tiến hành được không? Trong việc giải quyết tài sản thừa kế nếu có 01 người không đồng ý cách giải quyết áp đặt của đa số người còn lại thì sẽ xử lý theo hướng nào (các ý kiến không đồng ý đều không trái luật thừa kế)

    Việc bạn không đồng ý là quyền của bạn và việc chị bạn đứng tên chủ quyền căn nhà sẽ không thể thực hiện. Trong trường hợp này thì các đồng thừa kế còn lại sẽ khởi kiện tại Toà án nơi căn nhà toạ lạc và Toà án có nghĩa vụ hoà giải và mời các bên thừa kế lên để tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải không thành, Toà án sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử và Bản án của Toà án sẽ có giá trị thực thi.

     4. Nếu bây giờ tôi đồng ý cho chị tôi đứng tên quản lý tài sản, vài tháng nữa tôi đổi ý không đồng ý thì có được không và tôi gửi đơn đề nghị nơi đã công chứng để thay đổi ý kiến của mình thì có được giải quyết không?

    Nếu bây giờ bạn đồng ý thoả thuận phân chia di sản và bạn đã thực hiện thủ tục tại Phòng công chứng thì bạn khó thay đổi ý kiến. Cần lưu ý với bạn, Thoả thuận phân chia di sản đã hết thời gian niêm yết tại UBND phường nơi căn nhà toạ lạc (sau 30 ngày kể từ ngày các bên ký tên tại Phòng Công chứng) mà các đồng thừa kế không có khiếu nại về việc phân chia di sản này và căn nhà đã đăng bộ đứng tên chị của bạn thì bạn không được quyền thay đổi ý kiến của mình.

     5. Nhà đang được cho thuê, như vậy phần tiền cho thuê có được tính như là tài sản thừa kế không, cách phân chia như thế nào.

    Tiền thuê nhà đối với căn nhà thuộc di sản thừa kế là lợi tức được phát sinh từ di sản thừa kế, vì vậy được xem là tài sản thửa kế. Giá trị tăng thêm này được cộng vào khối di sản thừa kế và chia đều cho các đồng thừa kế.

     6. 50% giá trị tài sản mà má tôi để lại dành cho việc thờ cúng ba tôi, giao cho chị tôi quản lý. Phần tài sản này sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của chị tôi hay 05 anh em.

    Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng (Khoản 1, Điều 670 Bộ luật Dân sự quy định về Di sản dùng vào việc thờ cúng).

    Ở đây tôi giả sử Di chúc của mẹ bạn đã có hiệu lực pháp luật thì phần tài sản này không thuộc quyền sở hữu của chị bạn hoặc quyền sở hữu của 5 anh em bạn và đương nhiên không được chia thừa kế. Phần tài sản này được giao cho chị bạn quản lý để thực hiện việc thờ cúng, nếu chị bạn không thực hiện thì các anh chị em của bạn có thể thoả thuận bằng văn bản giao phần di sản này cho người khác quản lý để thờ cúng.

     7. Ba tôi đã mất không có di chúc như vậy bây giờ họ đòi chia tài sản có được không trong khi má tôi mới làm di chúc. Theo luật thì bao giờ mới tiến hành phân chia tài sản. Thời hạn bao lâu để khiếu nại, ở cơ quan nào giải quyết.

    Khoản 1, Điều 633, Bộ luật dân sự quy định thời điểm mở thừa kế, địa điểm mở thừa kế như sau: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

    Như vậy khi ba bạn mất, các đồng thừa kế có quyền mở thừa kế. Tuy nhiên việc mở thừa kế phải có sự đồng thuận của tất cả các bên đồng thừa kế. Nếu một trong các bên không đồng ý thì sẽ không thể tiến hành việc mở thừa kế được. Trong trường hợp này sẽ phát sinh tranh chấp về thừa kế, thẩm quyền giải quyết vấn đề này là Toà án cấp quận nơi căn nhà toạ lạc.

     Hy vọng nội dung trả lời này sẽ hỗ trợ phần nào cho thắc mắc của bạn. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm, bạn có thể trực tiếp đến Thư viện pháp luật địa chỉ khu Biệt Thự 282 Nguyễn Trọng Tuyển, Q. Phú Nhuận, TP. HCM để gặp luật sư tư vấn trực tiếp hoặc bạn có thể liên lạc cho chúng tôi theo số điện thoại do động 0989 350 262 để được tư vấn thêm.

    Trân trọng chào bạn !

     Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

     

    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

    Điện thoại : 0989 350 262

     
    Báo quản trị |  
  • #7204   30/07/2008

    dinhdien
    dinhdien

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 13 lần


    Kính gửi: Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

     Xin cám ơn thư trả lời của luật sư ngày 28/7/08, xin phép được hỏi luật sư thêm ý như sau:

     1. Nếu có khiếu nại, tranh chấp có liên quan đến thừa kế thì quy định trong thời gian bao lâu còn hiệu lực khiếu nại nơi tòa án.

    2. Mọi quyết định liên quan đến thừa kế đều phải được tất cả người cò quyền thừa kế đồng ý, không được giải quyết trên nguyên tắc đa số. Không biết điều này có đúng không.

    3. Nếu không đồng ý kết luận xử lý của tòa án cấp quận thì có thể kháng cáo ở cấp nào. Quyết định của cấp nào là cuối cùng.

     Xin cám ơn

     Nguyễn Văn Điền

     
    Báo quản trị |  
  • #7205   01/08/2008

    LS_NguyenThanhDam
    LS_NguyenThanhDam

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 622
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Chào bạn Nguyễn Văn Điền!

    1. Vấn đề thứ nhất bạn hỏi theo tôi được hiểu là bạn hỏi về thời hiệu để giải quyết những tranh chấp liên quan việc thừa kế. Theo qui định của Bộ luật dân sự, khi có tranh chấp liên quan việc thừa kế di sản thì thời hiệu tối đa để các đương sự khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có di sản chết. Trong trường hợp của bạn, ba bạn mất vào tháng 3/2008 thì thời điểm này được xem là thời điểm mở thừa kế. Vì vậy nếu các đồng thừa kế có tranh chấp thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết phần di sản này được tính là 10 năm kể từ thời điểm tháng 3/2008.

    2. Thoả thuận phân chia di sản phải được sự thống nhất của tất cả các đồng thừa kế. Nguyên tắc đa số không thể quyết định đến toàn bộ thỏa thuận này. Vì vậy khi thoả thuận phân chia di sản tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu một trong những người đồng thừa kế không đồng ý thì Thoả thuận phân chia di sản không thể thực hiện được. 

    Trong trường hợp này các đồng thừa kế có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết phần tranh chấp này. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó mà thôi.

    Trong quá trình giải quyết vụ việc, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

     3. Nếu không đồng ý bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm (trong trường hợp của bạn có thể là Toà án nhân dân quận, huyện nơi căn nhà toạ lạc) thì bạn có thể làm đơn kháng cáo Toà án cấp trên trực tiếp là Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

    Cần lưu ý với bạn thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

    Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.

    Trân trọng chào bạn!

    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

     

    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

    Điện thoại : 0989 350 262

     
    Báo quản trị |  
  • #7216   05/08/2008

    dinhdien
    dinhdien

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 13 lần


    Xin cám ơn các câu trả lời của luật sư rất rỏ ràng, dễ hiểu. Tôi có lòng tin vào nơi luật sư.

    Văn Điền
     
    Báo quản trị |  
  • #7217   05/08/2008

    LS_NguyenThanhDam
    LS_NguyenThanhDam

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 622
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Chào anh Văn Điền!

    Niềm tin của thân chủ, khách hàng là niềm hạnh phúc của người luật sư trong quá trình hành nghề của mình.

    Rất mong mọi điều tốt đẹp đến với anh và gia đình.

    Trân trọng!


     

    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

    Điện thoại : 0989 350 262

     
    Báo quản trị |  
  • #7222   14/08/2008

    dinhdien
    dinhdien

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 13 lần


    Kính gửi: LUẬT SƯ NGUYỄN THANH ĐAM

     Nhờ luật sư cung cấp giúp dùm việc như sau:

     1.      Mẫu tờ khai mở thừa kế

    2.      Mẫu giao người quản lý tài sản

    3.      Mẫu khai di chúc

     Kèm giải thích cần thiết nếu có

     Xin cám ơn

    Văn Điền

     Email: ngdinhdien@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #7223   15/08/2008

    LS_NguyenThanhDam
    LS_NguyenThanhDam

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 622
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Chào bạn Văn Điền!

    Những form mẫu mà bạn cần bạn có thể vào đường dẫn: #0070c0;"> http://www.hochiminhcity.gov.vn/home/left/congbao/76bm để tham khảo.

    Trong quá trình thực hiện nếu bạn cần tìm hiểu thêm, bạn có thể đến Thư viện pháp luật địa chỉ khu Biệt Thự 282 Nguyễn Trọng Tuyển, Q. Phú Nhuận, TP. HCM gặp luật sư tư vấn trực tiếp hoặc bạn có thể liên lạc cho chúng tôi theo số điện thoại di động  0989 350 262.

    Trân trọng chào bạn !

    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm.

    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

    Điện thoại : 0989 350 262

     
    Báo quản trị |  
  • #7232   24/08/2008

    dinhdien
    dinhdien

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 13 lần


    Chào bạn!

    Kính gửi: LUẬT SƯ NGUYỄN THANH ĐẠM

    Xin luật sư vui lòng giải đáp thắc mắc sau:

    Không tìm thấy mẫu chỉ định cho người quản lý di sản trong địa chỉ trang web của Tp.HCM.

    Có 05 người được thừa kế, nếu có 01 người đề nghị mở thừa kế nhưng 04 người còn lại không đồng ý hoặc có 04 người yêu cầu mở thừa kế nhưng có 01 người không đồng ý. Như vậy việc mở thừa kế có được phép tiến hành không, cơ quan nào xử lý việc này.

    Khi mời luật sư tham gia một vụ kiện về thừa kế thì người luật sư sẽ làm những công việc gì, trường hợp kết quả không đúng như ý muốn của bên nguyên cáo thì có phải trả chi phí không. Nếu có thể được xin luật sư vui lòng cho biết trong các vụ kiện về thừa kế thì mức phí thuê luật sư là bao nhiêu.

    Xin cám ơn

    Văn Điền

     

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #7233   25/08/2008

    LS_NguyenThanhDam
    LS_NguyenThanhDam

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 622
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


     Chào bạn Văn Điền!

    1. Bạn có thể soạn thảo Biên bản thoả thuận chỉ định người quản lý di sản. Nội dung bao gồm:

    Họ tên, chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú những người được hưởng di sản.

    Họ tên, chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú người quản lý di sản.

    Nội dung thống nhất các đồng thừa kế thống nhất thoả thuận người quản lý di sản.

    Quy định về quyền, nghĩa vụ của người quản lý di sản (tham khảo điều 638, 639 và 640 Bộ Luật dân sự).

    Chữ ký của tất cả những người được hưởng di sản thống nhất về chỉ định về mgười quản lý di sản.

    2. Việc mở thừa kế, thoả thuận phân chia di sản thừa kế đều phải có sự thống nhất của tất cả các đồng thừa kế và bạn có thể thoả thuận phân chia di sản thừa kế tại Phòng Công chứng. Trong trường hợp không có một hoặc nhiều người không đồng ý thì việc mở thừa kế, thoả thuận phân chia di sản thừa kế sẽ không thực hiện được. Trong trường hợp này các bên có thể thốn g nhất thoả thuận chia di sản thừa kế. Nếu không giải quyết được thì có thể yêu cầu Toà án cấp huyện nơi có di sản để yêu cầu giải quyết. 

    3. Về thù lao luật sư thì bạn và văn phòng luật sư mà bạn yêu cầu thoả thuận giá trị thù lao thông qua Hợp đồng dịch vụ pháp lý. Giá trị thù lao bao nhiêu theo ý chí của cả hai bên căn cứ công việc thực hiện, thời gian thực hiện, thâm niên nghề nghiệp và uy tín của luật sư…  Nội dung công việc do hai bên thoả thuận và được thể hiện trong hợp đồng.

     Sau đây là điều 638, 639 và 640 Bộ Luật dân sự để bạn tham khảo:

     Điều 638. Người quản lý di sản

    1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.

    2. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

    3. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

    Điều 639. Nghĩa vụ của người quản lý di sản

    1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều


    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

    Điện thoại : 0989 350 262

     
    Báo quản trị |  
  • #7258   15/10/2008

    dinhdien
    dinhdien

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 13 lần


    Ngày 29/9/08

    Kính chào Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Thưa Luật sư, nhờ Luật sư giải đáp tiếp dùm thắc mắc như sau:

    Ngày 28/9/08, 04 anh chị em của tôi yêu cầu tôi sáng thứ sáu 03/10/08, đến Phòng Công chứng để ký giấy khai nhận khai di sản. Tôi hỏi di sản thừa kế của ba tôi gồm những gì thì họ nói căn nhà tại F8,Q5 mà má tôi, chị tôi đang ở. Tôi có hỏi tại sao phần di sản về hiện vật, tiền tiết kiệm không đưa vào cho đúng quy định.

    Họ trả lời rằng phòng công chứng chỉ quy định khai nhận tài sản là nhà đất còn những phần khác không khai, hoặc khai lúc khác, lần sau. Tôi không đồng ý nói rằng phòng công chứng nào đó quy định như vậy là sai và tôi nói rằng đã hỏi luật sư, luật sư hướng dẫn di sản thừa kế là bất động sản, hiện vật, hiện kim ngay cã thu nhập từ việc cho thuê nhà. Những người anh em của tôi nói rằng luật sư nói sai, phòng công chứng đúng.

    Tôi chỉ kết luận rằng nếu khai đầy đũ đúng luật thừa kế thì tôi ký không thì thôi. Và tôi có nói thêm rằng tại sao ba mất mới vài tháng chưa hết thời gian mãn tang mà hùa nhau đòi chia gia tài của ba, 03 năm nữa tôi mới bàn đến việc thừa kế gia tài. Má tôi thì đồng ý chia tài sản ngay và phần còn lại 50% của bà đang nhờ người con út làm thủ tục di chúc giao hai phần cho chị tôi và một phần thờ cúng.

    Xin phép hỏi luật sư:  

    Cách xử lý của tôi như vậy có đúng luật không, đúng đạo lý không, thưa Luật sư.  

    Thủ tục để hưởng thừa kế, pháp luật quy định phài trình tự làm như thế nào, bao gồm các loại giấy tờ gì, cơ quan thụ lý khai nhận thừa kế. 

    Em tôi nói phòng công chứng (hỏi tên phòng công chứng nào nó không nói mà nói rằng khai nhận thừa kế bất cứ phòng công chứng nào cũng được, của Nhà nước hoặc tư nhân) quy định chỉ công chứng tài sản thừa kế là nhà, đất. Nếu có quy định như vậy thì cá loại tài sản khác khai ở đâu. 

    Tôi không ký các giấy tờ liên quan đến khai nhận thừa kế lúc này có đúng luật không? Họ có quyền tự tiến hành các công đoạn tiếp theo mà không cần có chữ ký của tôi có được không? 

    Xin cám ơn Luật sư

    Nguyễn Đỉnh Điền

     
    Báo quản trị |  
  • #7259   15/10/2008

    LS_NguyenThanhDam
    LS_NguyenThanhDam

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 622
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản của người chết gồm nhà cửa, xe, hiện vật, tiền tiết kiệm và những tài sản khác (nếu có).

    Theo như anh trình bày thì căn nhà tại F8,Q5 mà má anh, chị anh đang ở phần của ba anh là di sản thừa kế. Như vậy di sản của ba anh để lại có thể gồm: 1 phần căn nhà tại F8,Q, tiền tiết kiệm anh cho là của ba anh, tài sản khác (nếu có).

    Tuy nhiên khi thủ tục khai nhận di sản không thể khai nhận tất cả các loại tài sản này. Cơ quan có thẩm quyền chỉ khai nhận những di sản đã được đăng ký như nhà đất đã được cấp chủ quyền, tài sản khác đã được đăng ký quyền sở hữu tài sản đứng tên người đã mất như xe máy, tàu thuyền vv….

    Tôi trả lời anh từng nội dung như sau:

    1. Anh không nên phản ứng vấn đề như vậy vì sẽ làm mất đoàn kết trong gia đình. Tôi không biết nội dung khai nhận di sản thoả thuận như thế nào, nhưng điều anh trình bày thì đây chỉ khai nhận khai di sản là căn nhà tại F8,Q5 chứ chưa nói đến phần di sản khác. Anh có quyền yêu cầu chia thừa kế ngoài căn nhà này từ di sản ba anh để lại nhưng anh phải có nghĩa vụ chứng minh đó là tài sản của ba anh tạo ra khi ông ấy còn sống.  

    2.  Đối với di sản đã được đăng ký như nhà đất đã được cấp chủ quyền, tài sản khác đã được đăng ký quyền sở hữu tài sản đứng tên người mất như xe máy, tàu thuyền thì thủ tục khai nhận di sản là Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng tư. Các đồng thừa kế phải nộp những giấy tờ sau:

    1.Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu);
    2. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy khai sinh, kết hôn, hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) của người yêu cầu thừa kế (bản chính và bản sao);
    3. Giấy tờ sở hữu tài sản thừa kế (bản chính và bản sao);
    4. Giấy chứng tử hoặc giấy tờ hợp khác của người để lại di sản (bản chính và bản sao);
    5. Tờ khai di sản thừa kế (theo mẫu);
    6. Giấy thoả thuận nhường quyền, từ chối nhận di sản của các đồng thừa kế khác (bản chính và bản sao có chứng thực);
    7. Di chúc (nếu có);
    8. Văn bản thuận phân, khai nhận di sản (theo mẫu);
    9. Bản niêm yết thuận phân, khai nhận di sản (theo mẫu);
    10. Biên bản niêm yết thuận phân, khai nhận di sản (theo mẫu).

     3.  Ý kiến của em anh theo tôi có phần đúng. Đối với tài sản còn lại chưa đăng ký quyền sở hữu tài sản thì các bên nên thoả thuận với nhau để giải quyết vấn đề. Nếu không thoả thuận được thì anh có quyền khởi kiện ra Toà án để yêu cầu giải quyết.  

    4.  Anh có quyền không ký các giấy tờ liên quan đến khai nhận thừa kế nếu bạn cho rằng không thoả mãn quyền lợi của anh theo luật định. Khi anh không ký Biên bản thoả thuận phân chia di sản thì Phòng Công chứng không thể thực hiện được việc phân chia di sản này.

     Trong trường hợp anh muốn tiếp tục đặt câu hỏi nữa anh có thể liên hệ đến Thư viện pháp luật địa chỉ khu Biệt Thự 282 Nguyễn Trọng Tuyển, Q. Phú Nhuận, TP. HCM gặp luật sư tư vấn trực tiếp hoặc anh có thể liên lạc theo số điện thoại của tôi bên dưới để hỗ trợ anh nhanh chóng và dễ dàng hơn.

     Trân trọng chào anh Điền !

     

     

             


    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

    Điện thoại : 0989 350 262

     
    Báo quản trị |  
  • #7276   21/10/2008

    dinhdien
    dinhdien

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 13 lần


    Xin cám ơn trả lời của luật sư

    Những vấn đề cụ thể và cần tư vấn để giải quyết, tôi sẽ liên hệ với luật sư theo số tel của luật sư.

    Kính chào

    Đỉnh Điền
     
    Báo quản trị |  
  • #7277   21/10/2008

    LS_NguyenThanhDam
    LS_NguyenThanhDam

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 622
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Hy vọng qua nội dung trả lời của chúng tôi đã giúp cho anh giải quyết vấn đề tốt hơn.
    Chúc anh và gia đình sức khoẻ và thành đạt.
    Trân trọng!

    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

    Điện thoại : 0989 350 262

     
    Báo quản trị |  
  • #7689   25/11/2009

    dinhdien
    dinhdien

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 13 lần


    Hỏi về việc người nước ngoài mua nhà, đất tại Việt Nam

    Xin chào luật sư,

    Lần này xin nhờ luật sư giải đáp dùm về lảnh vực nhà, đất có yếu tố nước ngoài.

    Đề mục: Người nước ngoài mở công ty, mua đất đai, nhà cửa

    Xin chào luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Xin hỏi luật sư một số vấn đề như sau:

    1/ Người nước ngoài xin thành lập công ty tại VN thủ tục đăng ký như thế nào, cơ quan nào nhận đăng ký, thời hạn giải quyết bao lâu, vốn điều lệ bao nhiêu, được phép sự dụng lao động bao nhiêu người.

    2/ Xin luật sư cho biết người nước ngoài (không phải Việt kiều) có được phép mua nhà cửa, đất đai tại VN không, được phép mua mấy căn nhà, bao nhiêu diện tích đất đai, thời hạn sở hửu và sử dụng được bao lâu và có được phép gia hạn không, cá nhân mua hay đứng tên công ty mua được không.

    3/ Người nước ngoài có được nhờ người VN đứng tên thay mặt mua nhà cửa hoặc đất đai được không, có quy định nào để ràng buộc chứng minh tài sản đó là của người nước ngoài nhờ mua không.

    4/ Người nước ngoài có hai quốc tịch là Canada và Hong Kong, VN có chế độ ưu đãi cho quốc tịch nào không.

    5/ Nếu ủy thác luật sư làm thủ tục về đất đai, thủ tục thành lập công ty thì chi phí khoảng bao nhiêu. Ngày chủ nhật văn phòng có làm việc không.

    Mong nhận được sự hồi đáp,

    Xin cám ơn
    Nguyễn Đỉnh Điiền 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #7690   25/11/2009

    LS_NguyenThanhDam
    LS_NguyenThanhDam

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 622
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    1. Tùy vào hình thức, quy mô vốn, địa bàn, lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện thủ tục đầu tư cần phải tuân thủ theo qui định pháp luật về đầu tư.

    Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan.Hồ sơ đăng ký đầu tư gồm: Văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu), Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm.

    Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ nói trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan, Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

    Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư) và cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không được yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ nào khác.

     Về thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bạn cần tham khảo điều 37, 38 và 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư qui định những dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, những Dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư và Dự án do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

     Về sử dụng lao động, khuyến khích sử dụng lao động trong nước. Đối với  người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì phải tuân thủ Nghị định 34/2008/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

     2. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư thì được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất. Đối với nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu theo quy định là căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại và không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

    Cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó;

    Cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương; cá nhân nước ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

    Cá nhân nước ngoài đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu;   

    Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam;

     Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư không có chức năng kinh doanh bất động sản, có nhu cầu về nhà ở cho những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở.

     Cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam với điều kiện cá nhân nước ngoài phải đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Mỗi cá nhân được sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại và thời hạn được sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tối đa là 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ khi hết thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đối tượng quy định tại khoản này phải bán hoặc tặng cho nhà ở đó.

     Doanh nghiệp có vốn đầu tư  nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ chứng nhận hoạt động đầu tư tương ứng với hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

    Thời hạn được sở hữu nhà ở của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam tương ứng với thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho doanh nghiệp đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu được tính từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

     3/ Trừ các trường hợp cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, pháp luật hiện nay không cho phép người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên mua nhà, cửa hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, có một số trường hợp người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên mua nhà hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua việc cho mượn tiền hoặc một hình thức khác và khi xảy ra tranh chấp thì những giao dịch này bị vô hiệu.

    Hậu quả pháp lý giao dịch vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Trong trường hợp này, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

     4. Người nước ngoài có hai quốc tịch là Canada và Hong Kong đều bình đẳng như những người có quốc tịch khác, Việt Nam không có chế độ ưu đãi cho quốc tịch nào.

     5.  Về thù lao luật sư khi thực hiện tư vấn, thủ tục thành lập công ty hoặc một số yêu cầu của thân chủ thì chi phí dịch vụ căn cứ trên số lượng công việc, thời gian thực hiện vào một số nội dung khác để thỏa thuận giá dịch vụ.

     Văn phòng làm việc suốt tuần, trừ ngày Chủ nhật. Mọi chi tiết xin Ông vui lòng liên hệ số điện thoại cá nhân, chúng tôi sẵn sàng tư vấn.

     Trân trọng.

    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

    Điện thoại : 0989 350 262

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại : 0989 350 262