phân chia di sản

Chủ đề   RSS   
  • #611811 22/05/2024

    phân chia di sản

    con gái A chết 2018, không có chồng, có 01 con trai, mẹ đẻ của A là B chết 2022. Di sản của bà A được phân chia như thế nào?

     
    250 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #611812   22/05/2024

    phân chia di sản

    A chết năm 2018, không có chồng, có 1 con trai; bố đẻ chết 1997; mẹ đẻ chết năm 2022. Vậy di sản của A được phân chia như thế nào

     
    Báo quản trị |  
  • #611957   24/05/2024

    phucpham2205
    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26758
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 553 lần
    SMod

    Chào chị, trường hợp chị hỏi có thể tham khảo câu trả lời như sau:

    Vì chị không trình bày rõ khi A mất có để lại di chúc hay không. Nên tại đây sẽ có 02 trường hợp để phân tích như sau: 

    Trường hợp 01: A mất có để lại di chúc (di chúc hợp pháp). Trường hợp này, người được chỉ định thừa kế sẽ có quyền hưởng thừa kế. Nếu người thừa kế là cá nhân thì phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. 

    Trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế theo Điều 613 Bộ Luật Dân sự 2015

    Trường hợp 02: A mất không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng không hợp pháp. Trường hợp này, di sản của A để lại sẽ được thừa kế theo theo Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: 

    - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 

    - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; 

    - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Mà theo thông tin chị cung cấp thì A mất năm 2018, mẹ A mất năm 2022, cha mất 1997 và còn 01 người con trai. 

    Trường hợp của mẹ A:

    Có thể thấy, A mất trước mẹ của mình theo đó, mẹ của A tại trường hợp này được quyền hưởng phần di sản của A theo hàng thừa kế thứ nhất. Và khi mẹ của A mất vào năm 2022 thì vẫn chia di sản theo những nguyên tắc như đã nêu trên.

    Trường hợp của bố A: 

    Điều 613 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định “Người thừa kế là cá nhân phải là người sống vào thời điểm mở thừa kế”. Theo đó, bố của A trong trường hợp này sẽ không được hưởng thừa kế.

    Trường hợp con trai của A: Hưởng thừa kế theo quy định.

     
    Báo quản trị |