Nếu ai từng làm hay thấy qua Hợp đồng thì thường thấy phần căn cứ pháp Luật. Tuy nhiên, nếu trong hợp đồng mà mình không có phần căn cứ hay căn cứ "không liên quan" thì có ảnh hưởng gì đến Hợp đồng hay không?
Câu trả lời thì mình xin mạn phép đưa ra là KHÔNG!
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó những điều khoản, những phần nào trong hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên thì mới có giá trị hợp đồng.
Theo đó, phần căn cứ thì không thỏa mãn điều kiện nêu trên nên nó không có giá trị trong hợp đồng. Vì vậy, nếu bỏ quan phần căn cứ, hay vô tình viết nhầm Luật trong phần căn cứ này thì hiệu lực của hợp đồng vẫn không bị ảnh hưởng.
Ví dụ như bạn viết hợp đồng thuê nhà mà ở phần căn cứ bạn viết Căn cứ Luật nuôi con nuôi, Luật Kế toán hay Luật trưng cầu ý dân thì quyền và nghĩa vụ của bạn vẫn không thay đổi.
Hơn nữa, nếu hợp đồng của bạn nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật nào thì Luật đó sẽ điều chỉnh quan hệ của bạn. Việc bạn ghi hay không thì không làm thay đổi phạm vi điều chỉnh của Luật đó.
Ví dụ như bạn là Thương nhân, ký hợp đồng với bên kia cũng là Thương nhân, 2 bên ký hợp đồng mua bán thương mại. Trong đó 2 bên thỏa thuận phạt vi phạm là 30% giá trị hợp đồng nếu bên nào vi phạm nghĩa vụ. Và ở phần căn cứ bạn căn cứ Bộ Luật Dân sự 2015.
Trường hợp này thì BLDS cũng không có ý nghĩa gì trong việc thỏa thuận mức phạt vi phạm này.
[Bộ Luật Dân sự quy định mức phạt vi phạm là các bên tự thỏa thuận/ Luật Thương Mại thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận tuy nhiên không quá 8% giá trị hợp đồng]
Ngoài ra thì trong hợp đồng, có nhiều phần "dư"-không có giá trị như: Cộng hòa xã hội....; tên hợp đồng...