Phân biệt "xử phạt vi phạm hành chính" và "xử lý hành chính"

Chủ đề   RSS   
  • #506516 02/11/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Phân biệt "xử phạt vi phạm hành chính" và "xử lý hành chính"

    Phân biệt

    Một số người hẳn vẫn còn nhần lẫn, lấn cấn giữa 02 thuật ngữ "xử phạt vi phạm hành chính" và "xử lý hành chính".

    Mời bạn theo dõi bài viết dưới đâu để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa 02 khái niệm này.

    TIÊU CHÍ

    XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

    XỬ LÝ  HÀNH CHÍNH

    Khái niệm

     Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

    Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    Cần lưu ý thêm: Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình.

    Đối tượng bị xử phạt/xử lý 

    Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

    Chỉ áp dụng với cá nhân trong nước.

    Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.

    (khoản 2 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

    Nguyên tắc chung

    Việc xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân và cả tổ chức, bảo đảm một số nguyên tắc như:

    - Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

    - Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

    - Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

    - Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

    Việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân và cả tổ chức, bảo đảm một số nguyên tắc như:

    - Không xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tôn trọng và bảo vệ bí mật riêng tư của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.

    - Không công khai việc tổ chức, nội dung, kết quả cuộc họp tư vấn, hồ sơ và thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên.

    - Chỉ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

    ….

     

    Nghĩa vụ chứng minh vi phạm

    - Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.

    - Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

    - Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.

    - Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

    Hình thức xử lý/xử phạt 

    Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

    – Cảnh cáo;

    – Phạt tiền;

    – Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    – Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

    – Trục xuất.

    + Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức XỬ PHẠT CHÍNH.

    + Hình thức xử phạt quy định về Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất có thể được quy định là hình thức XỬ PHẠT BỔ SUNG hoặc hình thức XỬ PHẠT CHÍNH.

     

    Hình thức xử lý vi phạm hành chính bao gồm: 

    – Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

    – Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

    –  Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

    – Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

     

    Nguyên tắc áp dụng

    - Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung.

    - Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

     

     

    Thời hiệu xử phạt/xử lý 

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt (điểm a khoản 1 Điều  Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

    Trong đó:

    - Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

    - Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

     

    - Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tùy từng trường hợp cụ thể sẽ là: từ 03 tháng – 01 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm;

    - Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng tùy từng trường hợp sẽ là từ: 06 tháng- 01 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm;

    - Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm;

    - Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của người vi phạm.

     

    Căn cứ pháp lý: Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 02/11/2018 07:04:31 CH
     
    29894 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    trinhtoan07@gmail.com (18/12/2020) Xmen-8711 (18/11/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận