Chào bạn trantulaw16
Cho mình trao đổi thêm là có thể khởi kiện theo hướng D khởi kiện trực tiếp A đòi quyền sử dụng đất được không?
Về mặt lý thuyết :
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Do đó nếu cho là A xâm phạm quyền và lợi ích của mình thì D có quyền khởi kiện A.
Trong thực tế :
Tòa án sẽ không thụ lý và hướng dẫn D làm lại đơn khởi kiện cho đúng người bị kiện. Nếu D kiên quyết giữ nguyên ý mình thì TA sẽ phải thụ lý, sau đó tuyên bác yêu cầu của D (do A không có giao dịch, không có thõa thuận gì với A nên không có nghĩa vụ, không vi phạm), D sẽ mất tiền án phí.
Bạn có thể giải thích rõ hộ mình: khi nào khởi kiện đòi quyền sử dụng đất và khi nào khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng không?
Khi quyền sử dụng đất là của bạn nhưng người khác lại không trả đất cho bạn do lấn chiếm hoặc được bạn cho mượn nhưng không trả thì khởi kiện đòi quyền sử dụng đất (đòi tài sản).
Nếu bạn ký HĐ chuyễn nhượng nhưng một hoặc các bên không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình đã ghi rõ trong điều khoản cụ thể của HĐ chuyễn nhượng thì là phát sinh tranh chấp Hợp đồng.
Trong trường hợp như mình nêu ra, có thể khởi kiện theo 1 trong hai cách không
Nếu các bên có công chứng HĐ mua bán thì theo quy định của PL hiện hành : người mua phải đăng ký và được cấp giấy chứng nhận (hoặc đăng bộ) sang tên mình thì mới được công chứng cho phép bán cho người khác.
Do đó, GCN về lý đã mang tên của C thì C mới bán được cho D. Vậy D chỉ có thể kiện C vì vi phạm HĐ chuyễn nhượng.
Chỉ là suy nghĩ chủ quan, mong bạn trao đổi thêm.
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 04/04/2014 07:43:42 SA