Lợi dụng chức vụ, quyền hạn và Lạm dụng chức vụ, quyền hạn đều là những tội phạm về chức vụ nằm trong chương XXIII của Bộ luật hình sự 2015. Cả hai tội đều do những chủ thể đặc biệt có chức vụ, quyền hạn thực hiện xâm phạm vào hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước. Hai tội này có về cơ bản có nhiều nét tương đồng tuy nhiên chúng là khác nhau và sẽ được nêu cụ thể tại bảng phân biệt dưới đây.
Phân biệt Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn và Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn - Minh họa
|
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
|
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn
|
Cơ sở pháp lý
|
Khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP
Khoản 1 Điều 356 Bộ luật hình sự 2015
|
Khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP
Khoản 1 Điều 355 Bộ luật hình sự 2015
|
Khái niệm
|
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.
|
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
|
Khách thể
|
Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
|
Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
|
Chủ thể
|
Có đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự
Chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của điều 352 Bộ luật hình sự 2015
|
Có đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự
Chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn theo Điều 352 Bộ luật hình sự 2015
|
Mặt khách quan
|
Hành vi khách quan của tội này là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái, không làm, làm không đúng theo công vụ
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm
|
Hành vi khách quan của tội này là hành vi vượt quá quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi vượt quyền hạn này chỉ thực hiện trên cơ sở chức vụ, quyền hạn đã có của người phạm tội.
Hậu quả : chủ thể phải chiếm đoạt tài sản của người khác thì mới cấu thành tội này, tuy nhiên hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm
|
Mặt chủ quan
|
Lỗi cố ý trực tiếp
Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác
Động cơ là dấu hiệu bắt buộc của tội này.
Động cơ vụ lợi có thể hiểu là mong muốn lợi ích vật chất, tinh thần cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm
Động cơ cá nhân khác là vì lợi ích phi vật chất như để nể nang, củng cố uy tín, địa vị cá nhân
|
Lỗi cố ý trực tiếp
Động cơ vụ lợi, nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Động cơ là dấu hiệu bắt buộc của tội này.
|
Ví dụ
|
Nguyễn Văn A là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B đã thực hiện hành vi trái công vụ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện B ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
|
Ví dụ: Nguyễn Văn A là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. A chỉ được phân công phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội, không được phân công phụ trách lĩnh vực quản lý đất đai nhưng A vẫn ra quyết định thu hồi đất của Công ty X để giao cho Công ty Y (là Công ty của gia đình A). Trường hợp này hành vi của A đã vượt quá chức trách, nhiệm vụ được giao.
|
Từ đây có thể thấy giữa hai tội này có những điểm khác biệt cơ bản, nếu như Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn là làm trái với chức vụ quyền hạn của mình thì Tội lạm dụng chức vụ quyền, quyền hạn là vẫn thực hiện theo chức vụ quyền hạn của mình nhưng có hành vi vượt quá chức vụ quyền hạn.
Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 10/11/2021 09:22:21 SA
Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 10/11/2021 09:21:35 SA
Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 10/11/2021 09:20:58 SA