Phân biệt “Tiền án” và “Tiền sự”

Chủ đề   RSS   
  • #506515 02/11/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Phân biệt “Tiền án” và “Tiền sự”

    Phân biệt “Tiền án” và “Tiền sự”

    Trước giờ khi nói về lý lịch tư pháp của người nào đó, chúng ta hay nghe người ta nhắc đến “tiền án, tiền sự”. Liệu bạn đã hiểu rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này? Nếu câu trả lời là: Chưa, hãy theo dõi bài viết dưới đây để phân biệt được hai khái niệm trên nhé.

    TIÊU CHÍ

    TIỀN ÁN

    TIỀN SỰ

    Văn bản điều chỉnh

    Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017

    Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

    Định nghĩa

    Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định trực tiếp khái niệm về "tiền án", "tiền sự". Trước đây, Nghị quyết 01-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 18/10/1990 (hết hiệu lực) có quy định gián tiếp về tiền án, tiền sự tại điểm b khoản 2 Mục II như sau: 

    “b) Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa.”

    Căn cứ vào quy định trên, có thể hiểu như sau:

    Người có tiền án (hay còn được gọi là án tích) là người đã bị kết án (hình sự) thi hành hình phạtchưa được xóa ánSau khi thi hành bản án hình sự một thời gian nhất định thì người bị kết án được mặc nhiên xoá án tích hoặc được toà án cấp chứng nhận xoá án tích. Quyết định xóa án tích tùy từng trường hợp.

    "Án" được hiểu là bản án -> "Tiền án" là bản án đã có trước của Tòa án.

     

    Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

    “Sự" nhằm chỉ sự kiện pháp lý -> Tiền sự ở đây là hậu quả pháp lý hành chính.

    Loại trách nhiệm pháp lý

     

    Trách nhiệm hình sự

    Trách nhiệm hành chính

    Hậu quả pháp lý

    - Người có tiền án có thể bị một số hạn chế về quyền lợi.

    Ví dụ: Lựa chọn nơi thường trú, có thể bị cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định. (Điều 41, 42 Bộ luật hình sự 2015).

    - Khi quyết định hình phạt, trong trường hợp tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, tiền án được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm h Điều 52 Bộ luật hình sự 2015).

    - Tiền sự là một tình tiết về nhân thân người vi phạm, được xem xét, cân nhắc khi quyết định hình thức và mức độ xử lý khi người có tiền sự có hành vi vi phạm pháp luật mới. Cụ thể, khi quyết định hình phạt, trong trường hợp tái phạm tiền sự được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính (điểm b khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

    - Trong luật hình sự, tiền sự ở dạng đã bị xử lý hình chính là yếu tố bắt buộc của cấu thành một số tội phạm.

    Ví dụ một số tội về sở hữu như: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản – Điều 172, Tội trộm cắp tài sản- Điều 173,…

    Trường hợp được xóa tiền án/tiền sự

    Người đã được xóa án tích được xác định là chưa có tiền án. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 03 trường hợp được xóa án tích gồm:

    - Đương nhiên được xóa án tích (Điều 70)

    - Xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71)

    - Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt: Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định (Điều 72).

     

    Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

    “1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

    2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”

     

    Hậu quả khi được xóa tiền án/tiền sự

    Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

    Tùy trường hợp mà khi người bị kết án đã có đầy đủ các điều kiện để được xóa án tích, đủ thời hạn theo luật định thì có thể yêu cầu Tòa án ra Quyết định xóa án tích/ yêu cầu cơ quan cập nhật dữ liệu lý lịch tư pháp cấp Giấy chứng nhận xóa án tích nhằm tạo điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng, chủ động, tích cực hoạt động tuân thủ hiến pháp và pháp luật. 

    Khi được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính thì đương sự sẽ không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính, vì vậy không bị tính là tình tiết tăng nặng khi vi phạm hành chính lần tiếp theo.

     

    >>> Cẩm nang pháp luật 2016

    https://danluat.thuvienphapluat.vn/cam-nang-phap-luat-2017-151157.aspx" target="_blank">>>> Cẩm nang pháp luật 2017

    >>> Cẩm nang pháp luật năm 2018

    Nhân ngày Pháp luật Việt Nam 09/11/2019, Dân Luật xin dành tặng các bạn Cẩm nang pháp luật 2019 với mong muốn phổ biến kiến thức và tin tức pháp luật đến với mọi người:

    1.  Chính thức: Năm 2019 cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ được nghỉ 18 ngày Lễ, Tết

    2. Những trường hợp cán bộ, công chức có thể xin từ chức


     

     

    Những bài viết nổi bật với các lĩnh vực khác:

    * Lao động - Việc làm:

    1. Những nội dung bắt buộc phải có trong HĐLĐ theo quy định mới

    2.

     

    * Dân sự

    1.  Tổng hợp những loại hợp đồng/giấy tờ bắt buộc phải công chứng, chứng thực

    2. Phân biệt cư trú, tạm trú, thường trú, lưu trú

    3. 08 điều cần biết về đầu tư ngoại hối Forex

     
    19816 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    chetnhacon (08/11/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận