Phân biệt “Quyền trưng cầu giám định” và “Quyền yêu cầu giám định”

Chủ đề   RSS   
  • #498487 01/08/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Phân biệt “Quyền trưng cầu giám định” và “Quyền yêu cầu giám định”

    Thực tiễn có rất nhiều các trường hợp cần phải tiến hành giám định như: giám định AND (xác nhận cha, mẹ, con); giám định thương tích, thiệt hại (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng), giám định chữ ký (hợp đồng, thừa kế); … để thẩm định đính xác thực, chân thật giúp Thẩm phán có nhận định đúng đắn, từ đó làm căn cứ cho việc đưa ra phán quyết khách quan, công bằng của Hội đồng xét xử.

    Giám định được hiểu là việc người giám định sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động giải quyết vụ việc dân sự theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định, theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ theo quy định của Luật Giám định tư pháp 2012Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì để tiến hành giám định và có kết luận giám định được thực hiện qua 03 hình thức:

    (1) Trưng cầu giám định và;

    (2) Yêu cầu trưng cầu giám định và;

    (2) Yêu cầu giám định.

    Trong đó, Trưng cầu giám định chỉ do Tòa án, người tiến hành tố tụng thực hiện. Còn yêu cầu giám định là quyền của đương sự sau khi đã đề nghị Tòa án, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận.

    Cụ thể, việc tiến hành giám định thông qua phương thức trưng cầu giám định hay yêu cầu giám định được quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự  2015, theo đó:

    - Quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định: Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định.

    Có khả năng xảy ra một trong hai trường hợp: (1) Các đương sự thỏa thuận lựa chọn biện pháp giám định và yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định hoặc; (2) Một trong các bên đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định. Và theo Điều 22 Luật giám định tư pháp 2012 thì sự thỏa thuận lựa chọn hoặc yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải đều được thể hiện bằng văn bản.

     - Quyền tự mình yêu cầu giám định: Đương sự tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

    Như vậy, điều kiện để đương sự thực hiện quyền tự yêu cầu giám định gồm 02 điều kiện sau:

    + Thứ nhất: Tòa án thụ lý vụ án từ chối trưng cầu giám định và;

    + Thứ hai: Việc thực hiện quyền phải trong thời hạn trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, tức là trong thời gian chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. 

    - Quyền trưng cầu giám định: Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.

     

    Như vậy, về cơ bản thì trưng cầu giám định và yêu cầu giám định là giống nhau, chỉ khác nhau ở yếu tố chủ thể yêu cầu:

    + Trưng cầu giám định: là việc cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

    + Yêu cầu giám định: là việc đương sự yêu cầu cơ quan tổ chức tiến hành hoạt động giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp.

     

    Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 vẫn tồn tại một số bất cập liên quan đến trưng cầu giám định, yêu cầu giám định của như: chưa quy định rõ số lần giám định lại, số lần giám định tối đa trong một vụ án; chưa có cơ chế giải quyết khi có các kết luận giám định mâu thuẫn nhau; giới hạn thời hạn giám định;… Ở một khía cạnh khác, mình đề cập để các bạn hiểu rõ và nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn, đó là Luật Thương mại 2005 đã ghi nhận một số cơ chế nhằm giải quyết triệt để những vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn liên quan như quy định tại khoản 3 Điều 262 về giá trị pháp lý của chứng thư giám định:

    Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý như sau:

    a) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên;

    b) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thoả thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý với tất cả các bên.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 01/08/2018 01:53:56 SA
     
    11738 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận