Phân biệt pháp nhân và không phải pháp nhân?

Chủ đề   RSS   
  • #15952 22/12/2008

    hienhoba

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Phân biệt pháp nhân và không phải pháp nhân?

    Kính thưa quý Luật sư!
    Hiện tôi có một thắc mắc nhỏ nhưng chưa giải quyết được, mong quý luật sư giúp đỡ!
    Như tôi được biết thì một pháp nhân phải có đầy đủ 4 đặc điểm đó là:
    - có tên riêng
    - được thành lập hợp pháp
    - có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
    - có sự tách bạch về vốn
    1. Như vậy, đối với doanh nghiệp tư nhân thì yếu tố quan trọng nhất (trong 4 yếu tố tạo thành pháp nhân nêu trên) để xác định doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân là yếu tố nào? Vì sao? quy định nào nói rõ điều đó?
    2. Công ty hợp danh là công ty có trách nhiệm hữu hạn hay trách nhiệm vô hạn (công ty hợp danh nói chung--> không nói đến trách nhiệm của các thành viên)?
     
    71116 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #15953   13/11/2008

    trathainguyen
    trathainguyen
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 989
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    như bạn nói,một pháp nhân cần đáp ứng đủ 4 đặc điểm như trên. Doanh nghiệp tư nhân k phải là một pháp nhân vì không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Tài sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ doanh nghiệp không có sự tách bạch.theo điều 141 luật DN quy định "DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp"

    http://www.sungroup.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #15954   13/11/2008

    hienhoba
    hienhoba

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Có lẽ bạn trả lời nhầm "Doanh nghiệp tư nhân k phải là một pháp nhân vì không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình". Doanh nghiệp tư nhân không chịu trách nhiệm bằng TS của doanh nghiệp tư nhân thì chịu trách nhiệm bằng TS của ai? nói tóm lại theo bạn là do không có sự tách bạch về tài sản.
    Chân thành cảm ơn!Nhưng mình cần một sự phân tích cụ thể hơn. Cau hỏi của mình có 2 phần nếu có thể bạn trả lời giúp mình phần 2 luôn nhé
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hienhoba vì bài viết hữu ích
    Kembonbong (24/01/2013)
  • #15955   04/12/2008

    victim12
    victim12

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2008
    Tổng số bài viết (46)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần



    1. Như vậy, đối với doanh nghiệp tư nhân thì yếu tố quan trọng nhất (trong 4 yếu tố tạo thành pháp nhân nêu trên) để xác định doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân là yếu tố nào? Vì sao? quy định nào nói rõ điều đó?

              Theo quy đnh tại khoản 3 Điều 84 (BLDS 2005) điều kiện để một t chức đưc công nhận là pháp nhân là phải “có tài sản độc lập t chu trách nhiệm bằng tài sản đó”. Thực chất, chứa đựng hai điều kiện, thứ nhất là “có tài sản độc lập” thứ hai là t chu trách nhiệm bằng tài sản đó”. Tuy mối liên hệ chặt chẽ vi nhau, nhưng đây là hai điều kiện độc lập vi nhau về mặt pháp lý.  Mặc dù những điều kiện trên là những điều kiện bắt buộc mà một tổ chức phải có (điều kiện cần ) để được công nhận là pháp nhân,nhưng để trở thành pháp nhân,tổ chức còn phải được luật doanh nghiệp công nhận (điều kiện đủ).

    Ta thấy tài sản của DNTN không độc lập với tài sản của chủ DN.Vì vậy DNTN không đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân.


    2
    CTHD điều 130 luật doanh nghiệp 2005

    b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

    c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.






     
    Báo quản trị |  
  • #15956   04/12/2008

    vuong_luat_06
    vuong_luat_06

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2008
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Còn một Điều quan trọng là Nhà làm Luật muốn một lọai hình Doanh nghiệp nào đó là pháp nhân thì nó là pháp nhân. Tức là luật quy định một loại hình doanh nghiệp nào đó là pháp nhân thì nó là pháp nhân. Lấy ví dụ như công ty hợp danh chẳng hạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #15957   06/12/2008

    cuonglong
    cuonglong

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Tư cách pháp nhân

    Cho em hỏi ý nghĩa của tư cách pháp nhân.Sự khác nhau của các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân??

    Nguyễn Việt Cường

    DĐ: 098.484.3886

    Email: cuonglong1987@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #15958   07/12/2008

    PHATHOANGPHAT
    PHATHOANGPHAT

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    LAW LUẬT DOANH NGHIỆP "THANH PHÁT"

    xin cho hỏi sự khác nhau của "trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn" trong doanh nghiệp. sự kh ác biệt giữa công ty TNHH một thành viên với doanh  nghiệp tư nhân.?
    Điểm mới của luật doanh nghiệp  2005 về công ty TNHH một thành viên? tại sao hiện nay công ty TNHH lại chiếm số lượng nhiều nhất hiện nay. Còn ở các tỉnh thì loại hình doanh  nghiệp tư nhân lại rất phổ biến.
    " có tư cách pháp nhân" là có được những gì( quyền và lợi ích)
    một công ty có tư cách pháp nhân khác gì với một công ty không có tư cách pháp nhân.

    một cá nhân khi mới khởi sự kinh doanh thì nên chọn loại hình doanh nghiệp nào là phù hợp?
    xin cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #15959   13/12/2008

    trathainguyen
    trathainguyen
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 989
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Công ty hợp danh là công ty có TNHH vì công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của công ty. Mà tài sản của công ty đã được xác định cụ thể trong điều 132 LDN:

    Điều 132. Tài sản của công ty hợp danh

    1. Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty.

    2. Tài sản tạo lập được mang tên công ty.

    3. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện.

    4. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật

    http://www.sungroup.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #15960   17/12/2008

    thunam1984
    thunam1984

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    PHATHOANGPHAT viết:
    xin cho hỏi sự khác nhau của "trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn" trong doanh nghiệp. sự kh ác biệt giữa công ty TNHH một thành viên với doanh  nghiệp tư nhân.?
    Điểm mới của luật doanh nghiệp  2005 về công ty TNHH một thành viên? tại sao hiện nay công ty TNHH lại chiếm số lượng nhiều nhất hiện nay. Còn ở các tỉnh thì loại hình doanh  nghiệp tư nhân lại rất phổ biến.
    " có tư cách pháp nhân" là có được những gì( quyền và lợi ích)
    một công ty có tư cách pháp nhân khác gì với một công ty không có tư cách pháp nhân.

    một cá nhân khi mới khởi sự kinh doanh thì nên chọn loại hình doanh nghiệp nào là phù hợp?
    xin cảm ơn.




    sao khong co ai tra loi van de cua PHATHOANGPHAT the,cung la thac mac cua minh luon,
     
    Báo quản trị |  
  • #15961   20/12/2008

    daogamcun
    daogamcun

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    LUẬT DOANH NGHIỆP

    sự khác nhau của trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn là đối với trách nhiệm hữu hạn thì cách thành viên của công ty đó chỉ phải chịu trách nhiệm về các khỏan nợ của công ty trong phạm vi số vốn ghi trong điều lệ của công ty và các tài sản khác của công ty, nếu vẫn còn nợ cũng không phải trả.Còn trách nhiệm vô hạn thì các thành viên không chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi nói trên mà nếu vẫn còn nợ chưa thanh toán thì các thành viên phải lấy tài sản khác của mình( tài sản dân sự) để trả cho đến khi hết khoản nợ của công ty.
    Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn, nó là một loại hình công ty.
    doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chịu trach nhiệm vô hạn, không phải là một loại hình công ty.
    Công ty TNHH chiếm số lượng nhiều có thể là do đặc điểm của nó nên nhiều người lựa chọn loại hình nay. Nó an toàn cho kinh doanh, đồng thời  có tư cách pháp nhân.
    Còn việc ở các tỉnh loại hình doanh nghiệp tư nhân lại phổ biến thì mình không biết. Có thể là do ở các tỉnh quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thương nhỏ nên rủi ro lớn thường có ít, nên để thu hút đối tác thì chủ sở hữu doanh nghiệp chọn loại hình này vì trách nhiệm vô hạn của nó sẽ hạn chế rủi ro cho các đối tác.
    Tư cách pháp nhân mình cũng không rõ lắm.
    Khi kinh doanh nếu là một cá nhân thì chỉ có thể chọn hoặc là công ty TNHH 1tv hoặc là doanh nghiệp tư nhân. Với nhũng đặc điểm của mỗi cái thì nhà kinh doanh có thể tự lựa chọn cho mình. Mỗi cái đều có ưu điểm của nó, nhưng theo mình thì nên chọn loại hình công ty TNHH.
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn daogamcun vì bài viết hữu ích
    thangbk1988 (28/08/2012) LAWPROFIRM (17/06/2014)
  • #15962   21/12/2008

    chiknlaw
    chiknlaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    LAW LUẬT DOANH NGHIỆP "THANH PHÁT"

    hi!
    "xin cho hỏi sự khác nhau của "trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn" trong doanh nghiệp. sự kh ác biệt giữa công ty TNHH một thành viên với doanh  nghiệp tư nhân.?"
    vấn đè TNHH hay TNVH ko đặt ra cho doanh nghiệp do đó chúng ta không nói " Công ty hợp danh là công ty có TNHH vì công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của công ty" và cũng không nói  "Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn, nó là một loại hình công ty.
    doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chịu trach nhiệm vô hạn, không phải là một loại hình công ty
    ."  vì nói vậy là chung chung.
    vấn đề TNHH hay TNVH chỉ đặt ra đối với chủ doanh nghiệp chứ không đặt ra đối với doanh nghiệp.
    một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hay ko có tư cách pháp nhân thật ra ko quan trọng vì dù có hay ko có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.tuy nhiên do phụ thuộc vào tâm lý của người kinh doanh ở VN thông thường ng ta thích có "tư cách pháp nhân" hơn để thuận lợi hơn cho việc kinh doanh bởi nó còn phụ thuộc vào dấu,vào chữ ký của người có thẩm quyền,...công ty hợp danh là mọt ví dụ.tuy mâu thuẫn với BLDS nhưng luật vẫn cho phép cty hợp danh có tư cách pháp nhân để giúp loại hình cong ty này được kinh doanh thuân lợi,khuyến khích nó phát triển
    mỗi một loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm riêng nên còn tùy vào yêu càu của người chủ thành lập mà nên chọn loại hình nào cho phù hợp không cứ gì cty TNHH hay DNTN:)

     
    Báo quản trị |  
  • #16411   18/03/2009

    trathainguyen
    trathainguyen
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 989
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    pháp nhân nước ngoài

    Bạn nào có thể giúp mình hiểu về điều kiện pháp lý cầnđủ để pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và để pháp nhân Việt Nam hoạt động tại nước ngoài là gì không? và những điều kiện đó được quy định trong những văn bản pháp luật nào?Xin chân thành cảm ơn và

    http://www.sungroup.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #16412   06/03/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Chào bạn.
    - Pháp nhân Việt Nam muốn hoạt động tại nước nào thì phải tuân thủ theo pháp luật của nước đó. Mỗi nước có những quy định pháp luật khác nhau về đầu tư mà bạn.
    - Để pháp nhân nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam thì pháp nhân đó phải đáp ứng đầy đủ các quy định về đầu tư theo Luật đầu tư của Việt Nam.
    Thân mến

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #16413   06/03/2009

    trathainguyen
    trathainguyen
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 989
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    vâng, em xin cảm ơn chị. tuy nhiên em có một thắc mắc này chị giúp em nha. Em thấy rằng khi một pháp nhân nước ngoài vào hoạt động tại một quốc gia khác thì có thể họ thực hiện hoạt động đầu tư nhưng cũng có những pháp nhân không thực hiện hoạt động đầu tư (các tổ chức xã, các quỹ xã hội, các quỹ từ thiện...). Như vậy, đối với những pháp nhân thuộc loại thứ hai này làm sao có thể theo Luật đầu tư được đúng không chị?Lúc đó, điều kiện của họ sẽ như thế nào ạ?

    http://www.sungroup.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #16414   07/03/2009

    TN2008
    TN2008
    Top 500
    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2008
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo tôi thì các tổ chức xã hội, các quỹ xã hội, các quỹ từ thiện...cũng là 1 hình thức kinh doanh không lợi nhuận cá nhân, nhưng họ cũng phải đăng ký chứ, bạn hãy vào đây xem bài viết của anh Nguyentrilac và tuberose
    http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/default.aspx?CT=TVQD&ID=9914&P=7
     
    Báo quản trị |  
  • #16415   12/03/2009

    Truvbin
    Truvbin

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/03/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    trathainguyen viết:
    Bạn nào có thể giúp mình hiểu về điều kiện pháp lý cầnđủ để pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và để pháp nhân Việt Nam hoạt động tại nước ngoài là gì không? và những điều kiện đó được quy định trong những văn bản pháp luật nào?Xin chân thành cảm ơn và
    Theo Điều 16, Luật Thương mại 2005 thì pháp nhân nước ngoài chỉ có thể hoạt động ở Việt Nam dưới hai hình thức: Chi nhánh và Văn phòng đại diện. Cách thức thành lập và hoạt động của chi nhánh và văn phòng đại diện cho  thương nhân nước ngoài được quy định chi tiết tại: Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 11/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại ngày 28/09/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP.
     
    Báo quản trị |  
  • #16416   18/03/2009

    Hoanghaiyen_bt
    Hoanghaiyen_bt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/03/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần



    Chào các bạn! Mình cũng đang tìm hiểu về vấn đề này. Pháp nhân VIỆT NAM muốn hoạt động ở nước ngoài thì ko bít pháp luật VIỆT NAM có quy định như thế nào nhỉ? Bạn nào có thể chỉ giúp mình ko?
     
    Báo quản trị |  
  • #140778   18/10/2011

    phuonghuedct
    phuonghuedct

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho em hỏi với ạ. thế nào là ko có tư cách pháp nhân và tnao là chưa đủ tư cách pháp nhân ?
     
    Báo quản trị |  
  • #140790   18/10/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100059
    Cảm ơn: 3496
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Bạn phuonghuedct đọc những bài ở trên, hoặc bạn đọc chương IV luật dân sự về pháp nhân xem nhé
     
    Báo quản trị |  
  • #141070   19/10/2011

    dinhthuclawyer
    dinhthuclawyer

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    theo quy định tại điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định rất rõ về pháp nhân, nếu một tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện tại điều luật trên là Pháp nhân còn ngược lại thì không...bạn ak

    Nguyễn Đình Thực

    DĐ:0975.026.048

    Email:luatsuthuc84@gmail.com

     
    Báo quản trị |