Phân biệt Nhãn hiệu và thương hiệu?

Chủ đề   RSS   
  • #44493 05/02/2010

    bachtuocdo

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân biệt Nhãn hiệu và thương hiệu?

    Em đang học về Marketing, có 2 thuật ngữ Nhãn hiệu (trademark) và Thương hiệu (brand) làm cho em khó hiểu, không biết chúng giống và khác nhau như thế nào? Nhiều lúc cứ dùng lẫn lộn thuật ngữ này với thuật ngữ ki $0Mong mọi người giúp em giải đáp thắc mắc này. Và em cũng muốn hỏi thêm là Ở Việt Nam, thương hiệu có phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay không?$0 $0Cảm ơn mọi người rất rất nhiều$0 $0$0 $0

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 14/12/2012 11:02:03 SA bỏ in đậm toàn bài
     
    11938 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #233084   13/12/2012

    CIS.LawFirm
    CIS.LawFirm

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/12/2012
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 294
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 97 lần


     

    Xét ở khía cạnh vật chất, nhìn vào tên gọi, logo thì khó phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu.

    Tuy nhiên, nhãn hiệu (trademark) là một khái niệm pháp lý, là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau. Trong khi đó, thương hiệu (brand) là không phải là một khái niệm pháp lý mà là khái niệm thương mại.

    Thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tạo nên hình ảnh của một doanh nghiệp và các sản phẩm của nó. Nhãn hiệu chỉ là một trong những hình thức thể hiện ra bên ngoài của thương hiệu, cùng với các yếu tố khác như kiểu dáng công nghiệp, truyền thông, quảng cáo hay marketing.

    Trên thực tế, tồn tại những khẩu hiệu như “Xây dựng thương hiệu”, “Quảng bá thương hiệu” là nói đến giải pháp tổng thể để tạo dựng thương hiệu trên thị trường, chứ không chỉ là việc thiết kế hay đăng ký nhãn hiệu.

    Tại Việt Nam, chỉ có nhãn hiệu được quy định bảo hộ trong Luật Sở hữu trí tuệ, thương hiệu không phải là đối tượng được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ.

     

    Công ty Luật hợp danh C I S - ĐT 3911 8581 - www.cis.vn

    76 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, Tp.HCM

     
    Báo quản trị |  
  • #492900   29/05/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Nhãn hiệu và Thương hiệu khác nhau như thế nào?

    Nhãn hiệu (tiếng Anh: Trade mark) được sử dụng rộng rãi từ lâu trên thế giới và tại Việt Nam. Đây là khái niệm được chuẩn hoá trong luật Việt Nam và quốc tế. Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”. Nhãn hiệu có thể được tạo thành từ các dấu hiệu truyền thống là các chữ, chữ số, dấu hiệu hình, màu sắc hoặc kết hợp của chúng.      

    Thương hiệu (tiếng Anh: Brand) là thuật ngữ mới được sử dụng rộng rãi ở nước ta trong thời gian gần đây khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập. Khác với nhãn hiệu, thương hiệu không phải là khái niệm được luật hóa quốc tế cũng như trong luật Việt Nam, nên được hiểu và sử dụng nhiều lúc chưa thống nhất, có khi còn bị lạm dụng. Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa toàn thư mở thì khái niệm “thương hiệu” (brand) bắt nguồn từ chữ “branding” chỉ việc chủ đàn gia súc dùng sắt nóng đóng dấu lên da con vật nhằm phân biệt chúng với gia súc của người khác. Dần dần, thuật ngữ này được sử dụng trong thương mại, tiếp thị và quảng cáo chỉ những dấu hiệu hoặc nhóm dấu hiệu đặc trưng biểu hiện uy tín của một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ.

    - Trong nhiều trường hợp một thương hiệu có thể chính là một nhãn hiệu hoặc một chỉ dẫn địa lý hoặc tên thương mại của một Công ty. Tuy nhiên, các đối tượng đó thường phải được biết đến rộng rãi hoặc phải đạt được một uy tín nhất định trên thị trường.

    - Một thương hiệu có thể bao gồm cả các đối tượng sở hữu trí tuệ khác như kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả và cả những đối tượng khác không phải là quyền sở hữu trí tuệ như các phương thức riêng phục vụ, săn sóc khách hàng…

    - Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu đã được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng đối tượng thương hiệu lại không được luật hóa nên việc bảo hộ thương hiệu thường phức tạp hơn và đòi hỏi các biện pháp tổng hợp.

    Có thể phân biệt bằng bảng như sau:

    Tiêu chí Thương hiệu Nhãn hiệu
    Về mặt pháp lý Thương hiệu không là đối thượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
    Về khía cạnh vật chất Tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng Người tiêu dùng nhận diện qua hình ảnh, từ ngữ, biểu tượng…
    Về thời gian tồn tại Lâu dài Có thời hạn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #492987   30/05/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Hiện tại ở Việt Nam chưa có định nghĩa chính thức về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu. Theo khoản 2 điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Còn thương hiệu nôm na hiểu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm.

    Khi một công ty muốn đưa một sản phẩm mới ra thị trường, công ty phải gán cho sản phẩm một nhãn hiệu nào đó và đăng ký bảo hộ bản quyền. Sau một quá trình phấn đấu để chiếm được lòng tin của khách hàng, nhãn hiệu trở thành thương hiệu ăn sâu vào tiềm thức khách hàng.

    Để có thể hiểu hơn thì có thể phân biệt nhãn hiệu với thương hiệu như sau:

    Nhãn hiệu

    Thương hiệu

    + Tiếp cận dưới góc độ pháp lý

    + Được bảo hộ bởi pháp luật (Do luật sư, bộ phận pháp chế của công ty phụ trách)

    Là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

    + Có tính hữu hình: giấy chứng nhận, đăng ký,…

    + Có hàng giả nên thường tồn tại có thời hạn

    + Được nhận diện thông qua từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…

     

    + Tiếp cận dưới góc độ người sử dụng

    + Do công ty, doanh nghiệp xây dựng và công nhận bởi khách hàng

    Không là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu tại Việt Nam

    + Có tính vô hình: người tiêu dùng thừa nhận, tin cậy và trung thành gắn bó

    + Không có thương hiệu giả, tồn tại lâu dài

    + Thương hiệu là sự kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm / dịch vụ bất kỳ

    Ví dụ: Toyota là một thương hiệu đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu xe như: Innova, Camry...

     
    Báo quản trị |  
  • #523002   10/07/2019

    tgs_law
    tgs_law

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/01/2019
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Nhãn hiệu và thương hiệu là 2 phạm trù khác nhau mà nhiều người vẫn hay thường nhầm lần là 1. Vậy để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu thì cần phải dựa trên những tiêu chí gì? Dưới đây là một số tiêu chí để phân biệt nhãn hiệu với thương hiệu, cụ thể:

    1. Khái niệm

    a) Khái niệm nhãn hiệu
     

    Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm của các tổ chức, các nhân với nhau (Căn cứ Điều 4 LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009)

    b) Khái niệm thương hiệu

    Thương hiệu là một dấu hiệu (có thể là hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết 1 sản phẩm nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi cá nhân hay một tổ chức. (Theo định nghĩa của tổ chức WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới))

    2. Căn cứ pháp lý

    Căn cứ pháp lý về nhãn hiệu và thương hiệu, cụ thể:

    a) Nhãn hiệu

    Nhãn hiệu là thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật và là 1 đối trượng của SHTT. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập thông qua thủ tục đăng ký bảo hộ (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) và sau khi được Cục cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì nhãn hiệu đó được pháp luật bảo hộ.
     
    b) Thương hiệu
     
    Thương hiệu là thuật ngữ được sử dụng dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing. Thương hiệu không phải đối tượng điều chỉnh của luật pháp sở hữu trí tuệ và không được luật pháp sở hữu trí tuệ bảo hộ. Đối tượng thương hiệu thường đến là thị trường, khách hàng và người tiêu dùng chứ không phải mục đích xác lập quyền như nhãn hiệu.
     
    3. Tính chất để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
     
    a) Nhãn hiệu là cái hữu hình
     
    Nhãn hiệu là dấu hiệu mà ta có thể nhận biết được bằng các giác quan và thường là thị giác. Đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình vẽ hay hình ảnh,… Một số nước như Hoa Kỳ còn bảo hộ nhãn hiệu cho mùi hương.
     
    Nhãn hiệu chính là sản phẩm mà người tiêu dùng đang sử dụng.
     
    b) Thương hiệu là cái vô hình
     
    Vì vậy chỉ có thể cảm nhận được nó
     
    Khi nói đến thương hiệu Honda người ta sẽ không chỉ liên tưởng đến nhãn hiệu xe máy Vision mà còn liên tưởng đến các nhãn hiệu khác như Dream, Air Blade, SH,… hay những yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng,…
     
    4. Một số tiêu chí đánh giá khác để phân biệt nhãn hiệu với thương hiệu
     

    Tiêu chí

    Nhãn hiệu

    Thương hiệu

    Sự định giá nhãn hiệu và thương hiệu

    Một nhãn hiệu được coi là một tài sản khi được xác lập quyền thông qua việc Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức sở hữu nhãn hiệu. Một tài sản thì có thể định giá được nên nhãn hiệu cũng có thể định giá được.

    Thương hiệu được coi là một tài sản vô hình, mặc dù pháp luật Việt Nam chưa chính thức công nhận và quy định. Tài sản vô hình thì không thể định giá một cách dễ dàng được, nó phải được định giá thông qua bước: phân khúc thị trường; phân khúc tài chính; phân tích nhu cầu; tiêu chuẩn cạnh tranh; tính toán giá trị thương hiệu do các tổ chức dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực định giá thương hiệu thực hiện.

    Sự hình thành

    Các dấu hiệu do cá nhân, tổ chức sáng tạo, có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác khi đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu và trí tuệ, được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu và được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ.

     

     

    Để hình thành và tạo dựng một thương hiệu, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của, đó là cả một quá trình từ xác định công chúng mục tiêu; tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu; nghiên cứu thị trường; tìm ra biển khác biệt; cây dựng logo và khẩu hiệu; xây dựng tiếng nói thương hiệu; câu dựng thông điệp … Các thương hiệu nổi tiếng làm rất tốt những điều trên. Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng, về sự tin tưởng, uy tín của chính thương hiệu.

     

    Như: Coca cola – một đế chế nước giải khát có tuổi thọ hơn 100 năm, và luôn chiếm giữ vị trí cao trong top những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.

    Sự tồn tại

    Nhãn hiệu có tuổi thọ ngắn. Nhãn hiệu được bảo hộ thông qua Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thời hạn bảo hộ là 10 năm, có thể gia hạn và không giới hạn số lần gia hạn, 10 năm làm thủ tục gia hạn 1 lần.

     

    Nó có thể thay đổi hoặc không còn tồn tại do nhu cầu thị hiếu hay ý chí của doanh nghiệp; khi hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu chấm dứt sự tồn tại thì nhãn hiệu sẽ đương nhiên chấm dứt tồn tại.

     Thương hiệu có thời gian tồn tại lâu dài. Sự tồn tại của thương hiệu không cần được bảo hộ hay gia hạn, mà nó gắp liền với sự tồn tại của Doanh nghiệp.Thương hiệu vẫn có thể tồn tại mãi ngay cả khi sản phẩm mang thương hiệu đó không còn tồn tại. Vì một sản phẩm có thương hiệu hay không là do sự đánh giá của người tiêu dùng nên chừng nào sản phẩm còn được người tiêu dùng tin dùng và có cảm nhận tích cực thì sản phẩm đó cũng sẽ vẫn còn thương hiệu, ít nhất là đối với người tiêu dùng đó.

    Khả năng bị xâm phạm của nhãn hiệu và thương hiệu

    Nhãn hiệu có khả năng bị xâm phạm cao, người ta có thể sao chép một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc một nhãn hiệu có độ phổ biến cao để in lên hàng hóa, dịch vụ của mình để thu lợi.

    Không thể sao chép, bắt chước hay làm giả một thương hiệu được, bởi nó được tạo dụng từ một quá trình lâu dài, nó là dấu ấn trong tiềm thức của người tiêu dùng, là sự tin tưởng, yêu thích đối với thương hiệu đó.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tgs_law vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/07/2019)