Phân biệt “nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT”

Chủ đề   RSS   
  • #499623 15/08/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Phân biệt “nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT”

    Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (The Polluter pays principle)

    Cơ sở xác lập

    + Coi môi trường là một loại hàng háo đặc biệt;

    + Là ưu điểm của công vụ tài chính trong bảo vệ môi trường (BVMT)

    ->Tức người gây hậu quả, tác động xấu đến môi trường thì phải trả tiền (mua quyền khai thác, sử dụng môi trường).

    Người trả tiền theo nguyên tác này là người gây ô nhiễm, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm:

    + Người khai tác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên;

    + Người có hành vi xả thải vào môi trường;

    + Người có hành vi khác gây tác động xấu đến môi trường (MT).

    Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc

    - Thuế môi trường: tiền trả cho hành vi gây tác động xấu đến môi trường theo Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010.

    - Thuế Tài nguyên: tiền trả cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên theo Luật Thuế tài nguyên 2009.

    - Phí bảo vệ môi trường: trả cho hành vi xả thải, gây tác ddoonhj xấu cho môi trường theo Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

    - Tiền trả cho việc sử dụng dịch vụ như: dịch vụ gom rác, dịch vụ quản lý chất thải nguy hại,…

    - Tiền trả cho ciệc sử dụng cơ sở hạ tầng: tiền thuê kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp đã bao gồm cả tiền thuê hệ thống xử lý chất thải tập trung…

    - Chi phí phục hồi MT trong khai thác tài nguyên.

     

    Điều quan trọng mà bài viết này mình muốn đề cập là việc phân biệt giữa Tiền trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và Tiền trả trong xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây ô nhiễm MT. Hai loại tiền này là hoàn toàn khác nhau, có rất nhiều người vẫn hay nhầm lẫn chúng là một, các bạn cứ nghĩ tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường cũng chính là tiền trả cho nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Đó là sai lầm.

    Mình xin đưa ra sự phân biệt đơn giản sau để các bạn có thể hiểu rõ hơn sự khác biệt trong 02 loại tiền này.

    Tiêu chí

    Tiền trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

    Tiền trả trong xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm MT

    Hành vi

    Trả tiền cho hành vi hợp pháp gây tác động tiêu cực đến môi trường. (tức hành vi còn trong giới hạn cho phép của pháp luật)

    Tiền trả cho hành vi vi phạm pháp luật về môi trường

    Hậu quả

    Có hậu quả gây tác động xấu đến môi trường.

    Không xét đến hậu quả. Dù gây ra hậu quả hay không miễn có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường là phải chịu phạt.

     

    Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt,.. các bạn có thể cụ thể tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

    Trong đó, theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm:

    a) Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường;

    b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

    c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;

    d) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung);

    đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;

    e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;

    g) Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;

    h) Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.

     

     
    34827 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ngochuyentn5@gmail.com (30/10/2021) nhandnvt (10/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận