PHÂN BIỆT NGƯỜI TỐ GIÁC, NGƯỜI BÁO TIN, NGƯỜI KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015

Chủ đề   RSS   
  • #449517 14/03/2017

    Gagagirl

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2016
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 30 lần


    PHÂN BIỆT NGƯỜI TỐ GIÁC, NGƯỜI BÁO TIN, NGƯỜI KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015

    Bên cạnh những điểm giống nhau thì ba chủ thể này cũng có nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn tác giả lập ra bảng so sánh những đặc điểm khác nhau cơ bản của ba loại chủ thể này heo quy định tại Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015. Mong mọi người cùng tham khảo và góp ý.

    ·                    Điểm giống nhau

    -                     Đều là người tham gia Tố tụng Hình sự

    -                     Có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 56 BLTTHS 2015: Điều 56. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

    -                     Các quy định về thời hạn, thủ tục giải quyết hay tạm đìh chỉ, phục hồi giải quyết và giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết được quy định lần lượt từ Điều 146 đến Điều 150 BLTTHS 2015

    ·                    Điểm khác nhau

    Tiêu chí

    Người tố giác

    Người báo tin

    Người kiến nghị khởi tố

    Khái niệm

    Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền

    Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng

    Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm

    Hình thức

    Bằng lời nói hoặc văn bản

    Bằng lời nói hoặc văn bản

    Chỉ có thể bằng văn bản

    Loại chủ thể

    Chỉ là cá nhân

    Chỉ là cá nhân

    Cá nhân có thẩm quyền

    Cơ quan có thẩm quyền

    Nội dung

    Thường hướng đến hành vi/ người phạm tội cụ thể

    Có thể hướng đến hành vi/ người phạm tội cụ thể hoặc không

    Thường hướng đến hành vi/ người phạm tội cụ thể

    Lợi ích bị tội phạm xâm hại

    Có lợi ích bị tội phạm xâm hại

    Thường không có

    -Tổ chức: Có thể có

    -Cá nhân: Thường không có

    Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận

    Cơ quan điều tra

     Viện kiểm sát

    Cơ quan, tổ chức khác

    Cơ quan điều tra

     Viện kiểm sát

    Cơ quan, tổ chức khác

    Cơ quan điều tra

     Viện kiểm sát

    Thẩm quyền giải quyết

    Cơ quan điều tra

    Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

    Viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều 145 BLTTHS 2015

    Cơ quan điều tra

    Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

    Viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều 145 BLTTHS 2015

    Cơ quan điều tra

    Viện kiểm sát trong trường hợp tại Điểm c, Khoản 3, Điều 145 BLTTHS 2015

    Hậu quả pháp lý

    Tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật

    Tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật

     

     

    Cập nhật bởi Gagagirl ngày 14/03/2017 05:24:41 CH Lỗi Font

    "Pháp luật là đạo đức biểu hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong"

    -Abraham Lincoln-

     
    22379 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận