Phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ 2024

Chủ đề   RSS   
  • #613362 27/06/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 22618
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 471 lần
    SMod

    Phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ 2024

    Phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái là việc cán bộ chuyển đổi vị trí công việc. Vậy, những việc này có gì khác nhau? Phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ thế nào?

    Phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ 2024

    Theo Luật cán bộ, công chức 2008, luân chuyển, điều động, biệt phái là 3 hình thức khác nhau. Cụ thể phân biệt 3 hình thức này như sau:

    STT

    Tiêu chí phân biệt

    Luân chuyển

    Điều động

    Biệt phái

    1

    Khái niệm

    Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.

    CCPL: khoản 11 Điều 8 Luật cán bộ, công chức 2008

    Cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

    CCPL: khoản 13 Điều 8 Luật cán bộ, công chức 2008

    Công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ

    CCPL: khoản 12 Điều 8 Luật cán bộ, công chức 2008

    2

    Đối tượng áp dụng

    Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

    Cán bộ, công chức

    Công chức, viên chức

    3

    Căn cứ áp dụng

    - Cán bộ: Yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

    - Công chức: Yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

    CCPL: Khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008

    - Cán bộ: Yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

    - Công chức: Yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức

    CCPL:  Khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 50 Luật cán bộ, công chức 2008

    - Công chức: Yêu cầu nhiệm vụ. 

    - Viên chức: Yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định.

    CCPL: Khoản 1 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 1 Điều 53 Luật Viên chức 2010

    4

    Thẩm quyền quyết định

    Theo phân cấp cấp quản lý của Đảng và của pháp luật

    CCPL: Khoản 1 Điều 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP

    Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. 

    CCPL: Khoản 2 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP

    - Công chức: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức.

    - Viên chức: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.

    CCPL: Khoản 1 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010

    5

    Thời hạn

    Không có quy định

    Không có quy định

    Không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. 

    CCPL: Khoản 2 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 2 Điều 36 Luật Viên chức 2010

    6

    Khả năng về lại vị trí công tác cũ

    Không có quy định

    Không có quy định

    - Công chức: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái. 

    - Viên chức: Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. 

    CCPL: Khoản 5 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức 2010

    7

    Đối tượng không áp dụng

    Không có quy định

    Không có quy định

    - Công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

    - Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử 

    CCPL: Khoản 6 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 3 Điều 56 Luật Viên chức 2010

    Như vậy, luân chuyển sẽ áp dụng đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, điều động sẽ áp dụng đối với cán bộ, công chức và biệt phái sẽ áp dụng đối với công chức, viên chức.

    Nguyên tắc khi luân chuyển cán bộ là gì?

    Theo Điều 1 Quy định 65-QĐ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị quy định về quan điểm, nguyên tắc khi luân chuyển cán bộ:

    - Công tác luân chuyển cán bộ là một nội dung trong công tác cán bộ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là các cấp ủy, tổ chức Đảng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu.

    - Bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông giữa các cấp, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; gắn kết chặt chẽ giữa luân chuyển với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và các nội dung khác trong công tác cán bộ. Cán bộ luân chuyển phải trong quy hoạch, có phẩm chất, năng lực và triển vọng phát triển.

    - Giải quyết hài hòa giữa luân chuyển cán bộ để đào tạo với bố trí, sử dụng nguồn cán bộ tại chỗ; vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trước mắt, vừa đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lâu dài.

    - Không tăng thêm chức danh để luân chuyển cán bộ. Trường hợp đặc biệt do Bộ Chính trị quyết định.

    - Có cơ chế quản lý, giám sát, đánh giá cán bộ luân chuyển và chính sách, chế độ phù hợp tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ.

    Như vậy, khi luân chuyển cán bộ cần tuân thủ các nguyên tắc theo quy định trên.

     
    1927 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (14/09/2024) ngancdc82 (21/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận