Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. (Điều 3 Luật đất đai 2013). Xác định bằng ranh giới trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Được thể hiện tại trang 2 của Giấy chứng nhận
Lô đất bao gồm một hoặc nhiều thửa đất liền kề có chức năng sử dụng đất giống nhau được giới hạn bởi các tuyến đường giao thông, các đường ranh giới tự nhiên hoặc nhân tạo khác. (Thông tư
01/2021/TT-BXD). Xác định bằng các tuyến đường giao thông, đường ranh giới tự nhiên hoặc nhân tạo khác và không thể hiện trên giấy chứng nhận.
- Thửa đất số: ghi số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu thửa đất trên bản trích đo; trường hợp trích đo địa chính một thửa đất thì số hiệu thửa đất được ghi “01”.
- Tờ bản đồ số: ghi số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã. Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu tờ trích đo thửa đất.
- Địa chỉ thửa đất: ghi tên khu vực (xứ đồng, điểm dân cư,…); số nhà, tên đường phố (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, nơi có thửa đất.
- . Diện tích: ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân.
Trường hợp thửa đất có nhà chung cư thì Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu căn hộ chung cư chỉ ghi diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ theo quy định tại Điều 49 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).
2. Thông tin cần biết về lô đất
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD quy định một số quy định về xây dựng liên quan đến lô đất mà người dân cần nắm rõ như sau:
2.1. Mật độ xây dựng thuần
- Mật độ xây dựng thuần là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình ngoài trời như: Tiểu cảnh trang trí, bãi (sân) đỗ xe, bể bơi, sân thể thao, nhà bảo vệ, bộ phận thông gió tầng hầm có mái che, lối lên xuống và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác).
Lưu ý: Các bộ phận công trình, chi tiết kiến trúc trang trí như: Ô-văng, sê-nô, mái đua, mái đón, bậu cửa, bậc lên xuống, hành lang cầu đã tuân thủ quy định về an toàn cháy, an toàn xây dựng cho phép không tính vào diện tích chiếm đất nếu đảm bảo không gây cản trở lưu thông của người, phương tiện và không kết hợp với các công năng sử dụng khác.
- Mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép được quy định như sau:
+ Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) được quy định trong Bảng 2.8 như sau:
2.2. Hệ số sử dụng đất
Hệ số sử dụng đất là tỷ lệ tổng diện tích sàn của công trình gồm cả tầng hầm (trừ phần diện tích sàn phục vụ cho hệ thống kỹ thuật, gian lánh nạn, phòng cháy chữa cháy và đỗ xe của công trình) trên tổng diện tích lô đất.
2.3. Kích thước trong lô đất quy hoạch xây dựng công trình là nhà ở
Theo quy định của yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình với các khu vực phát triển mới trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng thì kích thước trong lô dất quy hoạch xây dựng nhà ở như sau:
- Lô đất xây dựng nhà ở trong khu quy hoạch xây dựng mới tiếp giáp với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ ≥ 19 m thì bề rộng mặt tiền của công trình nhà ở ≥ 05 mét;
- Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu quy hoạch xây dựng mới tiếp giáp với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ < 19 m thì bề rộng mặt tiền của công trình nhà ở ≥ 04 mét;
- Chiều dài tối đa lô đất xây dựng dãy nhà ở liên kế có 02 mặt tiếp giáp với các tuyến đường từ cấp đường chính khu vực trở xuống là 60 mét.