Phân biệt hộ chiếu và thị thực

Chủ đề   RSS   
  • #421130 09/04/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 122 lần


    Phân biệt hộ chiếu và thị thực

    Đối với những người thường xuyên xuất cảnh thì những từ như hộ chiếu (passport), thị thực (visa) là những từ rất quen thuộc. Nhưng đối với những người chưa từng xuất cảnh, như người đi xuất khẩu lao động, du học sinh,... đôi khi việc phân biệt hai từ này rất mơ hồ. Vì thế mình xin điểm qua một vài điểm khác biệt giữa hai từ này.

    TIÊU CHÍ HỘ CHIẾU THỊ THỰC
    KHÁI NIỆM

    Là giấy tờ xác định căn cước của một người , do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho công dân nước mình để đi ra nước ngoài và trở lại nước mình dưới sự bảo hộ của nhà nước

    Hay còn gọi là thị thực hay thị thực xuất nhập cảnh là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ.

    CÔNG DỤNG Mục đích công dân xin cấp hộ chiếu là để xuất cảnh và nhập cảnh có sự bảo hộ của nhà nước. Ngoài ra, hộ chiếu còn đóng vai trò như là một loại căn cước để xác định những đặc điểm nhân dạng của một người như : họ tên, ngày và nơi sinh, đặc điểm nhận dạng, sự khác biệt người này với người khác; đồng thời cũng là giấy tờ chứng minh quốc tịch của một người.

    Được dùng như là một loại giấy phép cho phép một người xuất nhập cảnh, lưu trú tại một quốc gia, vùng lãnh thổ mà người đó xin cấp.

    NƠI CẤP 

    - Đối với hộ chiếu phổ thông; Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu và nhận kết quả tại tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.

    - Đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm ở trong nước là Cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung bao gồm bao gồm Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, ở nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của 

    Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam được xác định theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:

    - Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự): Cấp, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ thị thực cho người nước ngoài hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự ( bao gồm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và tại nước thứ ba, và thân nhân, người giúp việc cùng đi); Cấp phép nhập cảnh Việt Nam cho các khách nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ và khách mời cấp tương đương của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    - Bộ Công an (Cục Quản lý xuất nhập cảnh): Cấp, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ thị thực và cấp phép nhập cảnh cho các đối tượng khác có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón.

    - Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài: Cấp, bổ sung, sửa đổi và hủy bỏ thị thực theo phép nhập cảnh của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an; Quyết định việc cấp thị thực cho người nước ngoài không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón.

    THỜI ĐIỂM CẤP

    Hộ chiếu là giấy tờ có trước, là một trong những tài liệu quan trọng, cần để được cấp thị thực. Thông thường, thị thực thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau. Tại Việt Nam, thị thực được cấp bằng cách đóng dấu vào hộ chiếu.

    Cập nhật bởi eyestorm ngày 09/04/2016 04:14:34 CH

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    32733 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    tvcpqg (22/09/2017) hoailamsvl (22/09/2017) tuyetgiapanh (12/04/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #468432   22/09/2017

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    Phân biệt hộ chiếu và visa

    Hiện nay 2 khái niệm này rất hay bị nhầm lẫn, nhiều người luôn nghĩ rằng cứ có hộ chiếu là có thể đi lại giữa các quốc gia mà ko cần đến thị thực, hiểu như vậy là chưa hoàn toàn đúng nên bài viết này chúng tôi giải thích rõ cho các bạn biết thế nào là visa và thế nào là hộ chiếu.

      Hộ chiếu Thị thực
    Tên thường gọi Passport Visa                         
    Căn cứ pháp lý

    Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

    Khái niệm Hộ chiếu là giấy tờ xác định căn cước của một người , do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho công dân để đi ra nước ngoài và trở lại nước mình dưới sự bảo hộ của nhà nước Thị thực hay còn gọi hay thị thực xuất nhập cảnh là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ.
    Công dụng

    - Để xuất cảnh và nhập cảnh có sự bảo hộ của nhà nước.

    - Đóng vai trò như là một loại căn cước để xác định những đặc điểm nhân dạng của một người như : họ tên, ngày và nơi sinh, đặc điểm nhận dạng, sự khác biệt người này với người khác;

    - Giấy tờ chứng minh quốc tịch của một người.

    -Được dùng như là một loại giấy phép cho phép một người xuất nhập cảnh, lưu trú tại một quốc gia, vùng lãnh thổ mà người đó xin cấp.
    Phân loại 

    - Popular passport (Hộ chiếu phổ thông): Loại passport phổ biến cho mọi công dân Việt Nam. Để có hộ chiếu này, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận kết quả tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.

    - Official passport (Hộ chiếu công vụ): Passport được cấp cho các quan chức chính phủ khi ra nước ngoài thực hiện công vụ của nhà nước giao.

    - Passport ngoại giao: Passport dành cho những người giữ chức vụ cấp cao trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước như: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên; Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

    -Entry visa: thị thực nhập cảnh

    - Exit visa: thị thực xuất cảnh

    - Transit visa: thị thực quá cảnh

    Cơ quan cấp 

    - Hộ chiếu phổ thông: cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận kết quả tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.

    - Hộ chiếu công vụ, ngoại giao:  Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại, ở nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

    - Thủ tục xin visa với người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam: Người đó phải nằm trong các nước được miễn thị thực nhập cảnh hoặc có visa do đại sứ quán Việt Nam ở nước người đó cư ngụ cấp phép 

    -Thủ tục xin visa với người Việt Nam xin cấp visa ra nước ngoài: Thủ tục tùy theo quy định của từng quốc gia mà bạn muốn đến. Công dân Việt Nam có thể gặp khó khăn khi xin visa tại 1 số đất nước.

    Mỗi quan hệ

    Hộ chiếu là giấy tờ có trước, là một trong những tài liệu quan trọng, cần để được cấp thị thực.

    Thông thường, thị thực thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau. Tại Việt Nam, thị thực được cấp bằng cách đóng dấu vào hộ chiếu.

     

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Giaphat.lawF vì bài viết hữu ích
    hoailamsvl (22/09/2017) tvcpqg (22/09/2017) thanh.pthanh (05/10/2017)