Phân biệt Hiệp định thương mại tự do truyền thống và thế hệ mới?

Chủ đề   RSS   
  • #609152 08/03/2024

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Phân biệt Hiệp định thương mại tự do truyền thống và thế hệ mới?

    Khái niệm:

    Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một hiệp ước giữa hai hay nhiều quốc gia, trong đó các quốc gia thỏa thuận về các nghĩa vụ nhất định tác động đến thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, và các lĩnh vực khác.

    FTA theo cách tiếp cận truyền thống là một thỏa thuận thương mại được xác lập giữa hai hay nhiều quốc gia /vùng lãnh thổ hướng đến mục tiêu tự do hóa thương mại về hàng hóa, dịch vụ bằng việc cắt giảm thuế quan, qua đó tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên.

    Nếu FTA truyền thống là sự thỏa thuận về tự do hóa thương mại hàng hóa hữu hình, cắt giảm thuế quan và cùng nhau thỏa thuận loại bỏ các rào cản phi thuế quan. Thì phạm vi cam kết của FTA hiện đại bao gồm những lĩnh vực rộng hơn như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm công, chính sách cạnh tranh, các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với những vấn đề dân chủ, nhân quyền hay chống khủng bố...

    Ý nghĩa:

    Sự phát triển của FTA từ truyền thống đến hiện đại phản ánh quá trình phát triển ngày càng mạnh mẽ và đa dạng của quá trình tự do hóa thương mại và liên kết sản xuất trên phạm vi toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại giữa các bên tham gia. Nhờ có các FTA mà các quốc gia trên thế giới có thể từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.

    Khác nhau:

    Các FTA truyền thống phân biệt với FTA thế hệ mới ở các đặc điểm sau:

    Thứ nhất, phạm vi cam kết. Các FTA thế hệ mới là những hiệp định toàn diện, không chỉ bó hẹp trong thương mại và đầu tư như các FTA truyền thống mà còn bao gồm các nội dung tuy không phải là thương mại trực tiếp nhưng có liên quan đến thương mại như đấu thầu, môi trường, lao động, quyền con người,.... nhằm tạo môi trường kinh doanh minh bạch vàcạnh tranh công bằng giữa các thành viên.

    Thứ hai, mức độ tự do hóa thương mại. Các thỏa thuận trong FTA thế hệ mới thường xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan (FTA thế hệ mới xóa bỏ với khoảng 95-100% dòng thuế, trong khi FTA truyền thống chỉ khoảng 70-80%). Nghĩa là khi tham gia FTA thế hệ mới, nền kinh tế của các bên liên quan có độ mở cao, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ... cơ bản được tự do luân chuyển trong phạm vi không gian các quốc gia thành viên FTA.

    Bên cạnh đó, FTA thế hệ mới có lộ trình cắt giảm nhanh chóng hơn, với khoảng 5-10 năm. Trong khi FTA truyền thống thời gian này thường là 10-15 năm.

    Thứ ba, cơ chế giám sát của các FTA thế hệ mới có yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn trong quá trình thực thi. Các thỏa thuận của FTA cho phép bên nhập khẩu tạm ngừng ưu đãi thuế quan nếu phát hiện có gian lận xuất xứ hoặc nước xuất khẩu không hợp tác xác minh xuất xứ một cách có hệ thống.

    Thứ tư, về mức độ mở cửa. FTA thế hệ mới là hiệp định mở, cho phép thành viên mới tham gia, cho phép tiếp tục đàm phán, sửa đổi các nội dung trong Hiệp định ngay cả khi đã được phê duyệt và đưa vào thực thi. Trong khi đó, FTA truyền thống thường không có quy định mở rộng thành viên.

    Thứ năm, các FTA thế hệ mới áp dụng cơ chế pháp lý mới trong giải quyết các tranh chấp phát sinh. Các FTA thế hệ mới nêu rất rõ quy chế giải quyết tranh chấp bằng việc Nhà nước kiện Nhà nước hoặc nhà đầu tư kiện Nhà nước mà các FTA thế hệ cũ không có.

    Hiện tại có 02 FTA thế hệ mới điển hình trên thế giới, và Việt Nam chúng ta đều là thành viên là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA)

    Xin lấy một ví dụ, trong Hiệp định CPTPP: Chương 20 về Môi trường, điểm 6 Điều 20.3 có nêu “các Bên nhận thức rằng việc khuyến khích thương mại hay đầu tư bằng cách giảm mức độ bảo vệ được quy định trong pháp luật môi trường của mình là không phù hợp.” CPTPP cũng quy định nhiều nghĩa vụ hơn nữa để bảo vệ tầng ozone và môi trường biển.

    => Hiệp định CPTPP sẽ khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn mạnh mẽ về môi trường, tính bền vững và quản trị ESG (viết tắt bởi các từ: Môi trường, Xã hội và Quản trị - Environmental, Social and Governance), trong đó có giảm thải carbon.

     
    3433 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận