Phân biệt “Hành vi có tính chất côn đồ” và “Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”

Chủ đề   RSS   
  • #566595 15/01/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Phân biệt “Hành vi có tính chất côn đồ” và “Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”

    Hành vi có tính chất côn đồ và phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

    Tính chất côn đồ và Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

    Hai khái niệm “hành vi có tính chất côn đồ” và “phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong việc xét xử tội phạm, tuy nhiên dường như ranh giới giữa chúng là rất mong manh. Bài viết sẽ phân tích một số điểm khác nhau cơ bản để phân biệt làm rõ sự khác biệt này.

    1. Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

    Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 04/HĐTP/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, trạng thái này được hiểu là:

     “Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người…”

    Từ định nghĩa này, có 4 điều cần lưu ý:

    Một là: Phải có hành vi trái pháp luật của nạn nhân

    Hai là: Người phạm tội phải ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình)

    Ba là: Hành vi trái pháp luật của người bị hại được thực hiện với người phạm tội hoặc người thân thích với người phạm tội. (Điều 125 Bộ luật hình sự 2015)

    Bốn là: Hành vi trái pháp luật của nạn nhân là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội của người phạm tội.

    Có thể cùng với một hành vi, người này sẽ bị kích động mạnh, người khác lại không (yếu tố chủ quan) tuy nhiên phần quan trọng nhất để xác định tình tiết này là việc nạn nhân đã có hành vi vi phạm pháp luật và hành vi đó đã tác động đến người phạm tội.

    2. Hành vi có tính chất côn đồ

    Hiện nay không có văn bản hướng dẫn cụ thể về tình tiết này, tuy nhiên trước đây từng có Công văn 38/NCPL ngày 06/01/1976 của TANDTC giải thích:

    “Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự  người khác, gây gổ hành hung người khác một cách vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt…”

    Như vậy, điều đầu tiên ta thấy từ khái niệm này là nó xuất phát hoàn toàn do bản chất của người phạm tội.

    Từ đó, một số điểm đáng chú ý của “hành vi có tính chất côn đồ” được xác định như sau:

    Một là: Ý thức chủ quan của người phạm tội chủ động, mong muốn, cố ý thực hiện hành vi phạm tội

    Hai là: Người phạm tội có sự chuẩn bị, lên kế hoạch, có công cụ hỗ trợ cho hành vi phạm tội

    Ba là: Mức độ của hành vi phạm tội

    Mức độ này sẽ là điểm để quyết định rõ ràng nhất tính chất côn đồ của hành vi. Những dấu hiệu thể hiện tính quyết liệt, mức độ tấn công, cường độ tấn công nhanh, mạnh, liên tục hay việc ngang nhiên, thách thức người khác hoặc cơ quan chức năng chính là điểm dễ nhận thấy của tính chất côn đồ.

    Bốn là: Có thể dựa vào nhân thân

    Để xác định tính chất côn đồ qua nhân thân, cần đánh giá toàn diện các mối quan hệ xã hội, hoàn cảnh sống, thái độ và quan điểm sống của người đó để có kêt luận phù hợp nhất

    Như vậy, điểm mấu chốt để phân biệt hai tình tiết này chính là ở nguyên nhân dẫn đến hành vi. Khi phạm tội ở trạng thái tinh thần bị kích động, bản thân người phạm tội có thể sẽ không gây án nếu không có tác động từ nạn nhân. Ngược lại đối với hành vi có tính côn đồ, người phạm tội vừa có chủ đích thực hiện vừa có chủ đích làm mức độ của hành vi phạm tội tăng lên.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 16/01/2021 07:52:31 SA
     
    2357 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (16/01/2021) ThanhLongLS (15/01/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận