Phân biệt GCN đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh

Chủ đề   RSS   
  • #505283 21/10/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Phân biệt GCN đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh

    Phân biệt GCN đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ghi nhận:

    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp cho các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp KHÔNG PHẢIgiấy phép kinh doanh.”

    Tuy nhiên, thực tế hẳn vẫn có nhiều người còn lầm tưởng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh một. Mời bạn theo dõi bảng khác biệt dưới đây để có thể hiểu rõ hơn sự khác biệt về 02 loại Giấy này.

     

    Tiêu chí

    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    Giấy phép kinh doanh

    Khái niệm

    Là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp, trong đó ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp (khoản 12 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014)

    - Là loại giấy phép được cấp cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện (Phụ lục 4 Luật Đầu tư 2014) và cơ quan nhà nước xét thấy đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Ví dụ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ cầm đồ,  kinh doanh bảo hiểm...

    Thông thường, doanh nghiệp thường phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp để có được Giấy chứng nhận doanh nghiệp rồi sau đó mới thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh.

    -> Đây là  01 loại giấy con do cơ quan chuyên ngành cấp.

    Nói thêm: Thực tế còn tồn tại một loại Giấy phép kinh doang là giấy phép được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để (theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP):

    + Thực hiện quyền phân phối bán lẻ;

    + Thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối bản buôn;

    + Thực hiện 1 số quyền khác

    Ý nghĩa pháp lý

    + Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước.

    + Xem như giấy khai sinh của doanh nghiệp:

    +  Là sự cho phép kinh doanh của cơ quan quản lý Nhà nước cấp cho doanh nghiệp kinh doanh 1 số lĩnh vực đặc thù (kinh doanh có điều kiện)

    + Hoặc là sự cho phép kinh doanh của cơ quan quản lý Nhà nước cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện một số hoạt động kinh doanh nhất định.

    Thủ tục cấp

    Được thực hiện thông qua quá trình đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thường bao gồm bắt buộc phải có Giấy Đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra với mỗi loại hình doanh nghiệp lại yêu cầu các hồ sơ khác nhau.

    Ví dụ như đối với công ty hợp danh/ công ty cổ phần thì còn cần:  Điều lệ công ty, Danh sách thành viên, Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

    - Hồ sơ xin cấp bao gồm:

    + Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh;

    + Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với từng nghành nghề chứng tỏ đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định. Trong một số ngành nghề còn yêu cầu bao gồm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...

    + Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện.

    - Đối cới hồ sơ xin cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gồm có:

    + Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

    + Bản giải trình có nội dung:  Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh; kế hoạch kinh doanh; kế hoạch tài chín; bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có)…

    Điều kiện cấp

    Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    + Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

    + Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật. 

    + Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

    + Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

    Đối với Giấy phép kinh doanh các ngành nghề có điều kiện: Khi doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh. Đối với mỗi ngành nghề kinh doanh thì pháp luật quy định những điều kiện khác nhau, các điều kiện này có thể là về cơ sở vật chất, về vốn pháp định, về chứng chỉ hành nghề,...

    Thời hạn sử dụng

    Nội dung này KHÔNG được thể hiện vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà phụ thuộc vào sự tồn tại của doanh nghiệp hay quyết định của chính chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp.

    ĐƯỢC thể hiện trong Giấy phép kinh doanh. Thời hạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thầm quyền.

     

     

     
    6146 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #505299   21/10/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết khá bổ ích. Hiểu đơn giản giấy phép kinh doanh chỉ thể hiện khả năng đủ điều kiện kinh doanh một loại hình theo pháp luật, còn giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp là loại giấy tờ thể hiện tư cách của doanh nghiệp, thời điểm hình thành môt pháp nhân - thực thể pháp lý mới.

     
    Báo quản trị |