Chúng ta thường nhầm lẫn giữa hai hình thức trung gian thương mại là đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân. Kỳ thực, hai khái niệm này là khác nhau hoàn toàn. Cụ thể như sau:
Đại lý thương mại và Đại diện cho thương nhân - Ảnh minh họa
Điểm giống:
Đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân đều là các hoạt động trung gian thương mại nên giữa chúng có một số đặc điểm chung như sau:
– Các bên tham gia quan hệ đều phải là thương nhân.
– Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Điểm khác:
Tiêu chí
|
Đại lý thương mại
|
Đại diện cho thương nhân
|
Khái niệm
|
Là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
|
Là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
|
Chủ thể
|
Bên giao đại lý và bên đại lý
|
Bên giao đại diện và bên đại diện
|
Tính chất
|
Nhân danh chính mình
|
Nhân danh thương nhân giao đại diện
|
Thù lao
|
Trả thù lao theo hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá
|
-Các bên thỏa thuận về mức thù lao.
-Không có thỏa thuận thì tính theo giá dịch vụ.
|
Phạm vi thực hiện
|
Bên đại lý sẽ theo thỏa thuận, thực hiện bán hàng cho bên giao đại lý hoặc mua hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ giao đại lý cho khách hàng.
|
Các bên có thể thoả thuận về phạm vi của việc đại diện; bên đại diện có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.
|
Căn cư pháp lý
|
Điều 166 Luật Thương mại 2005
|
Điều 141 Luật Thương mại 2005
|
Cập nhật bởi NguyenThanhNgan123 ngày 08/09/2020 04:33:19 CH