Phân biệt “chuyển nhượng” và “chuyển quyền sử dụng” quyền sở hữu công nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #515754 26/03/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Phân biệt “chuyển nhượng” và “chuyển quyền sử dụng” quyền sở hữu công nghiệp

     

    Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp bao gồm 02 hình thức:

    (1) Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và;

    (2) Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

    Vậy chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp khác nhau như thế nào? Cùng theo dõi bảng phân biệt dưới đây để tìm hiểu sự khác biệt giữa 02 hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên nhé:

    TIÊU CHÍ

    CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

    CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG  SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

    Khái niệm

    Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức; cá nhân khác.

    (Khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009)

    Chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức; cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. 

    (Khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 )

    Bản chất

    Bên chuyển giao sẽ chấm dứt quyền sở hữu đối với đối tượng; và xác lập quyền sở hữu cho bên nhận chuyển giao.

    Bên nhận chuyển giao chỉ có quyền sử dụng đối tượng mà không nắm quyền sở hữu.

    Chủ thể

    Bên chuyển giao phải là chủ sở hữu đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

    Bên chuyển giao có thể là chủ sở hữu; hoặc là bên nhận chuyển giao theo một hợp đồng chuyển giao khác khi được bên chuyển giao đầu tiên cho phép (gọi là hợp đồng thứ cấp).

    Tên hợp đồng

    Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản gọi là “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp”.

    Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản gọi là “Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp”.

    Các dạng hợp đồng

    Chỉ có 01 dạng hợp đồng duy nhất là hợp đồng theo đó bên chuyển nhượng sẽ chấm dứt quyền sở hữu và chuyển giao lại cho bên nhận chuyển nhượng.

    Gồm 03 dạng sau đây:

    (1) Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

    (2) Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;

    (3) Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

    Hiệu lực của hợp đồng 

    Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký bảo hộ thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

    Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký thì hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên. Nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.Hợp đồng sử dụng mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

    Các trường hợp hạn chế chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng

    Chỉ dẫn đại lý: Không cho phép chuyển nhượng quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

    Tên thương mại: Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

    Nhãn hiệu: Việc chuyển nhượng đối với nhãn hiệu không được gây ra nhầm lẫn về đặc tính; nguồn gốc của hàng hóa; dịch vụ mang nhãn hiệu. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức; cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

    Chỉ dẫn địa lý + Tên thương mại: Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
    Nhãn hiệu: Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. 
    Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá; bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

    Sáng chế: Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật này.

    Hợp đồng thứ cấp: Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba; trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

     

     
    20565 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận