Phân biệt Cầm cố, Thế chấp, Đặt cọc

Chủ đề   RSS   
  • #508052 20/11/2018

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Phân biệt Cầm cố, Thế chấp, Đặt cọc

    Phân biệt Cầm cố, Thế chấp, Đặt cọc

    Hy vọng bài tổng hợp này sẽ giúp các bạn nắm những vấn đề cơ bản của các biện pháp bảo đảm thự chiện nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Trong khuôn khổ bài viết mình đề cập đến các biện pháp bảo đảm bao gồm: Cầm cố, Thế chấp, Đặt cọc. Các biên phám bảo đạm khác để thực hiện nghĩa vụ sẽ được đề cập ở bài viết sau.

     

    Cầm cố

    Thế chấp

    Đặc cọc

    Khái niệm

    Là việc một bên giao tài sản thuộc quyền cầm cố của mình cho nên kia để bảm đảm thực hiện nghĩa vụ khi xác lập giao dịch dân sự.

    Là việc một bên dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia khi đã xác lập giao dịch dân sự

    Là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong thời hạn nhất định để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    Hình thức

    Xác lập hợp đồng

    Hiệu lực

    Có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác

    Các trường hợp chấm dứt

    1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

     

    2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

     

    3. Tài sản cầm cố đã được xử lý.

     

    4. Theo thỏa thuận của các bên.

    1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.

     

    2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

     

    3. Tài sản thế chấp đã được xử lý.

     

    4. Theo thỏa thuận của các bên.

    Không có quy định về trường hợp chấm dứt đặt cọc. Tuy nhiên việc đặt cọc sẽ dẫn đến một số vấn đề sau:

     

    1. Nếu hợp đồng được thực hiện, giao kết thì tài sản đặt cọc được trả lại hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

     

    2. Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.

     

    3. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả lại tài sản đặt cọc và khoản tiền tương đương với tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     

    Đây là chữ ký

     
    11931 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    kihlinbin@gmail.com (24/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận